Tính ổn định nguồn thu nhập NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 37)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

3.1. Thực trạng đa dạng hóa thu nhập NHTM Việt Nam

3.1.2. Tính ổn định nguồn thu nhập NHTM Việt Nam

Để phân tích tính ổn định của từng nguồn thu nhập giữa các nhóm ngân hàng một cách chi tiết và rõ ràng cần xem xét đến độ lệch chuẩn của các nguồn thu nhập.

Hình 3.5: Mức độ ổn định các nguồn thu nhập NHTM Việt Nam

Nguồn: từ BCTC của 32 NHTM và xử lý số liệu của tác giả

So sánh sự ổn định của các nguồn thu nhập giữa các nhóm NHTM bằng chỉ tiêu độ lệch chuẩn tỷ trọng các nguồn thu nhập ta thấy NHTM Nhóm 1 có sự ổn định cao hơn về nguồn thu nhập từ hoa hồng và phí (com) và nguồn thu từ kinh doanh & đầu tư (trad) so với NHTM nhóm 2, thể hiện độ lệch chuẩn thấp hơn so với NHTM nhóm 2. Trong khi đó, nguồn thu rịng từ lãi và nguồn thu nhập khác của NHTM nhóm 1 lại biến động nhiều hơn so với nhóm 2.

Thu nhập từ phí & hoa hồng của các NHTM mang tính ổn định nhất so với các nguồn thu nhập khác (độ lệch chuẩn thấp nhất bằng 1.40%) và đặc biệt thể hiện

NET COM TRAD OTH NON NHTM VN 6.42% 1.40% 3.19% 3.16% 6.42% NHTM nhóm 1 6.48% 1.28% 3.02% 3.63% 6.48% NHTM nhóm 2 6.17% 2.92% 4.95% 1.49% 6.17% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00%

Độ lệch chuẩn tỷ trọng các nguồn thu nhập NHTM Việt Nam

sự ổn định của NHTM nhóm 1 (độ lệch chuẩn bằng 1.28% thấp hơn trung bình ngành). Đây được xem là kết quả từ lợi thế kinh tế nhờ quy mô của các NHTM nhóm 1, mạng lưới rộng khắp cả nước với sản phẩm, dịch vụ đa dạng, uy tín thương hiệu cao, và tính tiện ích hiệu quả cho khách hàng khi giao dịch, sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Xem xét đến nguồn thu nhập từ kinh doanh & đầu tư tại các NHTM Việt Nam, đây là nguồn thu nhập có mức độ biến động cao nhất trong cơ cấu các nguồn thu nhập ngoài lãi (độ lệch chuẩn cao nhất bằng 3.19%) và đặc biệt thể hiện sự bất ổn định của NHTM nhóm 2 (độ lệch chuẩn bằng 4.95% cao nhất so với độ lệch chuẩn của các nguồn thu nhập ngoài lãi khác). Sự bất ổn định trong nguồn thu nhập này được bắt nguồn từ việc kinh doanh & đầu tư gắn liền với nhiều yếu tố rủi ro khó lường và dẫn đến nguồn thu của ngân hàng có thể bị âm (lỗ) nếu như những dự đoán, kỳ vọng đầu tư ngược lại với diễn biến thị trường. Trong giai đoạn nghiên cứu, các NHTM nhóm 2 đã khơng thực sự hiệu quả trong các khâu đầu tư và kinh doanh, hàng loạt các ngân hàng phải chịu thua lỗ, đặc biệt là giai đoạn 2010-2012. Vì vậy, sử dụng chiến lược đa dạng hóa thu nhập từ kinh doanh & đầu tư, lợi nhuận của ngân hàng cũng có thể tăng trưởng mạnh và ngược lại cũng có thể dẫn tới rủi ro thua lỗ rất lớn. Các ngân hàng khi sử dụng chiến lược này cần có nhiều biện pháp phịng ngừa rủi ro và tuân thủ nghiêm ngặt các chiến lược đầu tư, khẩu vị rủi ro được xây dựng từ ban đầu.

Nguồn thu nhập khác trong bài nghiên cứu được tính tốn bao gồm nguồn thu từ góp vốn mua cổ phần và các nguồn thu nhập thuần từ hoạt động khác; vì vậy nhìn chung nhóm thu nhập này cũng khá ổn định, nguồn thu nhập này của NHTM nhóm 2 có tỷ lệ biến động thấp hơn chỉ tiêu tương ứng của NHTM nhóm 1.

3.1.3. Thực trạng đa dạng hóa thu nhập NHTM Việt Nam

Hình dưới đây trình bày mức độ đa dạng hóa thu nhập của từng nhóm ngân hàng trong giai đoạn 2007-2016 như sau:

Hình 3.6 Xu hƣớng đa dạng hóa thu nhập NHTM Việt Nam

Nguồn: từ BCTC của 32 NHTM và xử lý số liệu của tác giả

Chỉ số đa dạng hóa nguồn thu nhập của các ngân hàng trong giai đoạn 10 năm có sự thay đổi khơng theo một hướng nhất định nhưng về tổng thể xu hướng chung giảm vào năm 2011 và phục hồi trong giai đoạn sau đó. Sự khác biệt chỉ tiêu đa dạng hóa giữa các nhóm NHTM là kết quả của chiến lược kinh doanh, quy mô, thị phần và chu kỳ kinh doanh của từng nhóm NHTM. Với lợi thế quy mơ lớn, năng lực tài chính mạnh, năng lực quản trị tốt thì các NHTM nhóm 1 có lợi thế chủ động thực hiện đa dạng hóa các nguồn thu nhập. Bằng chứng cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu chỉ số đa dạng hóa của các NHTM nhóm 1 thường xuyên duy trì cao hơn so với NHTM nhóm 2, ngoại trừ năm 2014, chỉ số đa dạng hóa của nhóm 2 vượt lên cao hơn so với nhóm 1. Tuy nhiên ở các NHTM nhóm 1 vẫn chưa tiệm cận đến trạng thái đa dạng hóa các nguồn thu nhập một cách hồn hảo. Chỉ số DIV cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu là 0.41 so với giá trị DIV cao nhất đạt 0.50.

Với các NHTM nhóm 2, chỉ số DIV giao động trong khoảng rộng từ 0.01 đến 0.32. Với sự yếu hơn một cách tương đối so với các NHTM nhóm 1, nên các NHTM nhóm 2 vẫn tập trung vào nguồn thu nhập ròng từ lãi. Trong những năm kinh tế thuận lợi thì chỉ số DIV cao do các ngân hàng có lợi từ đa dạng hóa sang các nguồn thu từ phí, hoa hồng, kinh doanh và đầu tư khác… Nhưng ngược lại chỉ số

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 NHTM VN 0.36 0.22 0.36 0.31 0.10 0.19 0.23 0.26 0.21 0.27 NHTM nhóm 1 0.41 0.38 0.41 0.34 0.24 0.18 0.25 0.21 0.27 0.33 NHTM nhóm 2 0.32 0.23 0.32 0.29 0.01 0.19 0.22 0.29 0.16 0.23 - 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40 0.45

Chỉ số DIV đo lƣờng đa dạng hóa thu nhập NHTM Việt Nam

DIV nhanh chóng giảm nhanh và đạt mức độ rất thấp, thấp nhất là năm 2011 với mức độ đa dạng hóa đạt 0.01 do các NHTM chịu rủi ro và lỗ nặng ở hoạt động kinh doanh và đầu tư, đặc biệt là vàng và ngoại tệ. Điều này cũng cho thấy một thực tế đa dạng hóa thu nhập cũng có thể là con dao hai lưỡi nếu như các ngân hàng khơng kiểm sốt được rủi ro, năng lực quản trị, kinh doanh yếu kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)