0 2 4 6 8 10 0 50 100 150 0 500 1000 1500 S Ố H Ộ N G H È O
Các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ hộ đói nghèo cao hơn trung bình của cả nước. Theo số liệu thống kê, trong số 9.399 hộ gia đình được khảo sát trên cả nước vào năm 2014 thì có 998 hộ thuộc diện đói nghèo, tương đương tỷ lệ 11%. Tỷ lệ này ở Tây Nguyên là 14% và ngay trong khu vực Tây Nguyên, tỷ lệ hộ nghèo có sự chênh lệnh khá lớn. Lâm Đồng là địa phương có tỷ lệ đói nghèo 5%, thấp nhất trong khu vực trong khi đó Kon Tum có tới 26% hộ nghèo.
3.2.2 Những khó khăn của hộ nghèo
Để tìm hiểu những khó khăn trước mắt của những hộ đói nghèo đang ảnh hưởng đến cuộc sống, bộ số liệu VHLSS 2014 đã xây dựng câu hỏi khảo sát về tình trạng cuộc sống trong thời gian 30 ngày trước đợt khảo sát. Kết quả thống kê cho thấy người nghèo trên cả nước gặp nhiều khó khăn về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, vấn đề nhà ở, ... So với mặt bằng chung của cả nước, ngoài trừ điện, những người nghèo ở Tây Nguyên gặp khó khăn hơn nhiều về lương thực, thực phẩm, nhà ở. Có tới 32% hộ nghèo ở Tây Nguyên không đủ thực phẩm, 20% hộ gia đình khơng đủ hàng tiêu dùng như quần áo, giầy dép.
Hình 3.6: Biểu đồ về những khó khăn trước mắt của hộ nghèo
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình 2014
Thống kê cho thấy, xét trên số đơng, cuộc sống của người dân có phần cải thiện nhưng tỷ lệ hộ gia đình hiện đang sống trong tình trạng đói nghèo trên cả nước và khu vực Tây Ngun vẫn cịn cao, khơng giảm trong khoảng thời gian dài. Cuộc sống trước mắt của các hộ gia đình đang gặp nhiều khó khăn về những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Đây là thách thức cho chính phủ và chính quyền địa phương.
3.3 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG ĐĨI NGHÈO
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình. Việc thiếu đất sản xuất, ốm đau bệnh tật, thiên tai, mất việc làm là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo của hộ gia đình. Để đánh tìm hiểu vấn đề này nghiên cứu chia ra thành những nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân đến từ nhân khẩu học và những nguyên nhân từ việc sở hữu đất đai, sở hữu tư liệu sản xuất của các hộ gia đình.
3.3.1 Nguyên nhân khách quan
Có nhiều nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới cuộc sống và ảnh hưởng tới mức thu nhập của hộ gia đình, nhất là những hộ gia đình đang trong tình trạng nghèo đói. Đối với người làm cơng ăn lương, tình trạng mất việc làm ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người lao động, trong khi đó những người hộ sản xuất nông nghiệp
0% 10% 20% 30% 40% Lương thực Thực phẩm Điện Nước Nhà ở Hàng tiêu dùng Cả nước Tây Nguyên
có thể chịu ảnh hưởng từ tình trạng dịch bệnh, thiên tai, vật tư tăng giá trong khi mùa màng cho sản lượng thấp hoặc tình trạng được mùa thì mất giá.
Bảng 3.2: Ngun nhân chính dẫn đến cuộc sống khơng được cải thiện
Tiêu chí Cả nước Tây nguyên SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Chi phí sản xuất tăng 23 6% 2 7% Diện tích canh tác giảm 6 2% 1 3% Giá lương thực, thực phẩm tăng 21 6% 1 3% Gia đình có người bệnh 135 38% 8 28% Mất việc làm 16 4% 5 17% Thu nhập thấp 92 26% 7 24% Lý do khác 65 18% 5 17% Số hộ nghèo có cuộc sống khơng cải thiện 358 29
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình 2014
Trong số những nguyên nhân khách quan thì tình trạng rủi ro do người nhà bệnh tật có ảnh hưởng lớn nhất đến việc cải thiện cuộc sống, đến việc thoát nghèo của các hộ gia đình. Khảo sát 358 hộ gia đình nghèo trên cả nước mà cuộc sống không cải thiện trong thời gian qua cho thấy có tới 38% nguyên nhân là do có người bệnh, cao hơn so với tình trạng thu nhập thấp. Chỉ số này ở Tây Nguyên cũng rất cao, lên đến 28%, đứng đầu so với các nguyên nhân khác. Khu vực Tây Nguyên còn chịu sự ảnh hưởng lớn từ rủi ro mất việc làm. Điều này cho thấy khả năng tìm việc ở khu vực Tây Nguyên là rất khó khăn đã dẫn tới mức độ ảnh hưởng lớn của tình trạng mất việc làm.
3.3.2 Nguyên nhân từ các yếu tố nhân khẩu học
Các yếu bên trong, yếu tố nhân khẩu học có nhiều ảnh hưởng tới tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình. Học vấn thấp, quy mơ hộ gia đình đơng, nhiều người phụ thuộc, cư trú tại những vùng kinh tế khó khăn,… là những nguyên nhân có ảnh hưởng tới tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình.
Hộ gia đình thuộc nhóm người dân tộc thiểu số ln chiếm một tỷ lệ cao về nghèo đói. Có rất nhiều ngun nhân dẫn tới tình trạng nghèo đói của nhóm hộ gia đình này như tình trạng cách biệt về địa lý, hạn chế trong việc tiếp cận thị trường, yếu tố văn hóa, ngơn ngữ và đặc biệt là trình độ học vấn thấp đã làm cho người dân tộc thiểu số có thu nhập thấp và tình trạng nghèo đói ln đeo bám.
Hình 3.7 A: Khảo sát chung Hình 3.7 B: Nhóm các hộ nghèo
Hình 3.7: Biểu đồ dân tộc học
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014
Trong số 9.399 hộ gia đình được khảo sát có 1.637 hộ là dân tộc thiểu số, mẫu chiếm tỷ lệ 17%, nhưng có tới 492 trên tổng số 998 hộ, chiếm tới 49% hộ nghèo của cả nước. Khu vực Tây Nguyên, nơi có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống thì tỷ lệ này còn cao hơn. Nếu như trong tổng số 651 hộ khảo sát có tới 214 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 33% thì tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số ở khu vực này lên đến 74%, tương đương với 67 hộ trong tổng số 90 hộ nghèo ở Tây Nguyên được khảo sát. Rõ ràng người dân tộc thiểu số nói chung và người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nguyên hiện đang gặp khó khăn hơn trong cuộc sống, làm cho thu nhập thấp và xác suất rơi vào tình trạng đói nghèo tăng cao.
3.3.2.2 Nơi cư trú
Hầu hết người nghèo là những người cư trú tại vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển. Sự xa cách về địa lý đã làm cho cơ hội tiếp cận thị trường trở nên hạn
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Cả nước Tây Nguyên
Dân tộc Kinh Dân tộc thiểu số 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Cả nước Tây Nguyên
Dân tộc Kinh Dân tộc thiểu số
chế, hàng hóa và nơng sản làm ra không bán được giá cao, sản xuất không đem lại hiệu quả cũng như không cập nhật thường xuyên về nhu cầu của xã hội dẫn đến sản xuất ra sản phẩm khơng có giá trị cao. Về phía việc làm, khu vực nơng thơn thường có thực trạng kinh tế kém phát triển, cơ hội việc làm khó khăn, thu nhập vì vậy cũng hạn chế. Chính vì vậy kết quả thống kê về nơi cư trú của những hộ nghèo cho thấy đại đa số hộ nghèo hiện đang sống ở khu vực nông thôn. Trên cả nước, 91% tỷ lệ người nghèo sống ở nông thôn và chỉ số này ở khu vực Tây Nguyên lên đến 94% trong khi đó mẫu khảo sát thì khu vực nơng thơn chỉ là 70%.
Hình A: Khảo sát chung Hình B: Nhóm hộ nghèo
Hình 3.8: Biểu đồ nơi cư trú của hộ gia đình
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014
3.3.2.3 Trình độ học vấn của người chủ hộ gia đình
Nhiều cơng trình nghiên cứu chỉ ra yếu tố trình độ có mối quan hệ đồng biến với thu nhập của người lao động. Trình độ học vấn thấp đồng nghĩa với việc khơng có khả năng cạnh tranh khi tìm kiếm việc làm hoặc đi làm nhưng chỉ nhận được lương thấp. Trường hợp tự sản xuất kinh doanh cũng sẽ hạn chế trong việc cập nhật thông tin hoặc hạn chế về khả năng tổ chức, lập kế hoạch. Thống kê về trình độ của người đứng đầu hộ gia đình được khảo sát chung với những hộ nghèo trên cả nước cho kết quả là một khoảng cách xa về trình độ học vấn. Người đứng đầu hộ gia đình nghèo có bằng cấp cao nhất cũng khơng vượt q trình độ trung học phổ thơng và tỷ lệ này
70% 30% 70% 30% Nông Thôn Thành thị 91% 9% 94% 6% Nông thôn Thành thị
chỉ là 2,2%. Trong khi đó thì tỷ lệ khơng có bằng cấp của người đứng đầu hộ gia đình nghèo lên đến 62,2%.
Hình 3.9: Biểu đồ về trình độ học vấn của người chủ hộ gia đình
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014
Khi so sánh về trình độ học vấn của cùng những hộ gia đình nghèo trên cả nước với khu vực Tây Nguyên cho kết quả: hộ nghèo ở Tây Ngun có trình độ thấp hơn một chút. Ở khu vực Tây Nguyên, tỷ lệ người đứng đầu hộ gia đình nghèo khơng có bằng cấp lên đến 62%, cao hơn so với chỉ số này trên cả nước là 51%. Phía bên cịn lại, khi nâng lên một mức về trình độ thì tỷ lệ người chủ hộ gia đình nghèo ở Tây Nguyên lại giảm. Trên thực tế thì khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số đông hơn, người mới đi di cư cũng nhiều hơn và địa hình trải rộng, dân cư thưa thớt là những khó khăn đối với cơng tác giáo dục. Thêm vào đó các hộ gia đình nghèo thường phải đối mặt với nhiều khó khăn nên họ thường chưa quan tâm nhiều tới giáo dục hoặc nếu có quan tâm thì cũng khơng có đủ điều kiện về kinh tế để đầu tư học tập. Không bằng cấp Tiểu học TH cơ sở TH phổ thông Cao đẳng Đại học Sau đại học Đói nghèo 62,2% 27,8% 7,8% 2,2% 0% 0% 0% KS chung 28,4% 27,3% 25,0% 12,6% 1,4% 5,1% 0,2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Hình 3.10: So sánh trình độ học vấn của chủ hộ gia đình nghèo
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014
3.3.2.4 Giới tính của chủ hộ gia đình
Khơng chỉ có trình độ, giới tính của người chủ hộ cũng có những ảnh hưởng tới vấn đề đói nghèo. Thống kê về giới của người đứng đầu trong gia đình cho thấy sự tăng lên về tỷ lệ mà chủ hộ là nữ của các hộ nghèo trên phạm vi cả nước và khu vực Tây Nguyên. Nếu dựa vào số liệu khảo sát chung tại Tây Nguyên cho tỷ lệ người chủ hộ là nữ chiếm 23% thì thống kê riêng cho nhóm các hộ nghèo, tỷ lệ này lên đến 30%. Tương tự khi thống kê trên phạm vi cả nước, tỷ lệ này đã tăng từ 25% lên đến 33%.
Hình 3.11: Bi ểu đồ so sánh về giới tính của chủ hộ gia đình
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014
51% 27% 19% 4% 62% 28% 8% 2%
Không bằng cấp Tiểu học TH cơ sở TH phổ thông Cả nước
Tây Nguyên
Nghèo KS chung Nghèo KS chung Cả nước Tây Nguyên
Chủ hộ là Nữ 33% 25% 30% 23% Chủ hộ là Nam 67% 75% 70% 77% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
3.3.2.5 Quy mơ hộ gia đình
Khảo sát về quy mơ hộ gia đình cho thấy khu vực Tây Ngun có đơng thành viên hơn so với cả nước.
Hình 3.12: Bi ểu đồ so sánh về quy mơ hộ gia đình
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014
Tính trung bình cả nước, hộ nghèo cũng như hộ khơng nghèo thì số thành viên trong một gia đình là 3,8 người. Tuy vậy ở Tây Nguyên số thành viên đông hơn, lên đến hơn 4 người một hộ. Những hộ nghèo ở Tây Ngun có số thành viên đơng hơn, trung bình 4,4 người mỗi hộ so với mức trung bình chung là 4,1. Nghèo đói, thu nhập thấp, thiếu đất đai sản xuất, lại đông con sẽ cịn mang lại nhiều khó khăn đối với những hộ đói nghèo ở đây.
3.3.2.6 Số thành viên phụ thuộc
Thành viên phụ thuộc là những người chưa đến tuổi lao động, những người lớn tuổi hoặc người khơng cịn khả năng lao động. Trong đề tài này, do không đủ thông tin, tác giả thống kê người phụ thuộc chỉ dựa vào tiêu chí tuổi. Các thành viên dưới 15 tuổi, tức chưa đến tuổi lao động, hoặc trên 60 tuổi, đã hết tuổi lao động được xem là người phụ thuộc. Trên thực tế, ở một số nơi, nhất là khu vực nông thôn, những thành viên này vẫn tham gia lao động, sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực Tây Nguyên có số thành viên phụ thuộc cao hơn so với cả nước. Nhóm những hộ nghèo, con số trung bình này lên đến trên 2 thành viên trong mỗi hộ nghèo. Tình trạng
Cả nước Tây Nguyên Hộ nghèo 2014 3,8 4,4 Hộ không nghèo 2014 3,8 4,1 3,5 3,6 3,7 3,8 3,9 4 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5
hơn so với trung bình của cả nước. Đây cũng là lý do đeo bám hộ nghèo và làm cho họ gặp phải khó khăn trong việc thốt nghèo.
Hình 3.13: Bi ểu đồ so sánh về số thành viên phụ thuộc
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014
Như vậy, kết quả thống kê đã chỉ ra có mối quan hệ về tỷ lệ hộ nghèo đói đối với các yếu tố nhân khẩu học mà trong đó yếu tố dân tộc học và nơi cư trú thể hiện mối quan hệ rất chặt chẽ, rõ ràng với sự nghèo đói của các hộ gia đình nghèo.
3.3.3 Nguyên nhân từ việc sở hữu đất đai
Nếu đất đai là tư liệu sản xuất thì đối với người dân lao động trong nơng nghiệp thì việc sở hữu đất canh tác có vai trị quan trọng. Khu vực Tây Ngun, nơi mà phần đông người dân có nguồn thu từ sản xuất nơng nghiệp thì đất đai canh tác có ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập, tới tình trạng đói nghèo. Theo số liệu từ Tổng Cục Thống Kê về cơ cấu thu nhập của hộ gia đình cho thấy khu vực Tây Nguyên có nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, chiếm 43%. Đặc biệt ở tỉnh Đắk Nông, thu từ sản xuất nông nghiệp chiếm tới 59% tổng thu nhập của người dân. Ngoại trừ tỉnh Kon Tum, các tỉnh còn lại trong khu vực đều có thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp chủ yếu. Ngay kể cả ở Kon Tum, nơi mà người dân có thu nhập chủ yếu từ tiền lương cũng có
Hộ nghèo Hộ khơng nghèo 0 1 2 3 Cả nước Tây Nguyên
Cả nước Tây Nguyên
Hộ nghèo 1,9 2,3
liên quan đến sản xuất nông nghiệp bởi hiện Kon Tum cịn rất nhiều nơng trường, lâm trường quốc doanh.
Hình 3.14: Biểu đồ nguồn thu nhập của hộ gia đình ở Tây Nguyên
Nguồn: Niên giám thống kê 2014
Số liệu thống kê về tình hình sở hữu đất sản xuất trên cả nước và khu vực Tây Nguyên càng minh chứng cho vai trò của việc sở hữu đất đai đối với thu nhập của người dân, đối với tình trạng đói nghèo ở đây. Với thu nhập chủ yếu từ sản xuất nơng nghiệp, việc khơng có đất sản xuất sẽ làm cho hộ gia đình khó mà có thể thốt nghèo. Nếu trên phạm vi cả nước khơng có sự khác biệt về sở hữu đất sản xuất giữa nhóm những hộ gia đình nghèo và hộ gia đình khơng nghèo thì ở khu vực Tây Nguyên, sự khác biệt này là rất rõ nét. Những hộ nghèo chỉ sở hữu trung bình 8.958 m2/hộ trong khi đó những hộ khơng nghèo hiện đang sở hữu trung bình 13.529 m2/hộ. Như vậy, việc sở hữu đất sản xuất có vai trị quan trọng đối với việc xóa đói - giảm nghèo ở Tây Nguyên. 0 500 1000 1500 2000 2500 3000
Tây Nguyên Đắk Lắk Đắc Nông Gia Lai Kon Tum Lâm Đồng Tổng thu Tiền lương
SX nông nghiệp Phi nông nghiệp