Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.5 NGUỒN GỐC DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Nguồn gốc chính của bộ số liệu được trích lọc từ bộ VHLSS 2010, 2012, 2014. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số dữ liệu của cục thống kê tiến hành từ những năm 1993-1994 với mục tiêu là thu thập thông tin của hộ gia đình và địa phương (xã, phường). Thông tin thu được là cơ sở để phân tích đánh giá mức sống, tình trạng và mức độ phân hóa giàu nghèo, từ đó hoạch định chính sách, xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao mức sống dân cư trong cả nước, giảm thiểu khoảng cách các vùng và các địa phương. Bộ số liệu cũng là cơ sở để tính chỉ số giá tiêu dùng và phục vụ những nghiên cứu về kinh tế, xã hội, quản lý điều hành trên phạm vi cả nước. Bộ dữ liệu VHLSS các năm chủ yếu phản ánh (1) mức sống của hộ gia đình và (2) điều kiện kinh tế xã hội cơ bản của địa phương theo đơn vị xã, phường có ảnh hưởng đến mức sống của người dân nơi họ sinh sống. Đây là bộ số liệu khảo sát ở quy mô quốc gia và do một tổ chức của chính phủ thực hiện. Ưu điểm lớn nhất của bộ số liệu là khảo sát trên phạm vi cả nước và đảm bảo những quy tắc về mẫu nghiên cứu. Mặc dù không đầy đủ nhưng những thơng tin về đói nghèo cũng như thơng tin có liên quan đến cá nhân, hộ gia đình, thu nhập, nhân khẩu học có thể giúp chúng ta thực hiện những nghiên cứu để thấy cái nhìn tổng quan về việc xóa đói - giảm nghèo của người dân.
Chương 3: TÀI CHÍNH VI MƠ VÀ CƠNG TÁC XÓA ĐÓI - GIẢM NGHÈO Ở TÂY NGUYÊN
Thời gian qua, nhờ vào tình hình phát triển chung của cả nước và nhiều chương trình lồng ghép của chính phủ, của chính quyền địa phương và của các tổ chức, đời sống người dân cả nước và khu vực Tây Nguyên có phần được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo có giảm. Tuy nhiên nghèo đói là vấn đề lớn của xã hội, nhất là ở những vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Để có cái nhìn tổng quan về thực trạng xóa đói - giảm nghèo và hoạt động TCVM ở khu vực Tây Nguyên, trong phần này tác giả sẽ tìm hiểu thực trạng đói nghèo thơng qua điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội. Tiếp đến, tác giả thống kê và so sánh về tỷ lệ hộ đói nghèo ở Tây Nguyên với cả nước, tìm hiểu những khó khăn của các hộ nghèo, tìm hiểu ngun nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo thơng qua các nguồn số liệu. Phần cuối, tác giả đánh giá cơng tác tiếp cận tài chính vi mơ của các hộ nghèo ở Tây Nguyên và có so sánh, đối chiếu so với các hộ nghèo trên cả nước.