Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
4.2 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả thống kê và hồi quy đã cho biết thực trạng của việc xóa đói - giảm nghèo và trả lời được một số câu hỏi nghiên cứu. Đẩy lùi đói nghèo, thốt nghèo là cả một q trình với nhiều khó khăn thách thức, chính vì vậy tỷ lệ đói nghèo, thốt nghèo nhưng tái nghèo vẫn còn ở mức cao. Số liệu thống kê cho thấy, cho đến năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Nguyên còn là 14%, cao hơn so với trung bình cả nước là 11%. Tuy nhiên, như kết quả thống kê định tính cho thấy có đến 67% hộ gia đình nghèo được hỏi đã cho biết đời sống của họ có cải thiện (Hình 4.1), dù ít dù nhiều.
Về câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu liên quan đến chính sách tài chính vi mơ đối với việc xóa đói - giảm nghèo: Dựa vào bộ số liệu, tác giả đã tiến hành thống kê,
hồi quy trên hai yếu tố là vay tài chính và hỗ trợ tài chính. Kết quả hồi quy cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa việc vay tiền của hộ nghèo và xác suất thoát nghèo nhưng việc hỗ trợ tài chính lại có mối quan hệ ngược lại. Khi tổng số tiền vay của hộ nghèo tăng lên thì xác suất thốt nghèo cũng tăng lên nhưng khi tổng số tiền hỗ trợ mà hộ nghèo nhận được tăng lên thì xác suất thoát nghèo giảm. Điều này được giải thích trên hai quan điểm: Thứ nhất, tuy cùng là nhóm hộ xếp vào diện nghèo nhưng có nhiều hộ gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập rất thấp, vì vậy họ được nhận nhiều khoản trợ cấp tài chính. Thứ hai, rất nhiều quan điểm cho rằng tinh thần vươn lên của hộ nghèo có vai trị quan trọng. Chính những hộ vay vốn mạnh dạn đầu tư, quyết tâm vượt khó sẽ tăng xác suất thốt nghèo. Ngược lại, một tinh thần ỷ lại và trông chờ sự trợ giúp của các tổ chức sẽ khó có thể thoát nghèo được.
Kết quả thống kê cho thấy vai trị của tài chính vi mơ đối với cơng tác xóa đói - giảm nghèo. Tuy có thấp hơn so với cả nước nhưng trung bình, có tới 40% hộ nghèo ở khu vực Tây Nguyên được vay vốn. Hầu hết hộ gia đình nghèo sử dụng tiền vay vào việc đầu tư trong nông nghiệp. Tỷ lệ này lên đến 65% trong khi phi nơng nghiệp chỉ là 2%. Có tới 4% vay để khám chữa bệnh và cũng bằng mức này, 4% hộ gia đình nghèo vay để trả nợ cho khoản vay khác. Về nơi vay, thống kê cho thấy vai trò quan trọng của những tổ chức tài chính vi mơ khi mà có tới 67% hộ gia đình vay từ các tổ chức xã hội, 13% vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và chỉ có 7% khoản vay là có thế chấp. Những khoản hỗ trợ trực tiếp là rất có ý nghĩa đối với hộ nghèo. Có tới 77% hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện, 41% được hỗ trợ tiền học cho con em hộ nghèo. Chính quyền địa phương cũng dành ngân sách để hỗ trợ cho các hộ nghèo. Có tới 71% hộ nghèo được hỗ trợ Bảo hiểm y tế, 42% được miễn học phí và 43% hộ gia đình được trợ giúp tiền mặt lúc khó khăn.
Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa yếu tố nhân khẩu học và xác suất thốt nghèo: Về tuổi của người chủ hộ gia đình, nghiên cứu cho biết tuổi
nam giới sẽ tăng xác suất thoát nghèo. Trên phạm vi cả nước, nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ đồng biến của trình độ học vấn cao nhất trong hộ gia đình với xác suất thốt nghèo. Về dân tộc học, nghiên cứu cho thấy, so với người kinh, người dân tộc thiểu số có xác suất thốt nghèo thấp hơn. Kết quả hồi quy cũng khơng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa nơi cư trú với xác suất thoát nghèo.
Thống kê về nhân khẩu học cho thấy trình độ của chủ hộ gia đình nghèo là rất thấp khi mà 62% khơng có bằng cấp. Trình độ tiểu học trở xuống là 90%, tức 28% người chủ hộ nghèo có bằng ở mức tiểu học. Hộ nghèo ở Tây Ngun có quy mơ hộ lớn hơn một chút so với hộ không nghèo. Về số thành viên phụ thuộc đối với hộ nghèo ở Tây Nguyên lên đến 2,3 người/hộ, cao hơn hộ khơng nghèo có số thành viên phụ thuộc là 1,9 người/hộ. Về nơi cư trú, thống kê cho thấy có tới 94% hộ nghèo ở Tây Nguyên đang sinh sống ở khu vực nơng thơn và đó cũng là lý do giải thích vì sao khơng tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa việc thoát nghèo với nơi cư trú. Đặc biệt, mặc dù người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất thấp nhưng có tới 74% hộ nghèo ở Tây Nguyên là người dân tộc thiểu số.
Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về vai trò của sở hữu đất đai đối với việc thoát nghèo của người dân ở Tây Nguyên: Kết quả hồi quy cho thấy kết quả đúng
như giả thuyết kiểm định, việc gia tăng đất sản xuất sẽ gia tăng xác suất thoát nghèo đối với người dân ở Tây Nguyên. Điều đặc biệt thú vị của kết quả hồi quy là ở chỗ: nếu như trên phạm vi cả nước, mối quan hệ giữa sở hữu đất sản xuất nơng nghiệp với thốt nghèo là khơng có ý nghĩa về mặt thống kê thì mối quan hệ này ở khu vực Tây Nguyên là rất chặt chẽ, hệ số tin cậy ở mức cao. Rõ ràng người dân ở Tây Nguyên sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, trồng trọt, cây công nghiệp dài ngày gồm cà phê, cao su, chè, ... là chủ yếu nên vai trò của đất sản xuất là rất quan trọng.
Kết quả thống kê cũng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của việc sở hữu đất nông nghiệp đối với tình trạng nghèo đói của người dân. Sản xuất nơng nghiệp đóng góp chủ yếu vào thu nhập của người dân ở Tây Ngun. Tính trung bình, 43% nguồn thu của người dân ở đây đến từ sản xuất nơng nghiệp, có tỉnh tỷ lệ này là trên 50%, cho thấy vị trí, vai trị của việc sở hữu đất sản xuất đối với đời sống của người dân. Cũng
theo kết quả thống kê, hiện mỗi hộ gia đình nghèo ở Tây Nguyên đang sở hữu trung bình 8142m2 đất và con số này chỉ tương đương 60% diện tích đất sản xuất của những hộ khơng nghèo. Chính vì thế mà nhiều địa phương ở Tây Nguyên đang triển khai thực hiện chính sách giao đất sản xuất cho người nghèo.
Như vậy kết quả nghiên cứu đã cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc thoát nghèo của người dân ở Tây Nguyên, yếu tố tài chính, nhân khẩu học và sở hữu đất sản xuất. Kết quả cũng có thêm bằng chứng cho quan điểm về tầm quan trọng của yếu tố nội lực, ý thức vươn lên của người nghèo, việc hỗ trợ tiền cho hộ nghèo chỉ có vai trị giúp hộ gia đình giảm bớt khó khăn chứ khơng phải là gốc của vấn đề thoát nghèo.