Chương 2 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3.1. Nhân tố khách quan
- Điều kiện tự nhiên: Việt Nam là quốc gia có hệ sinh thái rừng, biển, đảo đa dạng và nhiều tài nguyên nhân văn thuận lợi cho đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Ngồi ra, vào mùa có thời tiết mát mẻ, ít bị thiên tai, ít mưa,… thì khách du lịch đến tham quan nhiều hơn nên nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch sinh thái cũng tăng cao, do đó khả năng cấp tín dụng của ngân hàng thương mại cũng gia tăng.
- Mơi trường kinh tế: Nhìn chung, thực trạng nền kinh tế ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các chủ thể kinh tế nói chung và của ngân hàng thương mại nói riêng. Một nền kinh tế ổn định tạo điều kiện thuận lợi hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, trong đó có hoạt động tín dụng. Khơng những vậy, nền kinh tế ổn định còn giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh du lịch sinh thái diễn ra bình thường khơng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khủng hoảng, lạm phát,…nên có thể thực hiện đúng cam kết tín dụng. Do đó, ngân hàng thương mại cũng mạnh dạn đẩy mạnh cấp tín dụng phát triển du lịch sinh thái.
phát triển du lịch sinh thái, cụ thể như sau:
+ Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người dân giảm nên họ ít có nhu cầu đi du lịch. Khi đó cá nhân, doanh nghiệp sẽ khơng thực hiện mở rộng việc đầu tư cho du lịch hoặc thậm chí thu hẹp về quy mơ. Trong giai đoạn này hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại cho phát triển du lịch sinh thái cần có sự chọn lọc kỹ càng.
+ Trong giai đoạn nền kinh tế hưng thịnh nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển du lịch sinh thái sẽ gia tăng vì nhu cầu du lịch của du khách tăng lên do thu nhập của người dân tăng thì họ có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn, tích lũy của nền kinh tế tăng nên khả năng huy động vốn của ngân hàng cao. Do đó, thời kỳ này đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng phát triển du lịch sinh thái là cần thiết.
Chính sách lãi suất của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Khi lãi suất tái cấp vốn tăng mà các ngân hàng thương mại sử dụng nguồn vốn này cho khách hàng vay thì phải điều chỉnh lãi suất cho vay tăng. Nếu lãi suất cho vay tăng trong trường hợp này sẽ làm tăng chi phí hoạt động cho những doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng để thực hiện việc đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Từ đó, nhà đầu tư cần cân nhắc giữa lãi phải trả trên đồng vốn huy động với hiệu quả sử dụng nguồn vốn để ra quyết định có nên vay vốn tại ngân hàng thực hiện đầu tư mở rộng cho du lịch. Khả năng đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại trong trường hợp này sẽ khó thực hiện nếu như khách hàng khơng muốn vay tại ngân hàng mà chuyển sang tìm kiếm nguồn tài trợ khác với mức chi phí rẻ hơn. Ngồi ra, lãi suất cấp tín dụng tăng sẽ kéo theo rủi ro trong việc thu hồi nợ cho vay của ngân hàng thương mại cũng gia tăng nên ngân hàng cần cân nhắc có nên cấp tín dụng trong trường hợp này.
Chính sách tỷ giá cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng cho đầu tư vào du lịch sinh thái, cụ thể như sau khi tỷ giá tăng được hiểu là đồng nội tệ bị giảm giá, do đó từ ngoại tệ có thể chuyển đổi thành nội tệ nhiều hơn. Nếu trường hợp này xảy ra thì có thể thu hút được nhiều du khách nước ngồi đến du lịch tại Việt Nam nhiều hơn vì chi phí sinh hoạt tại Việt Nam sẽ rẻ hơn do tỷ giá tăng. Từ đó, khuyến khích
các nhà đầu tư mở rộng đầu tư tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu khách hàng nước ngồi để tăng thu nhập. Và vì vậy, nhà đầu tư cần vay vốn tại ngân hàng nhiều hơn nên khả năng đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại sẽ cao hơn.
- Mơi trường chính trị - xã hội: Một đất nước có điều kiện tự nhiên, tài nguyên
nhân văn thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái nhưng nếu nền chính trị khơng ổn định, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra thì cũng khơng thể thu hút du khách đến du lịch. Do đó, đầu tư cho việc phát triển du lịch sinh thái trong trường hợp này là khơng cần thiết nên ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc cấp tín dụng phát triển cho loại hình du lịch sinh thái. Ngược lại, nếu đất nước đó có điều kiện tự nhiên, tài ngun nhân văn, mơi trường chính trị - xã hội ổn định thì có thể thu hút vốn đầu tư cho việc phát triển du lịch. Từ đó, khả năng cấp tín dụng để phát triển du lịch sinh thái của ngân hàng thương mại sẽ tăng.
- Chính sách của nhà nước hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái: Nhà nước xây dựng và phê duyệt đề án phát triển du lịch sinh thái cho từng vùng, từng địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để nhằm thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực này như đơn giản trong hồ sơ thủ tục cấp phép cho những dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái, ưu đãi thuế cho đối tượng kinh doanh du lịch sinh thái... Sự thông thống về mặt chính sách sẽ tạo điều kiện thu hút người làm du lịch sinh thái tăng lên và cũng là tiền đề cho việc đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng. Ngồi ra, theo Chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép các ngân hàng thương mại được thực hiện tăng trưởng tín dụng cho phát triển du lịch sinh thái nên khả năng mở rộng tín dụng cho loại hình du lịch này cũng được gia tăng.