Kết quả phỏng vấn sâu doanh nghiệp về dịch vụ hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân nghiên cứu tại long an (Trang 88 - 91)

Nội dung thông tin ghi nhận

Số Doanh nghiệp thống nhất Phần trăm (%)

Doanh nghiệp cung cấp thông tin

Thị trường tiêu thụ chưa được

hỗ trợ 6 16,7

PVS.LA5,PVS.LA8,PV S.LA10,PVS.LA12, PVS.LA14,PVS.LA21 Xúc tiến thương mại chưa hiệu

quả 4 11,1

PVS.LA15,PVS.LA8, PVS.LA11,PVS.LA13

Hỗ trợ về công nghệ, nghiên

cứu và chuyển giao công nghệ 5 13,9

PVS3.LA,PVS6.LA,PV S.LA11,PVS.LA15, PVS.LA22

Doanh nghiệp chưa được hỗ

trợ về nguyên liệu 4 11,1

PVS.LA11,PVS.LA19, PVS.LA12,PVS.LA21

Hỗ trợ về thông tin 4 11,1 PVS.LA10,PVS.LA12, PVS.LA14,PVS.LA18 Ưu đãi và hỗ trợ về tín dụng, thuế 4 11,1 PVS.LA10,PVS.LA13, PVS.LA18,PVS.LA21 Hỗ trợ thơng tin về chính sách pháp luật 5 13,9 PVS.LA18,PVS.LA4, PVS.LA6,PVS.LA10, PVS.LA12

Hỗ trợ chuẩn bị cho hội nhập 4 11,1

PVS.LA4,PVS.LA10, PVS.LA12,PVS.LA18,

Tổng 100,0

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

- Đánh giá về dịch vụ hỗ trợ thị trường:

+ Các doanh nghiệp đang hoạt động tại Long An đều quan tâm đến việc đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, điều băn khoăn lớn nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp là việc tìm kiếm

thị trường tiêu thụ cho sản phẩm từ công nghệ mới đầu tư. Kết quả phỏng vấn có 16,7% doanh nghiệp trả lời phỏng vấn về nội dung này đã thống nhất ý kiến đánh giá như trên.

+ Kết quả phỏng vấn sâu doanh nghiệp cịn cho thấy cơng tác xúc tiến thương mại của tỉnh chưa thực sự hiệu quả. Có doanh nghiệp phản ánh rằng họ đã tham gia rất nhiều các hoạt động xúc tiến thương mại như hội nghị, hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh nhiều năm do tỉnh tổ chức và đánh giá các hoạt động đó cịn mang tính hình thức, chưa hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác để sản xuất kinh doanh. Kết quả phỏng vấn có 11,1% doanh nghiệp trả lời phỏng vấn về nội dung này đã thống nhất ý kiến đánh giá như trên.

+ Các doanh nghiệp chưa gắn kết được với các tổ chức có chức năng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ như Sở Khoa học Công nghệ, các viện, trường đại học….. Nguyên nhân là do chính sách đầu tư phát triển khoa học công nghệ chưa tạo ra quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước. Kết quả phỏng vấn có 13,9% doanh nghiệp trả lời phỏng vấn về nội dung này đã thống nhất ý kiến đánh giá như trên..

+ Hỗ trợ tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ gắn liền với định hướng quy hoạch của tỉnh: Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy doanh nghiệp rất cần nguồn nguyên liệu tại chỗ được cung ứng ổn định. Do đó, việc qui hoạch vùng nguyên liệu là rất quan trọng, bảo đảm cho doanh nghiệp có điều kiện hoạt động lâu dài. Kết quả phỏng vấn có 11,1,% doanh nghiệp trả lời phỏng vấn về nội dung này đã thống nhất ý kiến đánh giá như trên.

- Hỗ trợ thông tin : công tác hỗ trợ thơng tin của tỉnh cho doanh nghiệp cịn

hạn chế. Các doanh nghiệp chưa biết được đầy đủ thơng tin về trình độ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp khác đang hoạt động trong cùng một ngành. Do đó, thay vì mua trong nước các nhà đầu tư phải tìm mua từ nguồn thiết bị nhập khẩu. Về thông tin đối với nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, kết quả từ phỏng vấn sâu cho thấy thông tin về cung – cầu giữa các doanh nghiệp chưa thực sự kết nối với nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp tìm nguồn cung – hoặc cầu từ thị trường

bên ngồi thơng qua cơ chế tự nghiên cứu, thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan tại địa phương. Kết quả phỏng vấn có 11,1,% doanh nghiệp trả lời phỏng vấn về nội dung này đã thống nhất ý kiến đánh giá như trên.

- Hỗ trợ về tín dụng, thuế : Các doanh nghiệp cho rằng nguồn vốn tín dụng

chưa thỏa mãn được nhu cầu của doanh nghiệp.. Hầu hết nhà đầu tư đều gặp khó khăn về vốn tín dụng Do đó, việc duy trì hoặc mở rộng qui mơ hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Kết quả phỏng vấn có 11,1,% doanh nghiệp trả lời phỏng vấn về nội dung này đã thống nhất ý kiến đánh giá như trên. Chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế được sửa đổi chậm nên việc phát huy hiệu quả còn hạn chế : Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Thuế 2014 được Quốc hội ban hành vào cuối năm 2014, có hiệu lực từ đầu năm 2015 hoặc giữa năm 2015 tuy có bổ sung nhiều chính sách có lợi cho doanh nghiệp so với các quy định trước đó nhưng được bổ sung, sửa đổi chậm so với yêu cầu thực tiễn vì sau khủng hoảng kinh tế thế giới nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, đối tượng doanh nghiệp bị tổn thương nhiều nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đa phần doanh nghiệp đầu tư ở Long An lại thuộc đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngay từ giai đoạn đầu của khủng hoảng kinh tế rất cần đến chính sách hỗ trợ, ưu đãi kịp thời của Nhà nước nhưng hầu hết các chính sách trên lại được ban hành khá trễ. Trong khoảng thời gian đó, phần lớn doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam nói chung và tại Long An nói riêng đã bị “ngấm đòn” bởi sự lao dốc của nền kinh tế. Do đó, nếu các luật trên được sửa đổi và ban hành kịp thời sẽ phát huy hiệu quả cao hơn. Kết quả phỏng vấn có 11,1,% doanh nghiệp trả lời phỏng vấn về nội dung này đã thống nhất ý kiến đánh giá như trên.

- Hỗ trợ hội nhập, chuẩn bị cho hội nhập: nhiều doanh nghiệp cho rằng việc

chuẩn bị cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hội nhập là quá hạn chế. Các thơng tin chính sách cần thiết cho doanh nghiệp để hội nhập chưa được phổ biến đến các doanh nghiệp một cách đầy đủ và cặn kẽ. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa hiểu biết nhiều về hội nhập và các cam kết về thương mại mà Việt Nam đã tham gia đàm phán, không biết hội nhập sẽ tác động bất lợi như thế nào đến họ để

có những biện pháp phịng ngừa thích đáng. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, gần đây họ nghe nói về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng vẫn chưa hiểu rõ các nội dung đã được đàm phán? các ngành bị ảnh hưởng? ảnh hưởng ra sao? các doanh nghiệp phải chuẩn bị những gì? Theo các nhà đàu tư, các cơ quan hữu quan chưa làm tốt vai trị phổ biến thơng tin và tư vấn đầy đủ cho cộng đồng doanh nghiệp. Kết quả phỏng vấn có 11,1,% doanh nghiệp trả lời phỏng vấn về nội dung này đã thống nhất ý kiến đánh giá như trên.

4.1.2.7. Đánh giá của nhà đầu tư về đào tạo lao động

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy các doanh nghiệp băn khoăn về sự không ổn định của lực lượng lao động do hiện nay gần như tất cả các tỉnh đều có phát triển khu công nghiệp nên đã cạnh tranh trong tuyển dụng lao động vào làm việc, lao động có xu hướng dịch chuyển cơ học đến những vùng có điều kiện ưu đãi cao hơn. Ngồi ra, doanh nghiệp cịn cho rằng việc tuyển dụng lao động có tay nghề cao hiện cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, theo ý kiến doanh nghiệp tỉnh Long An cần có chính sách tạo nguồn cung lao động tại chỗ. Chính sách cần tập trung vào việc tạo điều kiện ăn ở (nhà ở xã hội), sinh hoạt văn hóa tinh thần, học tập, vui chơi, giải trí và xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo để đảm bảo cung cấp lao động ổn định và có chất lượng tốt cho các phát triển cơng nghiệp của tỉnh. Ngồi ra, doanh nghiệp còn cho rằng việc tuyển dụng lao động có tay nghề cao hiện cũng gặp nhiều khó khăn do nguồn lao động có tay nghề cao của tỉnh cịn thiếu nhiều, tỉnh cần quan tâm đào tạo lao động theo nhu cầu của doanh nghiệp. Kết quả phỏng vấn có 50% doanh nghiệp trả lời phỏng vấn về nội dung này đã thống nhất ý kiến đánh giá như trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân nghiên cứu tại long an (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)