Nguồn: Nguyễn Kim Anh, 2010
Theo Đỗ Kim Chung (2005), TCVM là loại hình dịch vụ phù hợp cho xóa đói - giảm nghèo bởi các đặc điểm: (1) TCVM cung cấp dịch vụ tài chính có quy mơ nhỏ: Xuất phát từ hoạt động kinh doanh với quy mô hộ gia đình hoặc những khoản chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản, các khoản vay của người nghèo cũng thường là rất nhỏ. Trong khi đó hầu hết các ngân hàng thương mại cần phải thực hiện theo một quy trình, thủ tục và phát sinh nhiều chi phí giao dịch; (2) Nhiều hộ gia đình nghèo nhưng
có một kế sinh nhai, kiếm sống nhất định và nếu được đầu tư, cung cấp tài chính thì sẽ vươn lên. Mặc dù người nghèo sinh sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, bn
bán nhỏ nhưng đó cũng là những phương tiện giúp họ tồn tại và khi nhu cầu tài chính như tiền mua cây giống, con giống, phân bón, ... của họ được đáp ứng thì sẽ giúp cho người nghèo có cuộc sống ổn định và tăng trưởng; (3) TCVM chủ yếu cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo, thu hút người nghèo tham gia vào hoạt động tín dụng và tiết kiệm. Chúng ta biết thực hiện các thủ tục, quy trình của ngân hàng thường là
khó khăn đối với một số người nghèo, chính vì vậy các ngân hàng thường thất bại trong việc tiếp cận khu vực này; (4) Tổ chức cung cấp TCVM là những tổ chức bền
Thực tế, người nghèo thiếu thơng tin, tình trạng hiểu biết có giới hạn nên họ khơng thể đáp ứng hoặc diễn giải kế hoạch sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Chỉ có những tổ chức gắn liền với địa phương mới có thể theo dõi, phân loại và xác minh được tính khả thi của việc sử dụng nguồn vốn; (7) TCVM cung cấp dịch vụ tài chính cho lượng
lớn khách hàng: Với tỷ lệ người nghèo còn rất cao, nhu cầu tài chính lớn, vì vậy số
lượng khách hàng của các tổ chức TCVM là rất lớn.
2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.1 Lý thuyết về phân tầng xã hội
Vấn đề bất bình đẳng và phân tầng xã hội đã được các nhà kinh tế chính trị quan tâm từ rất sớm, trong đó có Karl Marx và Max Weber. Theo quan điểm của Karl Marx thì sự phân tầng xã hội chủ yếu dựa vào yếu tố kinh tế thông qua việc sở hữu về tư liệu sản xuất. Trong xã hội phong kiến và sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì người chủ đồn điền, sở hữu đất đai, được phân biệt giai cấp với nông dân. Khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra, nhiều nhà máy được xây dựng và đi vào hoạt động thì chủ nhà máy được phân biệt với những người công nhân. Đối với những người không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất như giáo viên, cơng chức thì khơng tạo ra sự phân tầng trong xã hội.
Quan điểm của MaxWeber, nhà kinh tế chính trị học và xã hội học người Đức, cho rằng sự phân chia giai cấp hay phân tầng xã hội dựa trên ba yếu tố cơ bản, đó là kinh tế, quyền lực và chính trị. Phân tầng xã hội chính là thể hiện của sự bất bình đẳng về thu nhập, quyền lực và vị trí trong xã hội. Bản chất của việc này là tạo ra những cộng đồng có địa vị chính trị và địa vị xã hội khác nhau. Lý thuyết về phân tầng xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để phân tích nhiều vấn đề khác
nhau, trong đó có phân tích về vấn đề đói nghèo. Vấn đề phân hóa giàu – nghèo có quan hệ mật thiết với sự phân tầng, với chiếm hữu và với quyền lực trong xã hội.
Xuất phát từ quan điểm sở hữu tài sản và nắm trong tay quyền lực đã cho chúng ta thấy sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ, tích lũy tư bản thậm chí cả việc tăng trưởng kinh tế cũng không giải quyết được vấn đề phân hóa giàu nghèo. Phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo là một vấn đề kinh tế-xã hội phức tạp, đan xen vào nhau. Max Weber cho rằng quyền lực cũng là yếu tố quan trọng đem lại thu nhập, do vậy con người đấu tranh vì quyền lực một mặt cũng là để làm giàu. Trật tự xã hội và trật tự kinh tế có quan hệ như nhau nhưng khơng đồng nhất với nhau. Trật tự kinh tế chỉ là con đường trong đó các hàng hóa và dịch vụ kinh tế đã được phân phối sử dụng. Trật tự xã hội được quy định bởi trật tự kinh tế khi đến mức độ cao trật tự xã hội sẽ lại phản ứng lại với trật tự kinh tế. Theo Max Weber thì mỗi người có khác nhau về năng lực, trí tuệ và đạo đức, sự khơng đồng đều đó chính là nguồn gốc tự nhiên đầu tiên của sự bất bình đẳng cho nên con người có xu hướng phấn đấu xóa bỏ nó thơng qua những chính sách xã hội.
Trên cơ sở lý luận phân tích cơ cấu xã hội của Karl Marx, Max Weber đã bổ sung trong điều kiện mới của xã hội hiện đại. Cùng với lý thuyết phân tầng xã hội, nhiều nhà xã hội học như Parron đặc biệt là nhà xã hội học Pháp Bourdieu đã đưa ra khái niệm về vốn kinh tế, vốn văn hóa, vốn xã hội để phân tích quan hệ giữa các giai cấp. Có thể nói tổng thể là tài sản, trí tuệ, quyền lực là các yếu tố cơ bản trong sự phân tầng xã hội và phân hóa giàu - nghèo
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Các nhà kinh tế học đã chỉ ra vai trò của vốn trong sản xuất kinh doanh. Từ thế kỷ thứ 18, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp chưa chứng minh được vai trị của nó đối với sự phát triển của xã hội, David Ricardo, tác giả của trường phái kinh tế cổ điển cho rằng: Các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là: đất đai, lao động và vốn,
tương ứng với yếu tố tăng trưởng, đó là địa chủ, cơng nhân và tư bản. Sự phân phối thu nhập của ba nhóm người này phụ thuộc vào quyền sở hữu của họ đối với các yếu tố sản xuất.
Cho đến đầu thế kỷ 19, nhà kinh tế chính trị đồng thời là nhà xã hội học, nhà triết học Karl Marx đã bổ sung vai trò của tiến bộ kỹ thuật đối với sự tăng trưởng. Theo ông, đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật là các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất, tạo ra giá trị thặng dư. Dưới quan điểm của nhà xã hội học, Marx phân chia xã hội thành ba nhóm người: Tư bản, công nhân và địa chủ nhưng điểm khác so với Ricardo, Marx chia nhưng nhóm này thành hai giai cấp. Giai cấp tư bản bao gồm cả tư bản và địa chủ là giai cấp nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất. Giai cấp công nhân là những người khơng có tư liệu sản xuất chỉ có sức lao động. Như vậy, đi kèm với sự phát triển đó là sự hình thành giai cấp và đây là một thách thức đối với xã hội.
Thừa hưởng kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế học đi trước, ngày nay, nhiều mơ hình kinh tế về sự tăng trưởng được hình thành. Các nhà kinh tế học đã mô tả mối
khi chưa đạt giá trị cực đại của sản lượng thì việc sử dụng thêm yếu tố đầu vào sẽ giúp nhà sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hơn.
Vốn hay tư bản trong kinh tế học là khái niệm để chỉ các yếu tố như tiền bạc, máy móc, cơng cụ lao động, bí quyết cơng nghệ, bản quyền, ..., được gọi chung là các yếu tố đầu vào. Trong lĩnh vực tài chính kế tốn thì những yếu tố đầu vào trên được gọi là nguồn lực tài chính và người sản xuất có thể dùng tiền để mua vốn tư bản.
2.2.3 Vai trị của tài chính vi mô
Các nhà kinh tế học đã chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng tới phát triển, tới tăng trưởng mà trong đó vốn là một yếu tố quan trọng. Vốn đầu tư được hình thành từ thặng dư do sản xuất đó chính là tiết kiệm. Tuy nhiên, quan điểm của Keynes cho rằng tiết kiệm có thể khơng đủ để đầu tư nên cần phải được cung cấp nguồn tài chính từ bên ngồi. Đối với những hộ nghèo, những hộ mà sản xuất không mang đủ thặng dư cho chi tiêu thì nhu cầu vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh và kể cả phục vụ cuộc sống là rất quan trọng và cần thiết.
những doanh nghiệp nhỏ. Do thiếu vốn nhiều hộ gia đình phải thu nhỏ quy mơ hoặc ngưng sản xuất. Một số hộ phải tiếp cận nguồn vốn với lãi suất cao.
Các tổ chức tài chính vi mơ cung cấp nhiều dịch vụ trong đó dịch vụ truyền thống là cho vay với lãi suất ưu đãi hay còn gọi là trợ giá lãi suất. Xuất phát từ quan điểm người nghèo cần vốn để sản xuất kinh doanh nhưng do khơng có tài sản thế chấp, quan hệ xã hội hạn chế nên họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, hoặc phải đi vay ngoài với lãi suất cao. Lãi suất thấp cũng là hình thức hỗ trợ nhằm giảm chi phí vốn dẫn đến giảm chi phí sản xuất của các hộ gia đình. Ngồi ra lãi suất thấp khuyến khích người dân mở rộng sản xuất, tăng thu nhập điều này giúp hộ gia đình thốt nghèo.
Theo Trương Tấn Diệp (2001), lãi suất giảm sẽ giúp tăng đầu tư, Hình 1a, và đầu tư tăng dẫn đến tăng sản lượng, Hình 1b.
Như vậy cơ sở lý thuyết đã chỉ ra sự tồn tại việc phân tầng xã hội trong đó có người nghèo, vai trị của vốn, của tài chính vi mơ đối với sản xuất và xóa đói - giảm nghèo. Để giúp giúp xóa đói - giảm nghèo thành cơng thì cần nhiều chính sách, trong đó chính sách tài chính, cho vay với lãi suất ưu đãi, sẽ giúp các hộ nghèo mở rộng sản xuất, cải thiện thu nhập.
2.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới 2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Xóa đói - giảm nghèo và TCVM là những đề tài được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. Các tác giả đã nhìn nhận vấn đề đói nghèo ở nhiều góc nhìn khác nhau nhưng hầu hết các tác giả đều cho rằng các yếu tố về nhân khẩu học, vốn tài chính, chính sách hỗ trợ của các tổ chức và vai trị của chính phủ trong việc phát triển vùng ảnh hưởng đến việc xóa đói - giảm nghèo. Đồng thời, nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ, vai trị của TCVM đối với xóa đói - giảm nghèo.
Nghiên cứu của Benedito Armando Cunguara (2008) về xóa đói - giảm nghèo ở khu vực nông thôn của Mozambique đã chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc thoát nghèo như vấn đề sở hữu đất đai, đa dạng hóa trong hoạt động nơng nghiệp bằng cách kết hợp chăn nuôi, trồng trọt, ... Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố nhân khẩu học như trình độ học vấn, giới tính của người chủ hộ gia đình, quy mơ hộ gia đình cũng có ảnh hưởng đến việc thốt nghèo. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Reardon cùng các cộng sự (2007) thực hiện. Reaedon còn nhấn mạnh tầm quan trọng của thu nhập phi nông nghiệp trong việc giảm nghèo.
Trong nghiên cứu về vai trò của thị trường lao động và vốn con người đối với việc giảm nghèo, tác giả Keijiro Otsuka và các cộng sự (2007) đã chỉ ra nhiều yếu tố có ảnh hưởng tới việc xóa đói - giảm nghèo, trong đó, nhóm tác giả nhấn mạnh yếu tố vốn, sở hữu đất đai và trình độ của người chủ hộ gia đình có ảnh hưởng tới việc xóa đói - giảm nghèo. Tác giả đã đưa ra bằng chứng từ các nước Châu Á như Philippines, Thái Lan, Bangladesh cho đến các quốc gia Ethiopia, Kenya, Uganda ở
Châu Phi, luôn tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa số năm đến trường với thu nhập của hộ gia đình.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc đầu tư vào vốn con người và việc giảm nghèo đói ở Nigeria (2011), tác giả Alagba Chidinma Amaka đã tập trung vào việc phân tích ảnh hưởng của vốn con người thông qua quá trình học tập đối với việc xóa đói - giảm nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ này là chặt chẽ ở bậc giáo dục phổ thơng, ở trình độ cao hơn phổ thơng là chưa rõ ràng. Khi người chủ hộ gia đình có trình độ giáo dục phổ thơng nâng lên một bậc (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng) thì mức độ nghèo đói có giảm. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra ảnh hưởng của vốn tài chính, đất đai, giới tính, tuổi của người chủ hộ, quy mơ hộ gia đình có ảnh hưởng tới việc xóa đói - giảm nghèo.
Nghiên cứu về Ảnh hưởng của TCVM đối với việc xóa đói - giảm nghèo – Bằng chứng thực nghiệm từ Malaysian, tác giả Sayed Samer (2015) cùng các cộng sự đã tiến hành khảo sát 780 hộ gia đình có sử dụng dịch vụ TCVM ở hai tỉnh Selangor và Melaka bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng về ảnh hưởng của các khoản vay TCVM đối với việc cải thiện thu nhập hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm bằng chứng mới về ảnh hưởng của tài chính vi mơ đối với phát triển kinh tế xã hội của các hộ gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt là những phụ nữ không thể tiếp cận các dịch vụ tài chính do nghèo đói. TCVM giúp họ đa dạng hóa thu nhập gia đình, tạo việc làm cho phụ nữ, đặc biệt là những người có trình độ học vấn thấp. Khơng chỉ có các khoản vay TCVM đã giúp khách hàng cải thiện 9,9% thu nhập mà nghiên cứu cũng chỉ ra ảnh hưởng tích cực của những chương trình huấn luyện đào tạo phù hợp với mỗi nhóm đối tượng đã cải thiện thu nhập tăng thêm 1,7%.
Trước một thực tế còn nhiều nghi ngờ về vai trị của TCVM đối với xóa đói - giảm nghèo, trong bài báo khoa học TCVM như một công cụ giảm nghèo – Đánh giá, phê bình, giáo sư Anis Chowdhury (2009) thuộc đại học Tây Úc đã tập hợp từ rất nhiều nghiên cứu khác để bình luận về chủ đề này. Nhiều tranh luận tỏ ra hoài nghi về việc ngân hàng Grameen đã giúp 5% khách hàng của họ thoát nghèo mỗi năm. Dẫn ý kiến của David Hulme và Paul Mosley (1996), tác giả cho rằng các hộ nghèo
không được lợi từ TCVM, chỉ những người đi vay không ở nghèo (có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo) mới có thể làm tốt với tài chính vi mơ, tận hưởng được những ảnh hưởng tích cực đáng kể, còn lại, phần lớn những người thu nhập dưới chuẩn nghèo thì thực sự đã thu được lợi nhuận ít hơn sau khi nhận được khoản vay nhỏ, so với nhóm đối chứng khơng nhận được khoản vay như vậy. Ở mức độ khác, Anis Chowdhury đã dẫn chứng các phát hiện trong nghiên cứu của Hulme và Mosley ngụ ý rằng: TCVM chỉ là một nhân tố trong việc cải tạo ra thu nhập bởi cịn có những yếu tố bổ sung khác như kỹ năng kinh doanh, hỗ trợ của các tổ chức trong việc tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tình trạng của nền kinh tế, ... có vai trị quan trọng đối với việc cải thiện thu nhập của người nghèo. Cũng trong bài bình luận của mình, tác giả dẫn lời của Giáo sư Yunus (2003), "Tài chính vi mơ khơng phải là một phép chữa bệnh thần kỳ có thể loại bỏ đói nghèo, tuy nhiên nó có thể chấm dứt đói nghèo cho nhiều người và giảm mức độ nghiêm trọng của đói nghèo cho người khác. Khi kết hợp với các chương trình hỗ trợ khác, tín dụng nhỏ là một cơng cụ thiết yếu trong việc tìm kiếm một thế giới khơng nghèo đói ". Như vậy, tài
chính vi mơ khơng phải là thuốc chữa bách bệnh cho xóa đói - giảm nghèo mà cơng cuộc này cần có thêm nhiều yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, kỹ năng kinh doanh, chính