5.1 Kết luận
Luận văn xác định mức độ liên kết kinh tế giữa các địa phương bằng cách tiếp cận phương pháp hồi quy không gian theo một cách có hệ thống và được tiến hành theo tuần tự.
Nghiên cứu sử dụng công cụ đồ họa Mapinfo và kiểm định tương quan không gian giữa các địa phương bằng hệ số Moran’s I về các chỉ tiêu nghiên cứu, kết quả cho thấy tương quan không gian thuận chiều giữa các địa phương tại Việt Nam về quy mô tổng sản phẩm tạo ra trên địa bàn cấp tỉnh (lnGRDP), quy mô tổng vốn đầu tư trong năm (lnCapital), quy mô tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (lnFDI), quy mơ dân số trung bình của tỉnh (lnPopulation) và quy mơ dân số thành thị (lnUrban). Điều đó đã cho thấy sự cần thiết của cơng cụ phân tích hồi quy khơng gian trong đánh giá quan hệ kinh tế ở cấp tỉnh thành, khi các ước lượng OLS với dữ liệu bảng thông thường cho thấy những hạn chế nhất định trong việc đánh giá các quan hệ không gian các biến kinh tế.
Sử dụng phương pháp hồi quy không gian trong mối quan hệ kinh tế của các địa phương tại Việt Nam với ma trận đường bộ, ma trận tọa độ và ma trận liền kề, kết quả cho thấy các yếu tố vốn, yếu tố lao động tác động cùng chiều đến quy mô tăng trưởng kinh tế của địa phương đó mà cịn có ảnh hưởng cùng chiều đến quy mơ kinh tế của các địa phương lân cận. Cụ thể:
- Khi xem xét mối liên kết kinh tế của các địa phương trong mối quan hệ giữa các yếu tố như vốn đầu tư trong năm (lnCapital), quy mơ dân số trung bình của tỉnh (lnPopulation) và quy mơ kinh tế (lnGRDP) thì việc sử dụng ma trận tọa độ được cho là ma trận phù hợp. Qua đó cho thấy các yếu tố tác động trực tiếp đến quy mô kinh tế của địa phương (lnGRDP) gồm có quy mơ vốn đầu tư trong năm (lnCapital), quy mô dân số trung bình trong tỉnh (lnPopulation) và ngồi ra cịn có tác động gián tiếp đến quy mô kinh tế địa phương từ quy mô kinh tế của các địa phương lân cận (w.lnGRDP) và quy mô dân số của các tỉnh lân cận (w.lnPopulation). Khi quy mô kinh tế của các địa phương lân cận tăng 1% (w.lnGRDP) và trong điều kiện các yếu
tố được xem như nhau thì sẽ tác động gián tiếp đến quy mô kinh tế của tỉnh tiếp nhận tăng 0,40%; khi quy mô vốn đầu tư trong năm của các tỉnh tăng lên 1%, trong điều kiện các yếu tố được xem như nhau thì sẽ thúc đẩy quy mô kinh tế của địa phương tăng trung bình 0,39%, trong đó: 0,11% là do tác động trực tiếp từ quy mô vốn đầu tư nội tỉnh và 0,28% là tác động gián tiếp từ quy mô vốn đầu tư các tỉnh lân cận; và khi quy mô dân số các tỉnh tăng 1%, thì tác động tích cực đến quy mơ kinh tế các tỉnh (lnGRDP) tăng trung bình 4,16%, trong đó: 0,95% là tác động trực tiếp từ chính quy mơ dân số nội tỉnh và 3,21% là tác động gián tiếp từ quy mô dân số của các địa phương lân cận.
- Mối liên kết kinh tế của các địa phương dưới tác động của các yếu tố như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (lnFDI), quy mô dân số thành thị (lnUrban) và quy mô dân số nông thôn (lnRural) đến quy mô kinh tế cấp tỉnh (lnGRDP) thì việc sử dụng ma trận đường bộ được cho là thích hợp hơn. Qua đó cho thấy các yếu tố thực sự tác động đến quy mô kinh tế của địa phương (lnGRDP) gồm các nhân tố trực tiếp như quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (lnFDI), quy mô dân số thành thị (lnUrban), quy mô dân số nông thôn (lnRural) và các nhân tố gián tiếp từ địa phương lân cận như: quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (w.lnFDI), quy mơ dân số thành thị (w.lnUrban), quy mô dân số nông thôn (w.lnRural). Khi quy mô vốn đầu tư trực tiếp FDI của các tỉnh tăng lên 1%, trong điều kiện các yếu tố được xem như nhau thì sẽ thúc đẩy quy mô kinh tế của địa phương tăng trung bình 0,10%, trong đó: 0,02% là tác động trực tiếp từ chính quy mơ vốn đầu tư FDI của nội tỉnh và 0,08% từ tác động gián tiếp từ quy mô vốn đầu tư FDI các tỉnh trong khu vực lân cận; Và khi quy mô dân số thành thị các tỉnh tăng 1% sẽ thúc đẩy quy mô kinh tế các tỉnh (lnGRDP) tăng trung bình 2,24%, trong đó: 0,50% là sự tác động trực tiếp từ chính quy mơ dân số thành thị của tỉnh đó và 1,74% là tác động gián tiếp từ quy mô dân số thành thị của địa phương lân cận. Tương tự, khi quy mô dân số nông thôn các tỉnh tăng 1% trong điều kiện các yếu tố khác xem như khơng đổi thì sẽ thúc đẩy quy mơ kinh tế các tỉnh (lnGRDP) tăng trung bình 3,17%, trong đó:
0,62% là sự tác động trực tiếp từ chính quy mơ dân số nông thôn trong tỉnh và 2,55% là tác động gián tiếp từ quy mô dân số nơng thơn.
Qua các bước phân tích, đánh giá và thảo luận về các nội dung chi tiết, nghiên cứu đã cung cấp các bằng chứng thống kê cho các kết luận đối với các giả thiết sau:
- Giả thiết H1: Về quan hệ của vốn đầu tư trong năm đến quy mô kinh tế của các địa phương, nghiên cứu đã chỉ ra vai trị tích cực của quy mơ vốn đầu tư đến quy mô kinh tế của các địa phương. Nghĩa là, khi địa phương có quy mơ vốn đầu tư trong năm càng lớn sẽ tạo động lực cho tăng trưởng quy mô kinh tế của tỉnh thành đó, ngồi ra cịn có tác động tích cực đến quy mơ kinh tế các địa phương lân cận.
- Giả thuyết H2: Về quan hệ của nguồn vốn đầu tư trực triếp nước ngoài đến quy mô kinh tế các địa phương. Kết quả cho thấy tác động cùng chiều của nguồn vốn FDI đến quy mô kinh tế trong tỉnh tiếp nhận mà còn tác động lan tỏa đến quy mô kinh tế của khu vực xung quanh.
- Giả thuyết H3: Giả thuyết về mối quan hệ giữa quy mô dân số với quy mô kinh tế các địa phương. Theo đó, khi quy mơ dân số tăng lên sẽ tác động tích cực đến quy mơ kinh tế của tỉnh thành và tác động gián tiếp đến quy mô kinh tế của các tỉnh thành trong khu vực lân cận.
- Giả thuyết H4: Về sự khác biệt giữa các vùng kinh tế với quy mô kinh tế của các địa phương. Kết quả ước lượng cho thấy tác động cố định (FEM) được xem là phù hợp, do vậy yếu tố vùng kinh tế chưa được đề cập trong mối quan hệ kinh tế không gian giữa các địa phương mặc dù hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, kết quả nghiên cứu đã xác định được mức độ liên kết kinh tế giữa
các địa phương tại Việt Nam bằng cách tiếp cận phương pháp hồi quy không gian trên 02 mơ hình quan hệ kinh tế.
5.2 Hàm ý chính sách
Mối liên kết kinh tế giữa các địa phương giai đoạn 2010-2017 đã được mơ hình hóa giữa các nhóm yếu tố vốn, yếu tố lao động tác động đến nhóm yếu tố tăng trưởng và có ý nghĩa thống kê, qua đó nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan:
Tăng cường vai trị liên kết kinh tế vùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại tương quan không gian dương giữa các địa phương lân cận. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã cho thấy vai trị của yếu tố vùng qua tác động yếu tố ngoại lực đóng góp lớn hơn các yếu tố nội lực của tỉnh. Do vậy, trong quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội của một địa phương sẽ tác động lan tỏa đến các địa phương khác. Vì thế, nhà quản lý cần thay đổi nhận thức trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của các địa phương trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn thì phải xem nội dung liên kết, tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mơ hình kinh tế theo vùng là động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững của các địa phương.
Tăng cường quy mô và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho
thấy vốn đầu tư là yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế của các địa phương, ngồi ra cịn đóng vai trị gián tiếp có tác động lan tỏa đến các địa phương lân cận khác. Do vậy, cần xây dựng chính sách nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của xã hội cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Xây dựng đồng bộ hóa và phát triển hạ tầng giao thông theo hướng kết nối, đặc biệt các giao thông huyết mạch nhằm giảm chi phí vận chuyển trong vùng từ đó tạo động lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương và khu vực.
Liên kết kinh tế vùng trong chính sách thu hút vốn FDI. Nghiên cứu cho thấy
việc thu hút FDI của từng địa phương có tác động cùng chiều đến quy mơ kinh tế của địa phương tiếp nhận, ngồi ra quy mơ vốn đầu tư FDI đóng vai trị lan tỏa đến quy mô kinh tế của các địa phương. Do đó, để các địa phương cùng thu hút vốn FDI theo hướng tích cực thì các địa phương trong vùng và các Bộ ngành cần thống nhất các chính sách, quy định chung trong việc sử dụng, chia sẻ nguồn lực để thu hút FDI. Bên cạnh đó, các địa phương trong vùng cần đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh tự do hóa thị trường vốn, thị trường lao động và thị trường công nghệ nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư vào vùng kinh tế.
Tăng cường liên kết vùng trong phân bổ nguồn lực lao động và dân số.
Nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của quy mô dân số đối với sự phát triển kinh tế của các địa phương. Do vậy, cần có cơ chế chính sách phối hợp trong quản
lý đất đai, nhà ở, cho thuê mặt bằng nhằm tạo hành lang kinh tế để kích thích và kéo dãn quy mơ dân số tạo không gian chung cho các tỉnh thành đầu tư và phát triển.
5.3 Hạn chế của đề tài
Mặc dù tác giả đã nỗ lực trong quá trình thực hiện luận văn, tuy nhiên trong thời gian ngắn luận văn cũng bộc lộ một số hạn chế, vì vậy nghiên cứu tiếp theo có thể kế thừa những kết quả đạt được và khắc phục một số hạn chế:
Thứ nhất, luận văn sử dụng dữ liệu quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn cấp
tỉnh từ Niên giám Thống kê của 63 tỉnh thành, các số liệu này hiện nay cho thấy sự bất cập và được thể hiện qua sự chênh lệnh trong tốc độ tăng trưởng GDP của các địa phương với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Hiện nay, Tổng cục Thống kê đã xây dựng đề án “ Khắc phục chênh lệnh số liệu GDP giữa Trung ương và địa phương” và một trong những nội dung quan trọng của đề án này là kể từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm biên soạn và công bố số liệu GRDP cấp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nhằm đảm bảo tính thống nhất trong dữ liệu GDP giữa Trung ương và địa phương. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo cần tiến hành trên nguồn dữ liệu được Tổng cục Thống kê biên soạn cho cấp tỉnh.
Thứ hai, nghiên cứu sử dụng 3 ma trận trọng số khơng gian khác nhau trong
ước lượng mơ hình, tuy nhiên với mỗi ma trận thì tương quan khơng gian của biến nghiên cứu phụ thuộc vào sự hiện diện các biến kinh tế trong mơ hình. Luận văn chưa kiểm chứng tất cả các ma trận trọng số, do đó nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng các chuyên đề ma trận nhằm xác định ma trận phù hợp với đặc điểm tình hình các địa phương tại Việt Nam, đảm bảo thống nhất trong so sánh và phân tích.
Thứ ba, trong phương pháp luận kinh tế lượng hiện nay vấn đề nội sinh trong
hồi quy không gian đã và đang được nghiên cứu mở rộng do đó luận văn chưa thể đề cập đến vấn đề nội sinh, do vậy các nghiên cứu tiếp theo cần cải thiện hiện tượng nội sinh trong mơ hình hồi quy khơng gian.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu Tiếng Việt
Đào Thị Bích Thủy, 2016. Tác động lan tỏa của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Trường hợp của các nước ASEAN-5. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, số 3, trang 80-87.
Lê Văn Thắng và Nguyễn Lưu Bảo Đoan, 2017. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến FDI của các tỉnh thành Việt Nam bằng mơ hình kinh tế lượng khơng gian. Tạp chí
phát triển kinh tế, số 28(7), trang 04-33.
Nguyễn Minh Kiều và cộng sự, 2016. Tác động của FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN giai đoạn 1995-2014. Tạp chí khoa
học đại học mở TP.HCM, số 50(5), trang 16-24.
Nguyễn Quang Hiệp và Nguyễn Thị Nhã, 2015. Vai trò của các yếu tố nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2014. Tạp chí phát triển
và phát triển, số 219, trang 9-19.
Nguyễn Thị Hồng Đào và Phạm Thế Anh, 2012. Hiệu ứng lan tỏa xuất khẩu từ FDI trong ngành công nghiệp chế biến tại Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, số 263, trang 11-19.
Nguyễn Minh Kiều và cộng sự, 2016. Tác động của FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN giai đoạn 1995-2014. Tạp chí khoa
học đại học mở TP.HCM, số 50(5), trang 16-24.
Phạm Thế Anh, 2018, Phân tích tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Trần Thị Kim Cương, 2016. Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngồi và tăng trưởng kinh tế. Tạp chí phát triển và hội nhập, số 26(36), trang 10-20.
Trần Thị Tuấn Anh và Nguyễn Thanh Vân, 2016, Nghiên cứu mối liên hệ kinh tế giữa các địa phương ở Việt Nam bằng phương pháp hồi quy không gian, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3-
Trần Thị Tuấn Anh, 2015. Kiểm định sự hội tụ thu nhập ở khu vực ASEAN bằng mơ hình hồi quy khơng gian, hội thảo khoa học quốc tế “Kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong bối cảnh tồn cầu hố”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Trần Thị Tuấn Anh, 2016. Kiểm định hội tụ thu nhập giữa các tỉnh thành ở Việt Nam bằng hồi quy không gian, Kỷ yếu hội thảo khoa học năm 2016: Lựa chọn tốt
hơn cho kinh tế Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tiễn. Đại học kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh, tháng 4-2016.
Trần Thị Tuấn Anh, 2017. Kiểm định hội tụ beta tuyệt đối giữa các tỉnh thành ở Việt Nam bằng phương pháp hồi quy không gian, Tạp chí khoa học đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, số 52(1), trang 70-79.
Danh mục tài liệu tiếng Anh
Amjad, Naveed and Ahmad, Nisar, 2014. Technology Spillovers and International Borders: A Spatial Econometric Analysis, Working Papers No.02/14,
University of Southern Denmark, Department of Border Region Studies.
Anselin, L, 1988. Spatial Econometrics: Methods and Models, Dorddrecht: Kluwer Academic Publishers.
Cliff, A.D. and Ord, J.K, 1973. Spatial Autocorrelation. London: Pion Ltd. De Mello, L.R. (1999). Foreign direct investment-led growth: evidence from time series and panel data. Oxford economic papers, 51(1), 133-151.
Gallo, J., C. Ertur and C. Baumont, 2003. A spatial econometric analysis of convergence across European regions, 1980-1995. In B. Fingleton European Regional Growth: Springer-Verlag, 99–129.
Gujarati, D, 2011. Econometrics by Example. Palgrave Macmilan: London. Pace, R Kelley and Barry, Ronald & Sirmans, C F, 1998. Spatial Statistics and Real Estate, The Journal of Real Estate Finance and Economics, Springer, vol. 17(1), 5-13.
Ramirez, Maria Teresa and Loboguerrero, Ana Maria, 2002. Spatial Dependence and Economic Growth: Evidence from a Panel of Countries, Borradores de Economia, Working Paper No. 206.
Rosenbloom, D. P. and Marshallian J.,1990. Factor Market Externalities and the Dynamics of Industrial Location. Journal of Urban Economics, 28(3), 349–70.
Stel, Adriaan J. van and Nieuwenhuijsen, Henry R., 2002. Knowledge Spillovers and Economic Growth an analysis using data of Dutch regions in the period 1987-1995, EIM Business and Policy Research, Scales –paper N200203.