Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2014 – 2016
4.1.1. Tởng dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái
Bảng 4.1: Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái của các ngân hàng thương mại
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2014 – 2016 ĐVT: Tỷ VND
Chỉ tiêu Thời gian
2014 2015 2016 Dư nợ phát triển DLST 10,062.78 14,240.38 21,450.58 Tổng dư nợ 63,216 78,004.9 102,197.8
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang [25]
Biểu đồ 4.1: Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang [25]
hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2014 – 2016 ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ tín dụng. Cụ thể: Năm 2014 dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái chiếm 15,9%; đến năm 2015 tăng lên 2,4% (đạt mức 18,3%); năm 2016 con số này đã đạt mức 21% trong tổng dư nợ tín dụng. Đạt được những kết quả nêu trên là bên cạnh những nỗ lực của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng đến khách hàng một cách kịp thời cũng phải kể đến vai trò của các cơ quan quản lý có liên quan trong việc đề ra các chính sách thuận lợi nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng.
4.1.2. Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo sản phẩm
Bảng 4.2: Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo sản phẩm của các ngân
hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2014 – 2016 ĐVT: Tỷ VND
Chỉ tiêu Thời gian
2014 2015 2016 Du lịch sinh thái biển 9,951.87 12,131.79 16,293.12 Du lịch sinh thái gắn với di tích lịch sử 78.65 1,368.22 3,588.07 Du lịch sinh thái rừng thiên nhiên 32.26 740.37 1,569.39 Tổng dư nợ phát triển DLST 10,062.78 14,240.38 21,450.58
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang [25]
Qua 4.2 cho thấy, dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái biển trong giai đoạn 2014 – 2016 chiếm tỷ trọng rất cao. Về mặt tương đối tuy có giảm nhưng giá trị đầu tư thực tế tăng qua các năm. Cụ thể: Năm 2014 dư nợ tín dụng du lịch sinh thái biển chiếm 98,9%; năm 2015 đạt mức 85.2% (giảm 13,7%); năm 2016 con số này đã đạt mức 76% trong tổng dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái. Đạt được những kết quả nêu trên là do Kiên Giang là vùng đất có nhiều ưu ái của thiên nhiên đặc biệt là biển, rừng sinh thái, khu di tích lịch sử rất đẹp khơng chỉ ở Việt Nam mà còn được cả thế giới công nhận.
Biểu đồ 4.2: Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo sản phẩm
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang [25]
4.1.3. Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo kỳ ha ̣n
Bảng 4.3: Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo kỳ hạn của các ngân hàng
thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2014 – 2016 ĐVT: Tỷ VND
Chỉ tiêu Thời gian
2014 2015 2016 Ngắn hạn 4,447.83 6,352.10 9,173.98 Trung và dài hạn 5,614.95 7,888.28 12,276.60 Tổng dư nợ phát triển DLST 10,062.78 14,240.38 21,450.58
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang [25]
Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng tổng dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái. Cụ thể: Năm 2014 dư nợ ngắn hạn chiếm 44,2%; năm 2015 chiếm 44,26%; năm 2016 dư nợ ngắn hạn chiếm 42,8%. Số liệu trên phản ánh đặc điểm của ngành nghề kinh doanh du lịch sinh thái là cần đầu tư khoản vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài hạn cho cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng, cơ sở hạ tầng giao thơng du lịch,... Cịn những khoản vốn ngắn hạn như phục vụ cho ăn uống, chi phí vận chuyển,… có thể dùng khoản tiền thu từ du khách để hồn trả. Đây là lý do vì sao dư nợ tín dụng ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng dư nợ.
Biểu đồ 4.3: Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo kỳ hạn
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang [25]
4.1.4. Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo đối tượng khách hàng
Bảng 4.4: Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo đối tượng của các ngân
hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2014 – 2016 ĐVT: Tỷ VND
Chỉ tiêu Thời gian
2014 2015 2016 Cá nhân 1,114.04 2,126.89 5,141.00 Doanh nghiệp 8,948.74 12,113.49 16,309.58 Tổng dư nợ phát triển DLST 10,062.78 14,240.38 21,450.58
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang [25]
Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo khách hàng thì chủ yếu BIDV Kiên Giang cấp tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp, tỷ trọng chiếm trên 80% tổng dư nợ cho giai đoạn 2014 – 2016 lần lượt: Năm 2014 chiếm 89%; năm 2015 chiếm 85,1%; năm 2016 chiếm 76%. Kết quả này phản ánh việc kinh doanh du lịch sinh thái ở Kiên Giang ln cần nguồn vốn lớn và đầu tư có tổ chức, các cá
nhân, hộ gia đình khai thác du lịch sinh thái theo kiểu homestay và chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, nhận thức được lợi nhuận từ kinh doanh du lịch sinh thái mang lại các cá nhân ngày càng tham gia càng nhiều vào đầu tư phát triển du lịch sinh thái, điều đó thể hiện qua nguồn vốn vay của cá nhân cho phát triển du lịch sinh thái ngày càng tăng mạnh.
Biểu đồ 4.4: Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo khách hàng
4.1.5. Tình hình nợ xấu của hoạt động tín dụng phát triển du lịch sinh thái Bảng 4.5: Nợ xấu đối với các khoản cấp tín dụng phát triển du lịch sinh thái của các Bảng 4.5: Nợ xấu đối với các khoản cấp tín dụng phát triển du lịch sinh thái của các
ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2014 – 2016 ĐVT: %
Chỉ tiêu Thời gian
2014 2015 2016
Tỷ lệ nợ xấu 0 0 0
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Kiên Giang [25]
Qua bảng 4.5 có thể thấy rằng, bên cạnh công tác thu hồi nợ đối với các khoản tín dụng phát triển du lịch sinh thái của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là rất tốt thì cịn cho thấy các đối tượng vay vốn ngân hàng kinh doanh đầu tư phát triển du lịch sinh thái đều có khả năng và ý thức trả nợ tốt. Điều này
chứng tỏ các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian qua đã không ngừng nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với phát triển du lịch sinh thái nói riêng. Tuy nợ quá hạn và nợ xấu không có nhưng trong thời gian tới các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang phải chủ động hơn nữa trong việc kiểm sốt chất lượng tín dụng, phân loại nợ, đảm bảo dư nợ phản ánh đúng thực trạng tín dụng, giám sát chặt chẽ dư nợ cho vay đối với phát triển du lịch sinh thái, kịp thời phát hiện những dấu hiê ̣u nợ xấu và có giải pháp ngăn ngừa để nợ xấu không xảy ra.