3.2. Quy trình cơ bản thực hiện chuyển đổi sang cơ chế quản lý vốn tập trung
3.2.1.2. Tại các chi nhánh
Hiện tại, MHB quy định chức năng của phòng Nguồn vốn tại các chi nhánh bao gồm: ban hành lãi suất huy động và các sản phẩm huy động vốn áp dụng tại chi nhánh; giám sát tình hình nguồn vốn, sử dụng vốn và quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất của chi nhánh; thực hiện điều chuyển vốn và tính lãi vốn nội bộ giữa chi nhánh với Hội sở và các phòng giao dịch trực thuộc. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung thì các chức năng trên đã có sự thay đổi:
- Thể lệ các sản phẩm huy động vốn, lãi suất huy động và cho vay được Hội sở ban hành thống nhất áp dụng chung trong toàn hệ thống.
- Việc quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất được tập trung về Hội sở. - Việc điều chuyển vốn nội bộ cũng như tính lãi nội bộ hàng tháng được thực
hiện tự động hàng ngày, dựa trên số liệu của bảng cân đối kế toán; hơn nữa lúc này chi nhánh và các phòng giao dịch đều được coi là những đơn vị
kinh doanh thực hiện mua bán vốn với Hội sở, do vậy cán bộ nguồn vốn tại chi nhánh không cần thực hiện các thao tác này nữa.
Có thể nhận thấy ưu điểm chính của cơ chế quản lý vốn tập trung là quản lý thống nhất và tập trung nguồn vốn của cả hệ thống, nếu duy trì sự tồn tại của phòng Nguồn vốn tại các chi nhánh sẽ sự lãng phí nguồn lực rất lớn. Do vậy, khi thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung, MHB sẽ phải xóa bỏ phòng Nguồn vốn tại các chi nhánh.
Tuy nhiên, để các đơn vị kinh doanh làm quen với cơ chế quản lý vốn mới, trong thời gian đầu mới triển khai, các cán bộ nguồn vốn sẽ vẫn làm việc tại chi nhánh để hỗ trợ việc chuyển đổi dữ liệu, theo dõi và báo cáo kịp thời vì chính những cán bộ này mới nắm rõ đặc điểm của nguồn vốn tại chi nhánh. Khi hệ thống FTP đã đi vào hoạt động ổn định, MHB cần phải có kế hoạch sắp xếp lại những nhân sự này, ví dụ tập trung nhân sự Nguồn vốn về Hội sở hoặc chuyển công tác qua phòng/bộ phận khác...