CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
4.3. Thống kê mô tả
Phần này trình bày thống kê cơ bản về mẫu dữ liệu và các biến trong mơ hình như: giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn. Mẫu nghiên cứu bao gồm 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ năm 2007 đến năm 2016.
Bảng 4.2: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình
Nguồn: dữ liệu từ BCTC của 32 NHTM và tổng hợp từ Stata
Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Biến phụ thuộc ROAA 291 1.02216 0.83897 -0.487161 5.95185 ROAE 291 10.00840 7.32006 -4.30517 44.25300
Biến đa dạng hóa
DIV 291 0.25418 0.23481 -1.71180 0.49993
Biến kiểm soát nội tại ngân hàng
LA 292 52.28906 13.85905 11.38000 84.48000 TA 292 11.01795 1.294573 7.61895 13.82189 DA 292 60.51829 14.54150 18.51092 89.37174 Eff 291 52.58059 16.62765 16.19000 118.25000 ASGR 285 39.18279 79.20198 -39.24000 835.49000 LGR 285 43.31360 104.82520 -31.72000 1132.68000
Biến kiểm sốt vĩ mơ
GDP 320 6.03957 0.58235 5.24737 7.12950
INF 320 9.14047 6.42155 0.87860 23.11632
Chỉ số ROAA trung bình của 32 ngân hàng trong giai đoạn 2007-2016 đạt xấp xỉ 1.02% với độ lệch chuẩn 0.84%. Đối với ROAE có trung bình khoảng
10.00% với độ lệch chuẩn là 7.32% cho thấy kết quả lợi nhuận ngân hàng cũng khá biến động, đặc biệt là ROAE lớn trong giai đoạn 2007-2016. Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất cho biết mức độ chênh lệch lớn của hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng thương mại trong hệ thống.
Trong tất cả các biến nghiên cứu, hai chỉ tiêu có biến động lớn nhất đó là tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản và tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay. Trung bình tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và dư nợ cho vay trong giai đoạn 10 năm nghiên cứu lần lượt là 39.18% và 43.31% cho thấy sự tăng trưởng quy mô của hệ thống ngân hàng cũng như tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm cao, phản ánh mức độ cung ứng vốn vào nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM là cao. Tổng tài sản tăng trưởng mạnh được lý giải do áp lực tăng vốn điều lệ theo quy định Nghị định 141 của Thủ tướng chính phủ trong giai đoạn 2007-2008 và hoạt động sáp nhập ngân hàng sau đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015.
Đối với các biến vĩ mơ, GDP có mức độ biến động ít nhất cho thấy sự tăng trưởng nền kinh tế là khá ổn định trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, chỉ số INF có sự giao động mạnh trong biên độ từ 0.88% đến 23.12%, điều này phản ánh đúng diễn biến khá phức tạp của lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu.