Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TỔ CHỨC KINH DOANH
DOANH DU LỊCH SINH THÁI
Bảng 4.8: Kết quả khảo sát đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái STT CÁC Ý KIẾN 1 2 3 4 5
F1: Nhận định của cá nhân/tổ chức kinh doanh DLST về những thuận lợi trong việc phát
triển DLST tại Kiên Giang.
Q1
Chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DLST?
0 3,58 60,15 35,27 0
Q2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội
thuận lợi cho phát triển DLST? 0 0 7,8 92,2 0
Q3 Sức hút về địa danh Kiên Giang đối với du lịch
tại là rất lớn? 0 16,12 38,54 42,68 2,66
Q4 Lượng du khách luôn ổn định? 0 0 4,5 95,5 0
Q5 Mức tiêu thụ sản phẩm DLST không bị ảnh
hưởng bởi thời tiết, khí hậu và mùa vụ? 0 87,46 6,52 6,02 0
Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy, các nhà làm du lịch sinh thái tại Kiên Giang có cùng quan điểm với các cơ quan quản lý nhà nước. Họ đánh giá cao các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái cũng như các điều kiện thuận lợi khác về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, sức hút về địa danh du lịch và lượng khách du lịch ổn định cho việc phát triển du lịch sinh thái tại Kiên Giang. Cụ thể: 35,27% đồng ý, 60,15% bình thường với nhận
định “Chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DLST”; 92,2% đồng ý, 7,8% bình thường với nhận định “Điều
kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi cho phát triển DLST”; 2,66% hoàn toàn
đồng ý; 42,68% đồng ý, 38,54% bình thường với nhận định “Sức hút về địa danh Kiên
Giang đối với du lịch tại là rất lớn”; 95,5% đồng ý, 4,5% bình thường với nhận định
“Mức tiêu thụ sản phẩm DLST không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu và mùa vụ”. Tuy nhiên, một khó khăn mà các nhà làm du lịch sinh thái cũng chỉ ra rằng đó là tính mùa vụ của du lịch sinh thái. Việc khai thác và thu nhập từ hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái cũng chịu ảnh hưởng rất lớn với yếu tố thời tiết. Theo đó, các ngân hàng cũng cần lưu ý để có chính sách hỗ trợ và thu hồi nợ tốt hơn.
F2: Mơ hình DLST phù hợp với Kiên Giang.
Q1 Phát triển mơ hình DLST biển? 0 0 0 100 0
Q2 Phát triển mơ hình DLST gắn với di tích lịch sử? 0 0 25,6 74,4 0
Q3 Phát triển mơ hình DLST rừng thiên nhiên? 0 70,3 29,7 0 0
Q4 Phát triển mơ hình DLST miệt vườn? 100 0 0 0 0
Q5 Phát triển mơ hình DLST gắn với chữa bệnh? 0 100 0 0 0
Q6 Phát triển mơ hình DLST thăm bản làng dân
tộc? 100 0 0 0 0
Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy, xu hướng đầu tư phát triển mơ hình du lịch sinh thái biển được các nhà làm du lịch quan tâm, đầu tư hơn cả. Cụ thể: 100% đồng ý
“Phát triển mơ hình DLST biển”; 74,4% đồng ý “Phát triển mơ hình DLST gắn với di tích lịch sử”; 25,6% bình thường với nhận định “Phát triển mơ hình DLST rừng thiên nhiên”. Như vậy, có thể xem du lịch sinh thái biển mơ hình được ưu tiên đầu tư, kế đến là mơ hình du lịch sinh thái gắn với di tích lịch sử và mơ hình du lịch sinh thái rừng thiên nhiên. Các mơ hình khác khơng được lựa chọn một phần là do không phù hợp với quy hoạch phát triển chung của vùng, một phần lợi ích kinh tế mang lại chưa tương xứng với nguồn vốn đầu tư.
F3: Những khó khăn cho việc phát triển DLST tại Kiên Giang.
Q2 Khó khăn về nhân lực? 0 100 0 0 0
Q3 Khó khăn về hạ tầng xã hội? 0 21,36 48,63 30,01 0
Q4 Khó khăn về chí phí dịch vụ? 0 0 23,42 62,91 13,67
Q5
Công tác quản lý nhà nước chưa theo kịp
với tốc độ phát triển DLST? 0 28,14 67,32 4,54 0
Q6
Phát triển DLST có thể dẫn đến ô nhiễm
môi trường? 0 0 38,42 21,74 39,84
Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy, các đối tượng kinh doanh du lịch sinh thái đối
diện với rất nhiều khó khăn, mà trước tiên là khó khăn về nguồn vốn. Cụ thể: 83,58%
hoàn toàn đồng ý, 11,25% đồng ý với nhận định “Khó khăn về nguồn vốn đầu tư”; 100% không đồng ý với nhận định “Khó khăn về nhân lực”; 30,01% đồng ý, 48,63% bình thường và 21,36% không đồng ý với nhận định “Khó khăn về hạ tầng xã hội”; 13,67% hoàn tồn đồng ý, 62,91% đồng ý và 23,42% bình thường với nhận định “Khó khăn về
chí phí dịch vụ”. Kế đến là các vấn đề về hạ tầng cũng như chi phí, giá cả dịch vụ cũng là nỗi lo của các nhà làm du lịch sinh thái tại Kiên Giang. Bên cạnh đó, các nhà làm du lịch sinh thái cũng còn lo ngại về những hạn chế khác sẽ phát sinh khi phát triển du lịch sinh thái tại Kiên Giang. Cụ thể: 28,14% không đồng ý, 67,32% bình thường, 4,54% đồng ý
với nhận định “Cơng tác quản lý nhà nước chưa theo kịp với tốc độ phát triển DLST”; 39,84% hoàn toàn đồng ý, 21,74% đồng ý với nhận định “Phát triển DLST có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường”. Như vậy, bên cạnh những lo ngại về nguồn vốn đầu tư, nhân lực… các nhà làm du lịch sinh thái cũng cho rằng cần phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vấn đề giao thông và điện nước, quản lý nhà nước về du lịch cần được quan tâm phát triển đồng bộ. Ngồi ra, vấn đề thu hẹp diện tích mặt nước, mặt đất dẫn đến ngập úng khi phát triển hạ tầng giao thông dẫn đến ô nhiễm môi trường cũng làm cho các nhà làm du lịch sinh thái lo ngại.