Thực trạng lợi nhuận của NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 41)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

3.2. Thực trạng lợi nhuận của NHTM Việt Nam

Hình 3.7 Tỷ suất lợi nhuận NHTM Việt Nam

Nguồn: từ BCTC của 32 NHTM và xử lý số liệu của tác giả

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2016 có những biến động tăng giảm khơng đồng nhất trong ngắn hạn tuy nhiên nhìn chung có xu hướng giảm dần theo thời gian. Lấy năm 2008 - năm khủng hoảng tài chính thế giới làm mốc thì trước năm 2008, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản của các NHTM Việt Nam đạt tỷ lệ lần lượt 17.47% và 1.81% - đây là mức tỷ lệ lợi nhuận cao nhất của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Năm 2007 hệ thống đạt lợi nhuận cao từ tác động tích cực của nền kinh tế tăng trưởng cao (GDP đạt 7.13%), dẫn đến mở rộng nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh, thương mại tăng trưởng, nhu cầu vốn của nền kinh tế cũng tăng mạnh tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng được phát triển; bên cạnh đó thị trường chứng khốn bùng nổ

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ROA 1.81 1.34 1.61 1.52 1.08 0.85 0.61 0.55 0.43 0.51 ROE 17.47 10.95 14.06 14.47 11.20 8.13 6.03 5.97 5.52 6.67 - 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00

làm tăng các nguồn thu nhập đa dạng từ hoa hồng và phí, kinh doanh và đầu tư chứng khốn, nguồn thu nhập từ góp vốn…..

Tuy nhiên, sau giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới, các chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng có sự sụt giảm đáng kể ngay trong năm 2008, sau đó có sự phục hồi nhẹ vào năm 2009-2010, so với chuẩn mực đánh giá năng lực tài chính của Moody‟s thì các chỉ tiêu lợi nhuận giai đoạn này vẫn được đánh giá là khá tốt (ROA ≥1%; ROE ≥12-15%).

Tiếp đến giai đoạn năm 2011-2015, hệ thống ngân hàng Việt Nam nhìn chung có khả năng sinh lời thấp và ngày càng giảm. Giai đoạn năm 2011-2012: lợi nhuận của các ngân hàng đạt được chủ yếu do lãi suất thị trường cao, các ngân hàng thu được lợi nhuận rất cao do chênh lệch lãi suất huy động vàng, USD và cho vay VND. Tuy nhiên, việc các ngân hàng chấp nhận trạng thái âm vàng và ngoại tệ khi bán chuyển đổi thành tiền VND để cho vay với lãi suất cao thì vơ hình chung, các ngân hàng đã đối mặt với rủi ro thua lỗ nặng khi tỷ giá và giá vàng tăng. Đây là một trong những tác nhân làm sụt giảm lợi nhuận của ngành trong năm 2012-2013. Bên cạnh đó, giai đoạn 2012-2013 là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế, tín dụng tăng trưởng yếu do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu; các doanh nghiệp hoạt động sa sút, phá sản hàng loạt dẫn đến nợ xấu tăng cao làm bào mòn lợi nhuận của ngân hàng, chi phí lãi vay khơng thu hồi được nhưng vẫn phải trả lãi tiền gửi đầu vào cho khách hàng. Thêm vào đó các ngân hàng phải tập trung tự củng cố, xử lý những tồn tại theo yêu cầu tái cấu trúc của ngân hàng nhà nước. Liên tiếp đối mặt với khó khăn nên hệ thống ngân hàng xảy ra sự sụt giảm lợi nhuận một cách đáng kể.

Hình 3.8 thể hiện khả năng sinh lời của các NHTM trong khu vực và trên thế giới trong năm 2015. Và khi so sánh với các NHTM Việt Nam cho thấy tỷ suất sinh lời khi đo lường bởi ROA hay ROE của các NHTM Việt Nam đều thấp hơn và vẫn chưa đạt được các u cầu theo thơng lệ quốc tế.

Hình 3.8 Tỷ suất lợi nhuận ngân hàng một số quốc gia năm 2015

Nguồn: Worldbank

Khi phân tích tìm hiểu sự khác biệt giữa tỷ suất lợi nhuận của từng nhóm ngân hàng, ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận các NHTM nhóm 1 là các ngân hàng có quy mơ lớn cao hơn so với trung bình ngành, cụ thể ROE giao động trong mức từ 8.5%-19.2% thay vì 5.5%-17.5% mức trung bình ngành, và được chia thành 2 giai đoạn khá rõ rệt. Giai đoạn trước năm 2011, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được duy trì khá cao và ổn định, trên 15% đối với ROE và trên 1% đối với ROA. Giai đoạn sau năm 2011, với áp lực cạnh tranh ngày càng cao, môi trường kinh doanh khó khăn hơn, độ trễ tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu đến Việt Nam làm lộ ra những yếu kém nội tại từ trước của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các khoản trích lập dự phịng nợ xấu cao đã bào mịn lợi nhuận của các ngân hàng nên tỷ suất lợi nhuận NHTM nhóm 1 cũng có sự sụt giảm đáng kể, giảm < 10% đối với ROE và <1% đối với ROA.

CHN MYS PHL TWN THA SGP USA VNM ROA (%, after tax) 1.03 0.94 1.16 0.63 1.21 0.96 1.05 0.55 ROE (%, after tax) 14.72 10.82 10.89 9.03 10.58 10.56 9.26 7.02

0 2 4 6 8 10 12 14 16

Hình 3.9 Tỷ suất lợi nhuận NHTM nhóm 1

Nguồn: từ BCTC của 13 NHTM và xử lý số liệu của tác giả

Xem xét các NHTM nhóm 2 là nhóm các ngân hàng vừa và nhỏ, xu hướng biến động của tỷ suất lợi nhuận khá tương đồng với toàn hàng trong giai đoạn nghiên cứu. Xét từng năm cụ thể, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của các NHTM nhóm 2 đều thấp hơn các NHTM nhóm 1 thể hiện sự hiệu quả hơn trong quản lý điều hành và hiệu quả kinh tế nhờ quy mơ của các NHTM nhóm 1.

Hình 3.10 Tỷ suất lợi nhuận NHTM nhóm 2

Nguồn: từ BCTC của 19 NHTM và xử lý số liệu của tác giả

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ROA 1.69 1.38 1.54 1.34 1.33 0.87 0.67 0.65 0.58 0.67 ROE 18.91 15.73 17.76 17.41 19.16 11.44 8.48 8.55 8.37 9.36 - 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ROA 1.90 1.31 1.66 1.64 0.92 0.84 0.57 0.47 0.32 0.40 ROE 16.34 7.66 11.67 12.57 6.34 5.93 4.26 4.20 3.47 4.73 - 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)