Bảng 4.1 trình bày số liệu thống kê mơ tả tổng hợp về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của tất cả các biến.
Bảng 4.1. Thống kê mô tả theo biến nghiên cứu
Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất VOL1 1.147 0.530 -0.505 2.374 VOL2 3.116 0.821 1.053 5.856 FOREIGN 0.112 0.149 0.000 0.722 FINST 0.092 0.147 0.000 0.680 FINDV 0.020 0.026 0.000 0.270 STATE 0.284 0.232 0.000 0.997 SIZE 27.049 1.446 23.282 30.909 TURNOVER 0.004 0.005 0.000 0.040 LEVERAGE 0.384 0.730 0.000 4.979 Nguồn: Tự tổng hợp
Tiếp đến, bảng 4.2 thống kê mơ tả giá trị trung bình theo năm của các biến trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015 để nắm bắt được xu hướng biến động qua các năm.
Bảng 4.2. Thống kê mô tả theo năm nghiên cứu
Năm MEAN 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 VOL1 1.729 1.275 1.191 1.193 0.940 0.944 0.758 VOL2 3.747 3.298 3.059 2.961 2.921 3.063 2.760 FOREIGN 0.091 0.107 0.104 0.111 0.117 0.122 0.130 FINST 0.068 0.086 0.086 0.093 0.099 0.104 0.110 FINDV 0.024 0.021 0.018 0.018 0.018 0.017 0.020 STATE 0.298 0.298 0.285 0.291 0.290 0.277 0.251 SIZE 26.758 26.950 27.051 27.068 27.108 27.169 27.237 TURNOVER 0.008 0.007 0.002 0.002 0.002 0.003 0.002 LEVERAGE 0.461 0.443 0.430 0.386 0.341 0.300 0.326 Nguồn: Tự tổng hợp
Đối với biến VOL1 – Trung bình tỷ suất sinh lợi và VOL2 – Độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi: Giá trị trung bình của VOL1 của các cơng ty thuộc mẫu nghiên cứu là
1.147 và độ lệch chuẩn là 0.53, giá trị tương ứng cho VOL2 là 3.116 và 0.821 đồng thời giá trị VOL1 và VOL2 sụt giảm đều qua các năm từ năm 2009 đến năm 2015. Bài nghiên cứu ghi nhận xu hướng sụt giảm rõ rệt sự biến động trong tỷ suất sinh lợi chứng khốn qua các năm đặc biệt trong năm 2010 có sự sụt giảm đáng kể trong VOL1 và VOL2. Lý do cho sự giảm sút trong biến động tỷ suất sinh lợi đó là sau thời điểm khủng hoảng tài chính, thị trường chứng khoán Việt Nam dần trở nên trầm lắng do các tác động dai dẳng từ từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008.
Đối với biến FOREIGN – Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi cổ đông nước ngoài, FINST– Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi tổ chức nước ngoài và FINDV– Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi cá nhân nước ngoài: Tỷ lệ vốn
chủ sở hữu được nắm giữ bởi cổ đông nước ngồi (FOREIGN) trung bình đạt 11.2%, giá trị cao nhất đạt 72.2% , tỷ lệ này gia tăng liên tục qua các năm từ năm
2009 đến năm 2014 và đạt mức tăng cao nhất trong năm 2015 (trung bình đạt 13%). Lý do cho sự tăng đột biến trong một số công ty trong năm 2015 đó chính là việc Thủ tướng chính thức ký ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/09/2015 về việc sửa đổi bổ sung Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khốn. Điểm đáng chú ý nhất đó chính là nếu doanh nghiệp không kinh doanh vào các ngành nghề đặc biệt thì nhà đầu tư nước ngồi có thể hoàn toàn sở hữu 100% cổ phần nếu điều lệ công ty không giới hạn quy định thay vì với mức trần quy định trước đây là 49%. Với nghị định mới được ban hành sẽ mang đến kỳ vọng trong những năm sau này tỷ lệ nắm giữ bởi cổ đơng nước ngồi sẽ gia tăng một cách nhanh chóng.
Tương tự, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi tổ chức nước ngoài (FINST) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi cá nhân nước ngoài (FINDV) lần lượt đạt trung bình lần lượt khoảng 9.2% và 2%. Nhìn vào giai đoạn nghiên cứu từ năm 2009 - 2015, vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi tổ chức nước nước ngoài gia tăng liên tục qua các năm (xem bảng 4.2), góp phần chủ yếu trong sự gia tăng trong tỷ lệ vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi cổ đơng nước ngồi. Điều này cho thấy vai trò chủ đạo của nguồn vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi tổ chức nước ngoài trong nguồn vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi cổ đơng nước ngồi.
Đối với biến STATE – Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi cổ đông Nhà nước: Theo bảng 4.1, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi cổ đông Nhà nước
trong mẫu nghiên cứu chiếm khoảng 28.4%, độ lệch chuẩn 0.232, giá trị lớn nhất đạt 99.7% (mã chứng khoán DTT trong năm 2015). Đồng thời, theo bảng 4.2 bài nghiên cứu cho thấy một sự sụt giảm rõ rệt qua các năm của tỷ lệ này tuy nhiên vẫn còn khá cao so với các loại nhà đầu tư khác trên thị trường, điều này cho thấy Nhà nước vẫn đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế tuy nhiên đang có xu hướng dần dần thối vốn tại các cơng ty niêm yết đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cổ đơng khác có thể chủ động nắm giữ quyền điều hành và thực thi các chính sách liên quan đến cơng ty đồng thời việc thối vốn này sẽ tạo ra mơi trường kinh doanh bình đẳng
Đối với biến SIZE – Quy mô cơng ty, TURNOVER – Vịng quay chứng khốn và LEVERAGE – Tỷ lệ địn bẩy: Trong mẫu các cơng ty nghiên cứu, quy mô tổng thể
của các công ty gia tăng dần trong giai đoạn nghiên cứu. Đối với biến TURNOVER đại diện cho tính thanh khoản của các chứng khốn trong mẫu trung bình đạt 0.004 và giảm nhanh bắt đầu từ năm 2009 đạt 0.008 và đến năm 2015 đạt 0.002, các thống kê trên thể hiện được sự thiếu tính thanh khoản trong thị trường chứng khoán Việt Nam bắt nguồn từ sự ảm đạm và những khó khăn của thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính năm 2008 vẫn cịn ảnh hưởng dai dẳng đến Việt Nam. Cuối cùng, tỷ lệ đòn bẩy trung bình của các cơng ty trong mẫu nghiên cứu có xu hướng giảm dần qua các năm xuất phát từ mặt trái của việc sử dụng nợ đồng thời trong thời gian nghiên cứu lãi suất cho vay cũng là một trở ngại cho các công ty nhận các nguồn tài trợ bằng nợ, minh chứng là trong giai đoạn từ 2009 đến năm 2014, tỷ lệ đòn bẩy giảm mạnh qua các năm và vào cuối năm 2014 thông qua các biện pháp về giảm lãi suất huy động lẫn cho vay thông qua quyết định số 2174/QĐ-NHNN 2014 của Ngân hàng Nhà nước vào ngày 29/10/2014 là một trong những nhân tố chính đã thúc đẩy các cơng ty gia tăng việc sử dụng nợ trong giai đoạn sau này.