4. Dự đoán và kết quả:
4.1. Phân tích hàm phản ứng xung (IRF)
4.1.1. Phản ứng của các biến trong nước trước cú sốc khu vực nước ngoài: ngoài:
a, Phản ứng của các biến trong nước trước cú sốc giá hàng hóa thế giới. -.004 -.002 .000 .002 .004 2 4 6 8 10 12 Response of DLGDP to LWCOMMO -1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2 4 6 8 10 12
Response of INF to LWCOMMO
-1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2 4 6 8 10 12
Response of IRATE to LWCOMMO
Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.
Hình 4.1: Phản ứng của các biến trong nước trước cú sốc giá hàng hóa thế giới.
Trước cú sốc tăng giá hàng hóa thế giới, sản lượng trong nước cũng tăng theo, có thể hiểu rằng lúc này giá hàng hóa trong nước rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa nước ngồi, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu làm gia tăng sản lượng trong nước.
Tuy nhiên khi có cú sốc tăng lạm phát khu vực nước ngồi thì lạm phát trong nước cũng có xu hướng gia tăng. Giá hàng hóa thế giới ảnh hưởng lên
15
giá của nền kinh tế nội địa thông qua 2 kênh: trực tiếp như là một loại hàng hóa tiêu dùng cuối cùng và gián tiếp như một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Vì vậy khi có cú sốc tăng giá hàng hóa thế giới thì sẽ đẩy mặt bằng giá hàng trong nước tăng theo.
So với kết quả các bài nghiên cứu trước về lạm phát như Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng (2013), Phạm Thế Anh (2008), Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) khi sử dụng biến giá dầu, giá gạo làm đại diện cho giá hàng hóa thế giới thì lạm phát mặc dù có chịu ảnh hưởng trễ từ cú sốc biến giá dầu nhưng nguyên nhân chủ yếu không phải do các yếu tố giá từ khu vực nước ngoài. Theo các tác giả trên việc sử dụng giá dầu có một sự hạn chế đó là sự quản lý của chính phủ đối với hàng hóa đặc biệt này, giá xăng dầu trong nước sẽ không biến động đồng thời với giá dầu thế giới mà có một độ trễ nhất định và chịu sự điều tiết của chính phủ. Do đó khơng thấy được tác động của giá khu vực nước ngoài lên lạm phát trong nước.
Tiếp theo ta sẽ xem xét phản ứng của biến số đại diện cho cơng cụ chính sách tiền tệ: lãi suất. Nhìn chung có thể thấy lãi suất chịu tác động tương đối mạnh và ngay lập tức trước xu thế biến động của cú sốc giá hàng hóa thế giới. Phản ứng cùng chiều từ cú sốc giá hàng hóa thế giới lên lãi suất của Việt Nam đồng nghĩa với việc cú sốc tăng lạm phát tồn cầu có ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam và khiến cho lãi suất tại Việt Nam có xu hướng gia tăng.
b, Phản ứng của các biến trong nước trước cú sốc sản lượng Hoa Kỳ:
-.006 -.004 -.002 .000 .002 .004 .006 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Response of DLGDP to DLUSGDP -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Response of INF to DLUSGDP Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.
Hình 4.2: Phản ứng của các biến trong nước trước cú sốc sản lượng Hoa Kỳ.
Biến sản lượng Hoa Kỳ được xem như đại diện cho biến động nền kinh tế thế giới. Trước cú sốc gia tăng sản lượng Hoa Kỳ, dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới tăng trưởng thì sản lượng trong nước cũng gia tăng trong 3 quý đầu và có một sự sụt giảm nhẹ ở quý 4, sau đó gia tăng trở lại và vẫn cịn dao động mạnh ở các quý sau.
Lạm phát trong nước cũng gia tăng nhanh trước cú sốc tăng trưởng sản lượng Hoa Kỳ, chỉ có một sự sụt giảm nhẹ ở quý 3 nhưng sau đó quay lại đà tăng từ quý 4 cho đến quý 9.
Nhìn chung, thời gian và mức độ phản ứng cao của các biến trong nước trước những cú sốc bên ngoài cho thấy độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam là tương đối lớn nên chính sách tiền tệ mà cụ thể là các cơng cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất và những hoạt động kinh tế trong nước (thể hiện ở các biến GDP, INF) sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn trước những biến động của kinh tế toàn cầu.
4.1.2. Phản ứng của các biến nội địa trước cú sốc của 2 biến đại diện cho tình hình kinh tế trong nước: cho tình hình kinh tế trong nước:
a, Phản ứng của lạm phát, tín dụng và lãi suất trước cú sốc của sản lượng trong nước:
-1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2 4 6 8 10 12 Response of INF to DLGDP -.03 -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 2 4 6 8 10 12 Response of DLCRED to DLGDP -1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2 4 6 8 10 12 Response of IRATE to DLGDP
Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.
Hình 4.3: Phản ứng của lạm phát, tín dụng và lãi suất trước cú sốc của sản lượng trong nước.
Trước cú sốc về tăng trưởng sản lượng trong nước, lạm phát ban đầu giảm, sau đó tăng nhanh trở lại và kéo dài hơn 4 quý. Điều này có thể được giải thích vì ban đầu sản lượng gia tăng làm tổng cung tăng nhanh khiến mặt bằng giá giảm xuống. Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tín dụng cũng sẽ được đẩy theo để tài trợ cho quá trình tăng trưởng, cùng với đó lạm phát sẽ biến động theo chiều hướng tăng lên. Đối phó với chiều hướng tăng mạnh của lạm phát, chính sách tiền tệ trong nước có xu hướng thắt chặt, thể hiện qua phản ứng tăng đều của lãi suất trong khoảng từ quý 2 đến quý 5, làm cho tín dụng cũng giảm mạnh trong khoảng thời gian này. Kết quả là lạm phát có xu
hướng giảm xuống. Nhưng sau khoảng 3 quý kiểm soát và hạn chế, lạm phát có khuynh hướng tăng mạnh trở lại do sản xuất, kinh doanh trong nước gặp khó khăn trước tình trạng lãi suất tăng cao làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp kéo theo tình trạng lạm phát do chi phí đẩy. Lúc này chính sách tiền tệ có xu hướng nới lỏng trở lại, lãi suất giảm bắt đầu giảm xuống để hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên lãi suất đã tăng trở lại trong thời gian ngắn trước khi thật sự sụt giảm mạnh từ quý thứ 9.
b, Phản ứng của các biến nội địa trước cú sốc của lạm phát trong nước. -.006 -.004 -.002 .000 .002 .004 .006 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Response of DLGDP to INF -1.6 -1.2 -0.8 -0.4 0.0 0.4 0.8 1.2 1.6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Response of INF to INF
-.04 -.03 -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Response of DLCRED to INF
-1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Response of IRATE to INF
-.02 -.01 .00 .01 .02 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Response of DLREER to INF
Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.
Hình 4.4: Phản ứng của các biến nội địa trước cú sốc của lạm phát trong nước.
Sản lượng thực có phản ứng trễ trước một cú sốc về lạm phát, sụt giảm nhẹ vào những quý đầu và chỉ thật sự rõ nét vào quý thứ 4 trước khi tăng trở lại và quay về trạng thái ban đầu sau 8 quý. Khi giá tăng thì phản ứng ban đầu của doanh nghiệp là gia tăng sản xuất, tuy nhiên trước một cú sốc lạm phát
tăng cao trong khi sản lượng danh nghĩa khơng tăng nhiều thì sẽ làm cho sản lượng thực giảm xuống.
Phản ứng của lạm phát với độ trễ của chính nó cho thấy cơng chúng có khuynh hướng lưu giữ ấn tượng về lạm phát trong quá khứ đồng thời có kỳ vọng nhạy cảm về lạm phát trong tương lai. Ký ức hay ấn tượng về một giai đoạn lạm phát cao trong quá khứ chỉ bắt đầu mờ nhạt dần sau khoảng 1 năm lạm phát liên tục giảm, nhưng rất có khả năng tăng cao trở lại sau vòng 2 năm.
Trước cú sốc tăng lạm phát, NHNN có khuynh hướng triển khai thắt chặt tiền tệ làm lãi suất gia tăng tức thời với cường độ mạnh và chỉ bắt đầu giảm sau hơn 3 quý, sau đó tăng trở lại từ quý thứ 6. Lãi suất thay đổi làm cho lượng tín dụng cung ứng cho nền kinh tế cũng biến động ngược chiều theo, ta có thể thấy thơng qua biểu đồ phản ứng xung của biến tín dụng đối với cú sốc lạm phát thì ngược chiều với phản ứng của lãi suất đối với cú sốc lạm phát. Bên cạnh đó, với việc sử dụng tín dụng như cơng cụ can thiệp trực tiếp trở lại trong thời gian gần đây bằng cách quy định hạn mức tín dụng, thì việc tín dụng sụt giảm trước cú sốc gia tăng của lạm phát có thể đến từ hai tác động: từ việc gia tăng lãi suất và từ chính sách kiểm sốt tín dụng.
Khi có cú sốc tăng lạm phát cũng làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước, REER phản ứng giảm ngay lập tức và chỉ quay lại trạng thái ban đầu sau 3 q, nhưng vẫn cịn tiếp tục dao động trong nhiều quý tiếp theo cho thấy REER chịu tác động lâu dài từ cú sốc lạm phát.
4.1.3. Phân tích các kênh truyền dẫn
a, Phản ứng của các biến nội địa đối với cú sốc lãi suất:
-.006 -.004 -.002 .000 .002 .004 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Response of DLGDP to IRATE -1.2 -0.8 -0.4 0.0 0.4 0.8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Response of INF to IRATE
-.02 -.01 .00 .01 .02 .03 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Response of DLCRED to IRATE
-.02 -.01 .00 .01 .02 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Response of DLREER to IRATE
Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.
Hình 4.5: Phản ứng của các biến nội địa đối với cú sốc lãi suất. Nhìn vào biểu đồ thì phản ứng của sản lượng với một cú sốc trong lãi suất khá nhanh và mạnh. Khi có cú sốc tăng lãi suất thì sản lượng sụt giảm nhẹ đến quý thứ 2 và quay trở lại trạng thái ban đầu sau 3 quý. Tuy nhiên biểu đồ cũng cho thấy hiệu ứng làm giảm sản lượng không kéo dài.
Lạm phát cũng chịu ảnh hưởng khá mạnh và dai dẳng từ cú sốc lãi suất. Khi có cú sốc tăng lãi suất thì lạm phát duy trì mức giảm này cho đến quý thứ 10 thì mới tăng nhẹ trở lại.
Trước cú sốc lãi suất tăng, hàm phản ứng xung cũng thống nhất với lý thuyết tỷ giá giảm (đồng nội tệ lên giá)16 trong 3 quý đầu sau đó tăng trở lại.
b, Phản ứng của sản lượng, lạm phát đối với cú sốc tín dụng:
-.003 -.002 -.001 .000 .001 .002 .003 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Response of DLGDP to Cholesky One S.D. DLCRED Innovation
Hình 4.6: Phản ứng của sản lượng thực đối với tín dụng.
Trước cú sốc gia tăng tín dụng, GDP biến động mạnh và sụt giảm so với trạng thái ban đầu trong khoảng thời gian 7 quý, sau đó mới bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên khi thay thế biến sản lượng thực bằng biến sản lượng danh nghĩa, giữ nguyên các biến cịn lại và tiến hành lại q trình hồi quy SVAR thì kết quả thay đổi khá nhiều.
16
Lý thuyết ngang giá lãi suất khơng phịng ngừa: Trong điều kiện thị trường hiệu quả thì tỷ giá hối đối giữa đồng nội tệ và ngoại tệ sẽ thay đổi một giá trị gần bằng chênh lệch lãi suất danh nghĩa giữa hai đồng tiền để duy trì trạng thái cân bằng trên thị trường.
-.012 -.008 -.004 .000 .004 .008 .012 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Response of DLNGDP to Cholesky One S.D. DLCRED Innovation
Hình 4.7: Phản ứng của sản lượng danh nghĩa đối với cú sốc tín dụng. Hàm phản ứng xung mới cho ta thấy mối quan hệ cùng chiều giữa cú sốc tín dụng và sản lượng danh nghĩa trong gần 5 quý đầu, trước khi bắt đầu phản ứng ngược chiều nhau. Sự khác nhau này có thể được lý giải là khi có cú sốc tăng tín dụng thì sản lượng danh nghĩa cũng gia tăng theo tuy nhiên sản lượng thực lại bị sụt giảm vì chịu ảnh hưởng của việc gia tăng lạm phát. Cả lạm phát và sản lượng danh nghĩa đều tăng nhưng lạm phát tăng nhanh hơn làm sản lượng thực giảm xuống.
-1.2 -0.8 -0.4 0.0 0.4 0.8 1.2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Response of INF to Cholesky One S.D. DLCRED Innovation
Cú sốc từ tín dụng có tác động khá nhanh lên lạm phát, lạm phát tăng đạt đỉnh sau 2 quý. Với sự gia tăng nhanh của lạm phát thì lãi suất cũng bị đẩy lên tương ứng. Lãi suất tăng bắt đầu kéo lạm phát giảm xuống chạm đáy ở quý thứ 7 trước khi tăng trở lại quay về trạng thái ổn định từ quý 10.
c, Phản ứng của sản lượng, lạm phát đối với cú sốc REER
-.003 -.002 -.001 .000 .001 .002 .003 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Response of DLGDP to DLREER -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Response of INF to DLREER Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.
Hình 4.9: Phản ứng của sản lượng thực, lạm phát đối với cú sốc REER. Lạm phát gia tăng nhanh đạt đỉnh ở quý 2 khi có cú sốc tăng tỷ giá. Tỷ giá tăng làm tăng chi phí đầu vào nhập khẩu và làm tăng mặt bằng giá trong nước. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, lạm phát sau đó giảm liên tục và đạt mức thấp nhất giai đoạn quý 5, quý 6. Nhưng lại tiếp tục tăng trở lại ở thời kỳ tiếp theo, cho thấy lạm phát chịu ảnh hưởng khá lâu dài từ tỷ giá.
Theo lý thuyết thì tỷ giá tăng sẽ làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước làm gia tăng xuất khẩu và sản lượng. Tuy nhiên theo kết quả phản ứng của sản lượng trước cú sốc tỷ giá mà nghiên cứu ghi nhận là khi có cú sốc tăng tỷ giá, sản lượng lại sụt giảm tuy không nhiều nhưng kéo dài. Một lần nữa ta lại so sánh sự khác biệt giữa sản lượng danh nghĩa và sản lượng thực
đối với cú sốc tỷ giá. Đối với biến sản lượng danh nghĩa thì phản ứng đã thống nhất với lý thuyết. Điều này cũng có thể lý giải dựa trên bản thân cơng thức tính REER là bao gồm cả tỷ giá và lạm phát, gia tăng tỷ giá làm REER tăng nhưng gia tăng lạm phát lại làm REER suy giảm, nếu lạm phát tăng nhanh hơn tỷ giá thì REER sẽ có hiệu ứng giảm làm giảm sức cạnh tranh vì thế sản lượng thực giảm theo.
-.012 -.008 -.004 .000 .004 .008 .012 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Response of DLNGDP to Cholesky
One S.D. DLREER Innovation
Hình 4.10: Phản ứng của sản lượng danh nghĩa đối với cú sốc REER.
4.2. Phân tích phân rã phƣơng sai:
Để đánh giá được tầm quan trọng tương đối theo thời gian của các cú sốc đối với sự biến động của các biến kinh tế vĩ mô, bài nghiên cứu sẽ sử dụng chức năng phân rã phương sai từ mơ hình SVAR đã thiết lập.
4.2.1. Kết quả phân rã phương sai đối với biến sản lượng: Bảng 4.1: Phân rã phương sai biến sản lượng. Bảng 4.1: Phân rã phương sai biến sản lượng.
Variance Decomposition of DLGDP:
Period S.E. LWCOMMO DLUSGDP DLGDP INF DLCRED IRATE DLREER
1 0.005888 2.920338 1.859451 95.22021 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 2 0.006760 4.483069 1.569307 79.40603 0.613099 0.270024 12.52194 1.136525 3 0.007066 5.242296 1.975393 75.37582 0.561403 2.590232 12.13112 2.123741 4 0.007469 5.396859 4.214982 68.53900 6.422912 2.354885 10.88947 2.181891 5 0.008444 5.520798 7.106742 68.41560 5.031508 3.371338 8.821988 1.732024 6 0.008631 5.285685 6.935999 68.59011 5.288494 3.452203 8.678124 1.769386 7 0.008901 5.021394 6.980190 66.24963 7.665943 3.312821 8.728844 2.041182 8 0.009171 4.909525 10.11948 62.88939 7.239779 4.072432 8.225332 2.544064 9 0.009443 4.734856 9.885616 63.38653 6.844370 4.033837 8.209677 2.905115 10 0.009601 5.187769 9.609545 63.30371 6.672554 4.256833 7.956504 3.013083 11 0.009845 5.583807 9.171387 62.94742 7.139283 4.190307 7.750309 3.217487 12 0.009920 5.550959 9.815155 62.15182 7.427893 4.145833 7.687330 3.221010