Phân tích xu hƣớng tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 44)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

3.3. Phân tích xu hƣớng tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận

NHTM Việt Nam

Hình 3.11 Xu hƣớng đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận NHTM Việt Nam

Nguồn: từ BCTC của 32 NHTM và xử lý số liệu của tác giả

Qua những thơng tin phân tích về cơ cấu nguồn thu nhập, tỷ suất lợi nhuận của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, từ đó cũng có thể cho thấy xu hướng tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của NHTM được chia làm hai giai đoạn chính:

+ Từ năm 2007 đến năm 2011: giai đoạn sụt giảm về chỉ tiêu đa dạng hóa thu nhập cũng như sụt giảm lợi nhuận ngân hàng

Năm 2007 - trước khủng hoảng tài chính tồn cầu: chỉ số đa dạng hóa cao và

đạt 0.36 là mức cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu tương ứng với tỷ suất lợi nhuận cũng đạt mức cao nhất thể hiện các NHTM đạt lợi ích khi đa dạng hóa nguồn thu nhập, và cụ thể đó là sự đóng góp lớn từ nguồn thu hoạt động đầu tư: mua bán chứng khoán kinh doanh & chứng khoán đầu tư, và thu nhập từ phí & hoa hồng. Bên cạnh đó, năm 2007 là 1 trong số ít các năm trong giai đoạn nghiên cứu, nhóm NHTM vừa và nhỏ có tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản đạt 1.90% cao hơn so với chỉ tiêu tương ứng của nhóm 1 (1.69%), điều này có thể cho thấy trong một chừng mực nào đó, các ngân hàng vừa và nhỏ có thể đạt lợi ích cao hơn khi đa dạng hóa so với

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ROAA 1.81 1.34 1.61 1.52 1.08 0.85 0.61 0.55 0.43 0.51 ROAE 17.4 10.9 14.0 14.4 11.2 8.13 6.03 5.97 5.52 6.67 DIV 0.36 0.22 0.36 0.31 0.10 0.19 0.23 0.26 0.21 0.27 - 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40 - 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00

các ngân hàng lớn vì khả năng bứt phá tăng trưởng của nhóm ngân hàng vừa và nhỏ là cao hơn. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Chiorazzo và cộng sự (2008) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Ý giai đoạn 1993-2003 và kết luận rằng các ngân hàng có quy mơ nhỏ đạt được hiệu quả tài chính khi đa dạng hóa thu nhập ngồi lãi.

Năm 2008-2011 - Giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới: đây cũng là giai

đoạn đặc biệt khó khăn của hệ thống ngân hàng khi chịu tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu làm lộ ra những yếu kém nội tại của hệ thống NHTM Việt Nam. Chỉ số đa dạng hóa giảm mạnh từ đỉnh năm 2009 đạt 0.36 giảm xuống còn đáy 0.10 vào năm 2011. Khi này hàng loạt ngân hàng ghi nhận lỗ từ hoạt động kinh doanh vàng, ngoại hối, và đầu tư chứng khoán.

+ Từ năm 2012 đến năm 2016: Giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và phục hồi nền kinh tế:

Năm 2012-2013 nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, hệ thống ngân hàng cũng tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sau khoảng thời gian tập trung với nợ xấu. Năm 2013 là năm thành lập VAMC – mặc dù chỉ là trên bề mặt giấy tờ và làm đẹp bảng cân đối của các NHTM nhưng việc bán nợ cho VAMC và trích lập 20% hàng năm nợ xấu cũng đã phần nào giúp các NHTM tạm thời giảm gánh nặng của nợ xấu và tập trung vào đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thơng thường của mình. Và kết quả thực tế nguồn thu nhập ngoài lãi được phục hồi, chỉ tiêu đa dạng hóa được cải thiện tăng từ 0.19 năm 2012 lên mức 0.27 năm 2016. Tuy nhiên lợi nhuận cũng chỉ mới có sự tăng trưởng thể hiện trong kết quả kinh doanh năm 2016 thể hiện độ trễ của chính sách của chính phủ và các nỗ lực của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Kết quả đa dạng hóa tăng cùng với sự tăng của tỷ suất lợi nhuận các NHTM trong năm 2016 so với năm 2015 cho thấy phần nào sự tác động cùng chiều hay nói cách khác lợi ích từ đa dạng hóa thu nhập đến chỉ tiêu cuối cùng là lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương 3 tác giả đã trình bày khái qt về thực trạng đa dạng hóa thu nhập trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy nguồn thu nhập của các NHTM Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào thu nhập từ lãi. Để có thể tìm hiểu rõ sự khác biệt về cơ cấu nguồn thu nhập, xu hướng lợi nhuận của từng nhóm NHTM, bài nghiên cứu đã phân chia dữ liệu nghiên cứu thành hai nhóm NHTM theo quy mơ tổng tài sản bình qn. Bên cạnh đó, Chương 3 cũng đánh giá về mức độ ổn định của từng nguồn thu nhập thông qua việc đo lường độ lệch chuẩn của các nguồn thu nhập cho thấy các nguồn thu nhập từ hoa hồng và phí là khá ổn định qua thời gian, trong khi các nguồn thu nhập kinh doanh và đầu tư lại rất biến động. Thực trạng lợi nhuận các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu cũng được tác giả đánh giá và trình bày trong Chương 3. Cuối cùng, tác giả cũng đã so sánh, đánh giá về xu hướng tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng trong thực tế giai đoạn 2007-2016. Tiếp theo, để có những đánh giá khách quan, độ tin cậy cao về xu hướng tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận NHTM Việt Nam, tác giả sẽ trình bày trong Chương 4 về dữ liệu, phương pháp, mơ hình và kết quả nghiên cứu định lượng.

CHƢƠNG 4: DỮ LIỆU, PHƢƠNG PHÁP, MƠ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN LỢI

NHUẬN NHTM VIỆT NAM 4.1. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1.1. Dữ liệu

Bài nghiên cứu sử dụng số liệu từ Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của 32 Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2016. Báo cáo tài chính này được thu thập từ các website chính thức của các ngân hàng. Bên cạnh đó, một số dữ liệu tài chính năm của ngân hàng khơng có dữ liệu thì sử dụng bổ sung nguồn dữ liệu từ Orbis bank focus. Đối với biến vĩ mô tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (INF) được thu thập từ Worldbank.

4.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp ước lượng với dữ liệu bảng là phương pháp chính trong mơ hình nghiên cứu. Dữ liệu bảng được sử dụng phổ biến hiện nay vì những ưu điểm khi kết hợp yếu tố không gian và thời gian. Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp lượng FEM, REM, GMM để giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Khi tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan của phần dư trong mơ hình REM hay FEM thì phương pháp ước lượng khơng cịn chính xác cao và ước lượng GMM thường được sử dụng để kiểm soát khiếm khuyết định lượng này.

Phương pháp ước lượng GMM đã được các bài nghiên cứu trước thực hiện như: Baele và cộng sự (2007), Vinh và cộng sự (2015)... Vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng GMM do mơ hình có biến trễ và khắc phục được các khiếm khuyết của mơ hình như: tính tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và hiện tượng nội sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)