Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Sau khi tổng hợp các phiếu đối với cơ quan Quản lý Nhà nước như UBND các cấp, các sở ngành, trung tâm liên quan nhằm xác định nhu cầu tín dụng đối với việc phát triển du lịch sinh thái, kết quả có trên 70% cơ quan Quản lý Nhà nước đều đồng ý với việc phát triển du lịch sinh thái, nhận định phát triển DLST là cần thiết, hợp chủ trương. Tuy nhiên có trên 80% củng cho rằng việc phát triển DLST đang gặp khó khăn về nguồn vốn.
Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả khảo sát đối với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt
động phát triển du lịch sinh thái tại Kiên Giang
STT CÁC Ý KIẾN
1 2 3 4 5 ĐVT: %
F1: Đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước về những thuận lợi đối việc phát triển DLST tại Kiên Giang
Q1
Chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DLST?
0 0 12,34 17,4 70,26
Q2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội
Q3 Quy hoạch phù hợp cho việc phát triển DLST? 0 6,38 8,2 5,6 79,82
Q4 Sức hút về địa danh Kiên Giang đối với du lịch
tại là rất lớn? 0 0 14,45 23,4 62,15
Q5 Kinh nghiệm kinh doanh DLST của cá nhân,
tổ chức là rất nhiều? 0 0 37,59 22,61 39,8
Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy, các cơ quan quản lý nhà nước có những nhận
định tích cực về những thuận lợi đối việc phát triển DLST tại Kiên Giang. Cụ thể: 70,26% hoàn toàn đồng ý, 17,4% đồng ý với nhận định “Chủ trương, chính sách của
Đảng; pháp luật của Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DLST”; 87,12% hoàn toàn đồng ý, 9,74% đồng ý với nhận định “Điều kiện tự nhiên, kinh tế,
chính trị, xã hội thuận lợi cho phát triển DLST”; 79,82% hoàn toàn đồng ý, 5,6% đồng ý với nhận định “Quy hoạch phù hợp cho việc phát triển DLST”; 62,15% hoàn toàn đồng ý, 23,4% đồng ý với nhận định “Sức hút về địa danh Kiên Giang đối với du lịch hiện tại là
rất lớn” và 39,8% hoàn toàn đồng ý, 22,61% đồng ý và 37,59% bình thường với nhận
định “Kinh nghiệm kinh doanh DLST của cá nhân, tổ chức là rất nhiều”. Bên cạnh đó, các ý kiến lo ngại về các vấn đề liên quan đến phát triển DLST tại Kiên Giang vẫn còn dù chiếm tỷ lệ rất thấp nhưng rất thực tế. Cụ thể: 12,34% vẫn chưa đánh giá cao các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với phát triển du lịch sinh thái. Và vì vậy, nhà nước cần phải hồn thiện hơn nữa các chính sách hỗ trợ nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại Kiên Giang. Kế đến, 14,45% ý kiến tỏ ra bình thường về sức hút du lịch tại Kiên Giang, điều này cho thấy sức cạnh tranh du lịch ở Việt Nam là rất lớn giữa các địa phương như: Nha Trang, Đà Nẵng, Phan Thiết, Vũng Tàu … Theo đó, không chỉ riêng các nhà quản lý mà các người làm kinh doanh du lịch sinh thái phải nỗ lực hoàn thiện về mọi mặt nhằm tiếp tục thu hút du khách. Và 37,59% cũng nhận định là kinh nghiệm làm du lịch sinh thái cịn hạn chế. Do đó, người làm du lịch cần trao đổi học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác nhiều hơn nữa nếu không muốn bị tụt hậu và mất khách hàng.
F2: Nhận định của các cơ quan về đóng góp của việc phát triển DLST tại Kiên Giang.
Q1
Phát triển DLST sẽ góp phần tích luỹ vốn cho phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế khác trong đó đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp?
0 0 4,2 30,18 62,12
Q2 Phát triển DLST sẽ tạo ra nhiều công ăn việc
làm và gia tăng thu nhập cho người dân? 0 0 16,17 8,91 74,92
Q3 Phát triển DLST sẽ bảo vệ môi trường sinh
thái? 0 0 38,16 9,71 52,13
Q4 Phát triển DLST góp phần thúc đẩy đầu tư? 0 0 21,91 19,23 58,86
Q5 Phát triển DLST góp phần mở rộng quan hệ
kinh tế đối ngoại? 0 0 43,9 10,28 45,82
Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy, các cơ quan quản lý nhà nước có những ý kiến trái chiều về đóng góp của việc phát triển DLST tại Kiên Giang. Cụ thể: 65,62%
hoàn toàn đồng ý, 30,18% đồng ý với nhận định “Phát triển DLST sẽ góp phần tích luỹ
vốn cho phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế khác trong đó đặc biệt là nơng nghiệp và cơng nghiệp”; 74,92% hồn tồn đồng ý, 8,91% đồng ý với nhận định “Phát triển DLST sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm và gia tăng thu nhập cho người dân”; 52,13% hoàn toàn
đồng ý, 9,71% đồng ý với nhận định “Phát triển DLST sẽ bảo vệ mơi trường sinh thái”;
58,86% hồn toàn đồng ý, 19,23% đồng ý với nhận định “Phát triển DLST góp phần thúc đẩy đầu tư” và 45,82% hồn tồn đồng ý, 10,28% đồng ý và 43,9% bình thường với nhận định “Phát triển DLST góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại”. Mặc dù thừa nhận những đóng góp to lớn của việc phát triển du lịch sinh thái tại Kiên Giang nhưng các nhà quản lý (38,16%) vẫn còn e ngại những mặt trái của việc phát triển du lịch sinh thái đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường. Từ kinh nghiệm thực tế cho thấy, việc phát triển du lịch sinh thái có thể dẫn đến việc thu hẹp diện tích mặt đất, mặt nước kéo theo
ngập úng gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là điều mà không chỉ riêng các nhà quản lý lo ngại, mà cịn là nỗi lo của nhiều người dân, và vì vậy để có bài tốn tối ưu vừa phát triển du lịch vừa bảo vệ được mơi trường cần có sự chung tay góp sức của nhiều người thay vì cứ dựa vào nhà nước.
F3: Các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá về nguồn vốn đầu tư phát triển DLST tại
Kiên Giang.
Q1 Nguồn vốn nhà nước đầu tư cho phát triển
DLST còn hạn chế? 0 0 0 91,32 8,68
Q2 Quy mô nguồn vốn tự có của người kinh
doanh DLST là rất nhỏ? 0 0 0 88,16 11,84
Q3 Vai trò của nguồn vốn ngân hàng cho đầu tư
phát triển DLST là rất quan trọng? 0 0 0 0 100
Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy, hầu hết (100% ý kiến hoàn toàn đồng ý) đều đánh giá cao vai trò của nguồn vốn ngân hàng đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh đó cũng có những nhận định của nhà quản lý về các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Kiên Giang. Cụ thể: 100% có cùng quan điểm (8,68% hoàn toàn đồng ý, 91,32% đồng ý) với nhận định “Nguồn vốn nhà nước đầu tư cho phát triển DLST cịn hạn chế”; tương tự 11,84% hồn tồn đồng ý, 88,16% đồng ý với nhận định “Quy mô nguồn vốn tự có của người kinh doanh DLST là rất nhỏ”. Với sự phân tích trên có thể thấy rằng nguồn vốn ngân hàng sẽ là nguồn vốn chủ lực trong phát triển du lịch thái tại Kiên Giang trong thời gian tới.