4.1 .T ổng quan về cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1999-2014
4.1.4.1 .Thị trường xăng dầu Việt Nam và vai trò của Nhà Nước
4.3. Kết quả phân tích mơ hình VAR
4.3.1.3. Phân tích phản ứng xung với cú shock giảm
Để kiểm chứng thay đổi của cán cân thương mại đối với các tình huống xuất hiện cú sốc giảm đột ngột các biến, nghiên cứu mở rộn phân tích phản ứng xung với cú sốc giảm 1 đơn vị độ lệch chuẩn của các biến theo trật tự (4.1)
Hình 4.19 Kết quả phân tích phản ứng xung với cú shock giảm theo trật tự (4.1) -40 -30 -20 -10 0 10 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Response of TB2_SA to Shock1
-40 -30 -20 -10 0 10 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Response of TB2_SA to Shock2
Phản ứng của TB đối với EX giảm (4.19b)
-40 -30 -20 -10 0 10 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Response of TB2_SA to Shock3
Phản ứng của TB đối với IP giảm (4.19c)
Kết quả phân tích phản ứng xung đối với các cú shock giảm 1 đơn vị độ lệch chuẩn lên cân bằng cán cân thương mại cho kết quả ngược lại với trường hợp cú shock tăng. Cụ thể, khi giá dầu giảm 1 đơn vị độ lệch chuẩn sẽ làm cho cán cân thương mại thặng dư (hình 4.19 a). Tuy nhiên cũng giống như trường hợp giá dầu tăng, tác động của các cú shock giá dầu lên cán cân thương mại rất nhỏ. Cụ thể đối với trường hợp này ảnh hưởng dường như chỉ kéo dài được trong 6 tháng đầu tiên rồi đi vào ổn định. Đều này phù hợp với phân tích ở phần trên trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014, mặt dù trong giai đoạn này giá dầu thế giới biến đổi liên tục nhưng ảnh hưởng cân đối kim ngạch xuất – nhập khẩu dầu thô và xăng dầu các loại khơng ảnh hưởng nhiều đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam. Khi giá dầu giảm 1 đơn vị độ lệch chuẩn sẽ tác động hai chiều tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế. Giá dầu giảm ảnh hưởng đến nguồn thu từ xuất khẩu dầu thơ, thậm chí phải cắt giảm sản lượng khai thác nếu giá dầu xuống dưới mức hòa vốn.
Tuy nhiên giá dầu giảm lại tác động tích cực đến đời sống của người dân, đồng thời kích thích sản xuất do yếu tố đầu vào giảm. Hàng hóa sản xuất để xuất khẩu có giá thành cạnh tranh hơn từ đó sẽ kích thích xuất khẩu. Mức tăng của xuất khẩu các mặt hàng khác bù đắp được khoảng thâm hụt do giảm xuất khẩu dầu thơ nên mơ hình chung khi giá dầu giảm vẫn có tác động tích cực đến cán cân thương mại Việt Nam.
Cân bằng cán cân thương mại luôn biến động cùng chiều với tỷ giá ngoại. Vì Việt Nam là một nước nhập siêu nên xu hướng biến động cùng chiều càng rõ nét.Khi tỷ giá giảm 1 đơn vị độ lệch chuẩn hay nói cách khác VNĐ tăng giá, sẽ làm cán cân thương mại ngày càng thâm hụt (hình 4.19b). Hàng hóa nhập khẩu lúc này sẽ rẻ hơn nên nhu cầu nhập khẩu tăng lên, trong khi xuất khẩu giảm do giá bán của hàng hóa sản xuất trong nước mắc hơn và kém cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác. Nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm khiến cho cán cân thương mại ngày càng thâm hụt.
Giá trị sản lượng cơng nghiệp giảm 1 đơn vị độ lệch chuẩn có ảnh hưởng rất nhỏ đến cân bằng cán cân thương mại (hình 4.19c). Với mức giảm có giá trị nhỏ của sản lượng ít tác động đến cán cân thương mại vì có thể do trong giai đoạn phát triển nên khi giá trị sản lượng công nghiệp giảm, quy mô sản xuất giảm xuống đồng nghĩa với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa đầu vào giảm.Quy mơ sản xuất cũng ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngồi, khi quy mơ sản xuất ít đi thì xuất khẩu cũng giảm xuống. Mức ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu khi giá trị sản lượng công nghiệp giảm dường như là như nhau nên làm cho mức cân bằng cán cân thương mại không thay đổi.