3.2.1 .4Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia
3.2.1.5 Không tiến hành phá giá mạnh đồng nội tệ
Mặc dù về lý thuyết chính sách đồng nội tệ yếu có thể tác động nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu. Song chính sách tỷ giá không thể chỉ thiên vị và chủ yếu hƣớng về mục tiêu xuất khẩu, nó phải đảm bảo lợi ích tổng thể của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp sản xuất cung cấp hàng trong nƣớc cũng phải đƣợc hỗ trợ nhƣ doanh nghiệp xuất khẩu. Suy cho cùng, chính sách tỷ giá dù có thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hòa xuất khẩu hay phục vụ cho mục tiêu chống lạm phát đều phải đảm bảo đƣợc rằng nó khơng làm phƣơng hại đến các mục tiêu kinh tế khác. Vì khi phá giá mạnh nhƣ vậy, có thể sẽ có tác động rất xấu đến sự ổn định của sản xuất trong nƣớc nhất là những doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Phá giá mạnh cũng đầy rủi ro và gánh nặng tỷ giá cho các doanh nghiệp có vay bằng ngoại tệ, gáng nặng nợ nần nƣớc ngồi của chính phủ cũng tăng lên, lạm phát có xu hƣớng tăng.
63
Do sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam rất kém trên thị trƣờng thế giới, cho nên một sự phá giá đồng nội tệ không thể hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu và cải thiện cán cân thƣơng mại ngay đƣợc.
Hơn nữa, nhƣ đã đề cập ở trên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam chủ yếu là hàng thô chƣa qua chế biến, hàng hóa sản xuất theo dây chuyền, hàng gia cơng…các hàng hóa này có hàm lƣợng ngun vật liệu đầu vào nhập từ nƣớc ngoài rất lớn trong khi chi phí lao động trong nƣớc thấp. Nếu tiền đồng bị làm cho mất giá, giá hàng xuất khẩu có thể rẻ hơn tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu, nhƣng đồng thời chi phí cho nguyên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu có nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, việc giá nguyên liệu nhập tăng lên làm tăng giá thành sản phẩm và rất có thể họ phải tăng giá bán ra. Điều này cho thấy hiệu quả của việc phá giá đối với xuất khẩu là không rõ ràng. Đồng thời, việc tăng giá hàng nhập khẩu có thể thúc đẩy lạm phát trong nƣớc tăng lên. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi quyết định phá giá mạnh, bởi vì nhƣ phân tích ở trên, khơng thể đánh giá hiệu quả của việc phá giá mạnh có thể làm tăng chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp trong nƣớc. Do đó, phá giá mạnh có khi làm cho hàng hóa của Việt Nam khơng đƣợc lợi thế bao nhiêu trên sân khách nhƣng lại có nguy cơ thua ngay trên sân nhà.
Phá giá tiền đồng làm giá hàng nhập khẩu tăng cao, giá hàng hóa trong nƣớc có thể sẽ tăng theo giá hàng ngoại. Khi giá trong nƣớc đã tăng, thì ít khi nó chịu xuống ngay cả khi giá thế giới có điều chỉnh giảm. Một số doanh nghiệp thƣờng té nƣớc theo mƣa găm hàng, đầu cơ và nâng giá vô tội vạ với cái cớ là tỷ giá tăng cao. Mặt khác, hành động phá giá làm giá hàng nhập khẩu tăng, ngƣời tiêu dùng có thể sẽ chuyển sang dùng hàng thay thế trong nƣớc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số hàng hóa nhập khẩu khơng có hàng hóa thay thế và nếu trong nƣớc sản xuất đƣợc thì giá cao hơn hoặc chất lƣợng thấp hơn. Do đó, ngƣời tiêu dùng có thể sẽ tiếp tục chọn hàng ngoại. Vì vậy, khi tiền đồng giảm giá mạnh, Việt Nam có thể sẽ phải nhập khẩu “lạm phát”.
64
Tỷ giá tăng sẽ làm mất lòng tin của ngƣời dân đối với tiền đồng, sẽ xảy ra tình trạng chuyển đổi từ tiền đồng sang tiền USD và các ngoại tệ mạnh khác làm trầm trọng thêm tình trạng đơ la hóa. Vì vậy, phá giá là phá niềm tin vào tiền đồng. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng để khơng tiến hành phá giá mạnh.
Chính sách tỷ giá cần đặt trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế Việt Nam, từ chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ đến các tác động từ bên ngoại. Chính phủ cần phối hợp đồng bộ các chính sách tài khóa, tiền tệ, giá cả, tập trung cho dự báo kinh tế, phản ứng kịp thời trƣớc những biến động của nền kinh tế. Thay vì sử dụng cơng cụ tỷ giá để hỗ trợ cho hàng hóa xuất khẩu, cái mà Chính phủ cần làm hiện nay là có các biện pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cải cách kinh tế mạnh hơn nữa, tiếp tục đẩy mạnh q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc, cải thiện chỉ số hiệu quả sử dụng vốn…
Sau giai đoạn khởi động với việc phát triển các ngành thâm dụng vốn nhằm giải quyết lao động. Việt Nam nên chuyển sang giai đoạn tăng tốc độ phát triển bằng việc nắn lại các dòng chảy của vốn đầu tƣ nƣớc ngồi vào các ngành cơng nghệ kỹ thuật cao để có thể tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao… Tỷ giá khơng phải là cây đũa thần có thể giải quyết đƣợc hết các vấn đề nhƣ lạm phát hay thâm hụt cán cân vãng lai.
3.2.1.6 Tiếp tục lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm sốt - cần tăng cƣờng nồng độ cho tỷ giá linh hoạt hơn.
Để chính sách tỷ giá có thể hỗ trợ mục tiêu duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa, hay bất cứ mục tiêu nào khác, nhất thiết phải có một cơ chế tỷ giá thích hợp và một mơi trƣờng thuận lợi để tỷ giá vận động theo các quy luật kinh tế để nó có thể phản ánh các tín hiệu của thị trƣờng.
Vấn đề lựa chọn một cơ chế tỷ giá thích hợp khơng có một cơng thức chung cho tất cả các quốc gia. Hiện tại thị trƣờng ngoại hối Việt Nam cịn thơ sơ, thiếu các hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi tiền tệ chính thức và chuyên nghiệp. Thị trƣờng phái sinh tiền tệ quá sơ khai, các sản phẩm nhƣ tỷ giá kỳ hạn, hoán đổi tiền tệ, hợp đồng tƣơng lai nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá phát triển chƣa cao. Vì vậy, việc lựa
65
chọn và hoàn thiện cơ chế tỷ giá và có các biện pháp thúc đẩy sự phát triển thị trƣờng ngoại hối là cơng việc chính phủ nên triển khai sớm khi mà hệ thống tài chính ngân hàng, nguồn lực, luật lệ, kinh nghiệm quản lý… còn yếu kém.
Tuy nhiên, giữa nồng độ thả nổi và can thiệp của Chính phủ cần phải điều chính lại theo thời gian để nó phù hợp với sự phát triển của nền tài chính nói riêng và sự phát triển quốc gia nói chung. Do nền tài chính của Việt Nam cũng có những bƣớc phát triển nhất định, quá trình hội nhập diễn ra nhanh và mạnh mẽ, cho nên chúng ta phải có những cơ chế quản lý tỷ giá thích hợp để khơng gây ra khủng hoảng và bƣớc đi thích hợp nhất là nâng dần mức độ thả nổi tỷ giá. Thả nổi thêm tỷ giá chính là để cho thị trƣờng tham gia vào quá trình hình thành tỷ giá mục tiêu. Và cái neo “quản lý của NHNN” với sợi dây buộc dài hơn giúp cho tỷ giá linh hoạt dao động nhiều hơn nhƣng không thể chệch khỏi quá xa tỷ giá trung tâm, đồng thời giúp cho doanh nghiệp có kinh nghiệm để ứng phó với những rủi ro xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
3.2.2 Nhóm giải pháp do Bộ Công thƣơng thực hiện.
3.2.2.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
(1) Hầu hết các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong miếng bánh xuất khẩu đều ở dạng thô hay sơ chế nhƣ: dệt may, giày dép, hải sản, gạo, cà phê. Tuy nhiên những mặt hàng này vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam. Nên một yêu cầu đặt ra là phải đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu.
(2) Cần tăng hàm lƣợng giá trị gia tăng của những sản phẩm xuất khẩu. Có một sự bất hợp lý khi Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng chính nhƣ: dệt may, dầu thô… nhƣng đồng thời cũng là nƣớc nhập khẩu các mặt hàng đó với giá trị lớn. Một vài trƣờng hợp cụ thể nhƣ sau:
- Dệt may: đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với hơn 15 tỷ USD, chiếm 13,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Có 54 thị trƣờng nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam trong đó, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản là 3 quốc gia nhập khẩu chủ yếu. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ năm 2012 đạt gần 7,5 tỷ USD, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
66
Dù kim ngạch XK dệt may luôn đứng đầu trong các mặt hàng XK nhƣng nguyên liệu đầu vào của mặt hàng này là vải vẫn đang phải NK với lƣợng lớn. Năm 2012, vải các loại là mặt hàng có kim ngạch hơn 7 tỷ USD, là 1 trong 5 nhóm hàng nhập nhiều nhất trong năm. Thị trƣờng NK chính trong 2012 là Trung Quốc, Hàn Quốc.
Hình 3.1: Kim ngạch nhập khẩu, thị trƣờng xuất khẩu dệt may của Việt Nam
Nguồn: Thông tin thống kê hàng tháng và Số liệu chuyên đề của Tổng cục thống kê
- Trong số các quốc gia NK hàng hố từ Việt Nam 2012, chỉ có 9 quốc gia NK
mặt hàng dầu thô và xăng dầu các loại với giá trị khoảng 10 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam XK dầu thô chủ yếu sang Nhật Bản và Australia với kim ngạch 2 nƣớc chiếm hơn 60% tổng kim ngạch. Trong tháng 1/2013, Nhật Bản tiếp tục là thị trƣờng hàng dầu của dầu thô Việt Nam với gần 230 nghìn tấn, chiếm hơn 30% tổng lƣợng XK. Đối với mặt hàng xăng dầu các loại, kim ngạch NK năm 2012 đạt 8,96 tỷ USD, giảm 9,3% so 2011. Thị trƣờng NK chính mặt hàng này của Việt Nam là Singapore với kim ngạch 3,66 tỷ USD, tiếp theo là Đài Loan với 1,27 tỷ USD.
Hình 3.2: Kim ngạch nhập khẩu, thị trƣờng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam
67
(3) Việt Nam nên tập trung vào các mặt hàng chủ lực có chất lƣợng, thƣơng hiệu nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững. Tuy nhiên, điều này cần có sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc hoạch định tầm nhìn chiến lƣợc với các chính sách hợp lý nhƣ: giảm lãi suất huy động cho vay của các ngân hàng, bình ổn tỷ giá…
3.2.2.2 Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.
Ngành cơng nghiệp phụ trợ trong thịi gian qua của Việt Nam chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ đúng mức dẫn đền việc Việt Nam phải nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất cũng nhƣ các loại nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. Có một thực tế là tỷ lệ nội địa hóa ngành sản xuất đạt mức không cao. Cụ thể trong năm 2012 tỷ lệ nội địa hóa ngành ơ tơ xe máy là cực thấp đơn cử tại Toyota Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá chỉ đạt 7%; Suzuki là 3% và Ford Việt Nam là 2%, trong khi lẽ ra các tỷ lệ này phải lần lƣợt đạt là 30% đối với Toyota và 38,2% đối với Suzuki sau 10 năm đầu tƣ vào Việt Nam đã đƣợc yêu cầu rõ ràng tại Giấy phép đầu tƣ đƣợc cấp lần đầu (năm 1996); tỷ lệ nội địa hóa ngành may là 50%; tỷ lệ nội địa hóa của cơng ty Intel tại Việt Nam là 10%; tỷ lệ nội địa hóa của ngành giày da là 55%.
Định hƣớng chiến lƣợc phát triển trong tƣơng lai thì ngồi việc tập trung phát triển ngành phụ trợ nguyên liệu cho các ngành nghề nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa, Việt Nam cũng nên chú trọng vào mơ hình thƣợng nguồn mà nhiều nƣớc đang áp dụng gồm cơ khí chế tạo chi tiết; sản xuất chi tiết, linh kiện điện tử; linh kiện đồ nhựa; sản phẩm hóa chất. Đây là các sản phẩm công nghiệp phụ trợ đáp ứng cho nhiều ngành nghề, tiết kiệm chi phí sản xuất và tập trung đƣợc nguồn lực đầu tƣ.
3.2.3 Nhóm giải pháp do Chính phủ thực hiện
3.2.3.1 Xác định vai trò quan trọng trong dự báo diễn biến của tỷ giá hối đối thích ứng với diễn biến của thị trƣờng:
Theo nghị quyết phiên họp thƣờng kỳ tháng 08/2013 thì tình hình kinh tế - xã hội có những chuyển biến tích cực. Các ngành, lĩnh vực đều đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, tiếp tục tạo điều kiện tăng trƣởng cho các tháng cuối năm 2013 và năm 2014.
68
Kinh tế vĩ mơ tƣơng đối ổn định, lãi suất tín dụng giảm, tăng trƣởng tín dụng đã có những chuyển biến khả quan, lĩnh vực dịch vụ phát triển khá, xuất khẩu duy trì ở tốc độ tăng trƣởng cao so với kế hoạch, nhập khẩu máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất đƣợc cải thiện, tỷ lệ nhập siêu thấp. Cán cân thanh toán quốc tế tiếp tục có kết dƣ, bảo đảm nguồn cung ngoại tệ. Giải ngân vốn ODA đạt khá, vốn FDI đăng ký và thực hiện cao hơn so với cùng kỳ năm 2012. Các chính sách về an sinh, phúc lợi xã hội tiếp tục đƣợc bảo đảm, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn cịn khó khăn, thách thức, nền kinh tế phục hồi chậm so với mục tiêu đề ra. Kinh tế vĩ mô chƣa thực sự vững chắc. Lạm phát tuy đã đƣợc kiềm chế nhƣng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại. Nợ xấu chƣa đƣợc giải quyết cơ bản. Tiến độ thu ngân sách nhà nƣớc đạt thấp so với dự toán năm. Thị trƣờng và sức mua tuy có chuyển biến nhƣng vẫn cịn yếu. Tổng số vốn đăng ký, quy mơ vốn bình qn của các doanh nghiệp thành lập mới vẫn có xu hƣớng giảm so với cùng kỳ.
Theo kế hoạch do Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ trình, Chính phủ quyết nghị: Trên cơ sở tình hình thực hiện tháng 8 và 8 tháng đầu năm, ƣớc thực hiện 9 tháng đầu năm và cả năm 2013 dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc, một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của năm 2014 cần phấn đấu đạt mức tăng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) khoảng 5,8% chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10% so với năm 2013.
Điều chỉnh bội chi ngân sách ở mức hợp lý, kết hợp rà sốt, tính tốn mức độ an tồn nợ cơng, nợ Chính phủ để báo cáo Quốc hội cho phép phát hành thêm trái phiếu Chính phủ so với tổng mức đã đƣợc phê duyệt cho giai đoạn 2011 - 2015 để thực hiện một số mục tiêu cụ thể nhƣ: các dự án đang đƣợc đầu tƣ từ nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 nhƣng còn thiếu vốn bổ sung vốn đối ứng các dự án ODA, bố trí vốn đầu tƣ cho một số dự án trọng điểm nhƣ các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14 (đƣờng Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên).
69
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên cần có sự điều hành kiên quyết và kịp thời của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc cũng nhƣ các Bộ, ngành, cơ quan NHNN đã điều hành linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ để tiếp tục ngăn chặn suy giảm kinh tế, kiềm chế lạm phát và ổn định thị trƣờng tài chính tiền tệ thơng qua kiểm sốt dƣ nợ, tổng phƣơng tiện thanh toán, bảo đảm khả năng thanh khoản, giảm dần lãi suất cho vay, điều hành tỷ giá phù hợp với cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.
Việc dự báo kinh tế Việt Nam trong thời gian tới là rất khó khăn, địi hỏi phải có sự điều chỉnh thƣờng xuyên với diễn biến của thực tế. Do vậy, trong cơng tác quản lý Nhà nƣớc, Chính phủ cần phải thƣờng xun có sự điều chỉnh linh hoạt các chính sách đƣợc đƣa ra, theo sát với thực tiễn để các chính sách mang lại hiệu quả cao