Kết quả ƣớc lƣợng và thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 57)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

4.8. Kết quả ƣớc lƣợng và thảo luận kết quả

Sau khi kiểm định các khiếm khuyết định lượng của dữ liệu cho thấy mơ hình với hai biến phụ thuộc ROAE và ROAA có sự tương đồng với những khiếm khuyết định lượng ở hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan bậc 1. Vì vậy, bài nghiên cứu sẽ sử dụng ước lượng GMM để có thể khắc phục được các khiếm khuyết mơ hình như nêu trên và qua đó đưa ra được kết quả ước lượng bảo đảm tính tin cậy cao.

Bảng 4.8: Kết quả ƣớc lƣợng của mơ hình nghiên cứu

Nguồn: dữ liệu từ BCTC của 32 NHTM và tổng hợp từ Stata

Biến ROAE ROAA

Hệ số P-value Hệ số P-value Hệ số P-value Hệ số P-value C 5.334 0.326 5.103 0.000 (***) L1. 0.489 0.000 (***) 0.177 0.015 (**) DIV 3.248 0.005 (***) 13.085 0.01 (***) 0.582 0.000 (***) 0.435 0.007 (***) LA 0.052 0.079 (*) 0.245 0.036 (**) 0.004 0.319 0.029 0.009 (***) DA -0.131 0.000 (***) -0.021 0.776 -0.014 0.000 (***) -0.015 0.007 (***) ASGR -0.001 0.926 0.030 0.076 (*) -0.000 0.861 0.004 0.037 (**) LGR 0.002 0.608 -0.001 0.462 0.000 0.804 0.001 0.294 TA 1.573 0.000 (***) 1.323 0.314 -0.156 0.005 (***) 0.013 0.903 Eff -0.249 0.000 (***) -0.192 0.000 (***) -0.029 0.000 (***) -0.027 0.001 (***) GDP 0.522 0.269 -0.391 0.56 -0.063 0.196 -0.097 0.135 INF 0.173 0.000 (***) 2.220 0.028 (**) 0.002 (***) 0.751 0.004 0.525 R2 0.642 0.671 R2 điều chỉnh 0.576 0.554 Prob > F 0.000 0.000 0.000 0.000 AR (1) 0.000 0.000 AR (2) 0.822 0.517 Sagan 0.400 0.283

Bảng 4.8 trình bày kết quả hồi quy với ước lượng tác động cố định, tác động ngẫu nhiên và ước lượng GMM cho dữ liệu bảng với biến phụ thuộc đại diện cho lợi nhuận ngân hàng là ROAA và ROAE.

Với các kiểm định Sagan và AR (2) đều > 0.1 ở cả mơ hình với biến phụ thuộc là ROAA và ROAE nên tác giả sẽ sử dụng kết quả từ phương pháp ước lượng GMM để đưa ra kết quả cuối cùng cho bài nghiên cứu là phù hợp và mang độ tin cậy cao.

Kết quả mơ hình ROAE là biến phụ thuộc cho thấy mức ý nghĩa 1%, biến đa dạng hóa DIV có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng, đây là kết quả

đồng nhất bằng cả hai cách ước lượng tác động cố định REM và GMM. Kết quả được củng cố thêm bằng chứng bằng khi đo lường lợi nhuận bằng ROAA, với cả hai ước lượng tác động cố định FEM và GMM cũng đều dẫn đến kết quả tác động cùng chiều của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng với mức nghĩa 1%.

Bên cạnh đó, xem xét kết quả hồi quy của các biến kiểm soát khác đối với lợi nhuận của NHTM Việt Nam:

Mơ hình ROAA là biến phụ thuộc

Với phương pháp ước lượng GMM và FEM đều cho kết quả tương đồng ở các biến: DA và Eff với mức ý nghĩa 1%. Như vậy có thể kết luận tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản và tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động càng cao thì tác động làm lợi nhuận ngân hàng càng thấp.

Đối với hai biến LA và ASGR, có sự khơng tương đồng về chiều tác động và mức ý nghĩa thống kê ở các mơ hình. Đối với tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản đều có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê lần lượt là 1% và 5% theo phương pháp ước lượng GMM.

Các biến khơng có ý nghĩa thống kê với ước lượng GMM đó là các biến kiểm soát vĩ mơ GDP và INF, bên cạnh các biến kiểm sốt nội tại là quy mô ngân hàng (TA) và tốc độ tăng trưởng cho vay (LGR).

Mơ hình ROAE là biến phụ thuộc

Với phương pháp ước lượng GMM và FEM đều cho kết quả tương đồng về chiều tác động ở các biến: Eff, LA và INF. Các mức ý nghĩa của các biến theo ước lượng GMM lần lượt là 1%, 5%, 5%. Như vậy có thể kết luận tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động càng cao thì tác động làm lợi nhuận ngân hàng càng thấp và ngược lại, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ lạm phát càng cao thì tác động lợi nhuận ngân hàng càng cao.

Đối với biến ASGR có sự khơng tương đồng về chiều tác động và mức ý nghĩa thống kê ở các mơ hình. Cụ thể tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê lần lượt là 10% theo phương pháp ước lượng GMM.

Các biến khơng có ý nghĩa thống kê với ước lượng GMM đó là các biến nội tại LGR, TA, DA, biến vĩ mô GDP.

Từ kết quả định lượng của các biến có ý nghĩa thống kê bằng phương pháp ước lượng GMM. Tác giả đưa ra mơ hình để dự báo sự tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng thương mại Việt Nam.

Mơ hình 1: ROAA là biến phụ thuộc để đo lường lợi nhuận ngân hàng

ROAAit = 5.103 + 0.177 ROAAit-1 + 0.435 DIVit + 0.029 LAit – 0.015 DAit + 0.004 ASGRit – 0.027 Effit + it

Mơ hình 2: ROAE là biến phụ thuộc để đo lường lợi nhuận ngân hàng

ROAEit = 0.489 ROAEit-1 + 13.085 DIVit + 0.245 LAit + 0.03 ASGRit – 0.192 Effit +2.220 INFit + it

Kết luận từ kết quả định lƣợng của bài nghiên cứu:

Biến đa dạng hóa thu nhập DIV: là biến chính của bài nghiên cứu vì giải

quyết trực tiếp cho mục tiêu của bài nghiên cứu. Từ kết quả định lượng hai mơ hình ROAA và ROAE là biến phụ thuộc khi sử dụng các phương pháp ước lượng khác nhau REM/FEM và GMM đều cho thấy tác động cùng chiều của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho phép tác giả chấp nhận giả thuyết: Đa dạng hóa thu nhập càng cao thì lợi nhuận ngân hàng càng cao hay biến đa đạng hóa thu nhập DIV tác động cùng chiều đến lợi nhuận của

các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2007-2016.

Kết quả của bài nghiên cứu phù hợp với những nghiên cứu thực nghiệm trước trong nước như Vinh và cộng sự (2015), Minh và cộng sự (2015) và cũng phù hợp với những lý thuyết như lợi ích từ đa dạng hóa danh mục đầu tư, khi thực hiện đa dạng hóa thu nhập ngân hàng hạn chế được rủi ro phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ tín dụng, và góp phần ổn định nguồn thu khi thị trường tín dụng gặp khó khăn. Bên cạnh đó lý thuyết lợi thế kinh tế nhờ quy mô cũng sẽ giúp cho các ngân hàng vừa đa dạng hóa nguồn thu nhập từ đó thu được từ nhiều nguồn hơn và ổn định hơn, ngân hàng đồng thời còn tiết kiệm được các khoản chi phí do đã khai thác được các nguồn lực một cách hiệu quả hơn với cơ sở vật chất và nguồn nhân lực sẵn có.

Biến kiểm sốt khác trong mơ hình nghiên cứu:

Biến trễ của chỉ tiêu lợi nhuận (ROAEit-1, ROAAit-1): có tác động cùng chiều với mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5% khi sử dụng phương pháp ước lượng GMM. Từ đây tác giả có thể kết luận chấp nhận giả thuyết ban đầu về sự tác động cùng chiều của các biến trễ chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ngân hàng. Kết quả này hỗ trợ cho kết quả nghiên cứu của Vinh và cộng sự (2015).

Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (LA): có tác động cùng chiều đến lợi

nhuận ngân hàng với mức ý nghĩa 5%, vì vậy tác giả chấp nhận giả thuyết về dấu kỳ vọng dương đối với biến tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản. Kết quả này khác với nghiên cứu của Vinh và cộng sự (2015) khi thể hiện rằng Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến lợi nhuận. Kết quả này có thể do sự khác biệt về thời gian của dữ liệu nghiên cứu và mẫu nghiên cứu.

Biến tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản (DA): có tác động ngược chiều đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu với mức ý nghĩa 1% (đối với ROAA). Từ kết quả này, tác giả bác bỏ giả thuyết tác động cùng chiều của biến tỷ lệ huy động vốn đến biến lợi nhuận ngân hàng. Kết quả này hỗ trợ cho nghiên cứu của Vinh và cộng sự (2015). Có thể trong giai đoạn nghiên cứu, các NHTM Việt Nam với tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản bình quân khá lớn ở mức 60% gây áp lực chi phí trả lãi trong khi nguồn thu lãi từ cho vay thấp do cho vay kém hiệu quả, gây ra nợ xấu tác động làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Biến chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (Eff): có tác động

ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng với mức nghĩa 1%. Từ đó tác giả chấp nhận giả thuyết tác động ngược chiều của biến Eff đến lợi nhuận ngân hàng và kết quả này hỗ trợ cho nghiên cứu của Minh và cộng sự (2015).

Biến tốc độ tăng tổng tài sản (ASGR): có tác động cùng chiều với lợi nhuận

ngân hàng với mức ý nghĩa 5% theo phương pháp ước lượng GMM, từ đó tác giả chấp nhận giả thuyết ban đầu về dấu kỳ vọng của biến ASGR. Kết quả này hỗ trợ cho nghiên cứu của Vinh và cộng sự (2015).

Biến tỷ lệ lạm phát (INF): có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng với ROAE là biến phụ thuộc khi sử dụng GMM với mức ý nghĩa 5%, điều này phù hợp với nghiên cứu của Sanya và cộng sự (2011).

Biến quy mô ngân hàng (TA), tốc độ tăng trưởng dư nợ (LGR) và biến tốc độ tăng trưởng GDP: khơng có ý nghĩa thống kê. Đối với biến GDP có cùng kết

quả với nghiên cứu của Minh và cộng sự (2015). Điều này có thể được giải thích trong giai đoạn nghiên cứu chỉ tiêu GDP của Việt Nam có sự ổn định nhất định (độ lệch chuẩn là 0.58%) trong khi mức độ biến động lợi nhuận là khá cao, đặc biệt ROAE với 7.32%. Đối với biến ASGR trong nghiên cứu của Vinh và cộng sự (2015) thì có ý nghĩa thống kê mức 1% khi sử dụng phương pháp GMM với tác động cùng chiều; biến quy mơ ngân hàng có ý nghĩa thống kê 1% theo phương pháp GMM với ROAE là biến phụ thuộc. Sự khác biệt này có thể xuất phát từ dữ liệu và thời gian nghiên cứu dẫn đến sự sai khác về kết quả. Từ kết quả định lượng tác giả chưa có đủ bằng chứng để kết luận chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết có sự tác động như thế nào đến biến lợi nhuận của các chỉ tiêu này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Kế thừa các đánh giá về thực trạng đa dạng hóa thu nhập, lợi nhuận cũng như xu hướng tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận NHTM Việt Nam trong chương 3. Chương 4 tác giả đã trình bày về phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp nghiên cứu định lượng, các kiểm định để lựa chọn mơ hình và đưa ra kết quả nghiên cứu định lượng có độ tin cậy cao nhất. Với một số khuyết tật của mơ hình nên tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng GMM để đưa ra kết luận cho bài nghiên cứu. Cụ thể: đa dạng hóa thu nhập tác động cùng chiều đến lợi nhuận NHTM Việt Nam với mức ý nghĩa 1%. Bên cạnh đó, các biến kiểm sốt khác trong mơ hình có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận các NHTM Việt Nam đó là lợi nhuận năm trước, Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, và tỷ lệ lạm phát. Ngược lại, các chỉ tiêu như tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động có tác động ngược chiều, có ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận NHTM Việt Nam. Vì vậy, từ những kết quả định lượng trên đây, tác giả cũng đã mạnh dạn rút ra các hàm ý và đề xuất một số giải pháp ứng dụng nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận NHTM để có thể thu được lợi ích tốt nhất cho lợi nhuận các NHTM Việt Nam trong Chương 5.

CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN LỢI NHUẬN NHTM VIỆT NAM 5.1. Đề xuất định hƣớng

Bài nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động cùng chiều và có ý nghĩa của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh lợi nhuận của NHTM Việt Nam nhìn chung sụt giảm theo thời gian và còn thấp so với các quốc gia khác trong khu vực. Điều này có thể giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có thêm cơ sở và bằng chứng thực tiễn nhằm có những định hướng cần thiết và phù hợp, thực thi các chính sách nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu nhập lãi và gia tăng nguồn thu nhập ngồi lãi, qua đó thể ổn định lợi nhuận ngay cả trong điều kiện kinh tế khó khăn. Bên cạnh tích cực gia tăng các nguồn thu nhập ngoài lãi, nhà quản trị cũng cần xem xét đến yếu tố rủi ro của các nguồn thu nhập này để xây dựng và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa rủi ro cần thiết để tránh gây thua lỗ, làm giảm lợi ích từ đa dạng hóa thu nhập mang lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)