Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân nghiên cứu tại long an (Trang 68)

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính được thực hiện dựa trên 3 nguồn thông tin: từ các báo cáo của các sở, ban, ngành tỉnh; từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, lãnh đạo tỉnh và từ 22 cuộc phỏng vấn đối với lãnh đạo các doanh nghiệp đang hoạt động tại Long An. Nghiên cứu định tính kỳ vọng phân tích rõ vai

chính quyền địa phương đã làm được trong việc xây dựng môi trường đầu tư). Đồng thời, những thông tin từ phỏng vấn doanh nghiệp được tác giả phân tích kỹ để nghiên cứu những đánh giá của doanh nghiệp về từng nhân tố của môi trường đầu tư? Nhà đầu tư có thỏa mãn hay không đối với môi trường đầu tư đã được chính quyền xây dựng? Doanh nghiệp đang kỳ vọng những điều gì về vai trị của chính quyền địa phương trong việc xây dựng môi trường đầu tư?

Giai đoạn 2: : Nghiên cứu định lượng nhằm mục đích đánh giá lại những kết quả đã đạt được từ nghiên cứu định tính về mơi trường đầu tư tại Long An. Từ cơ sở đó doanh nghiệp đi đến quyết định có tiếp tục đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng hay khơng? Mơ hình phân tích được kế thừa từ lý thuyết về các nhân tố của môi trường đầu tư tác động đến sự thỏa mãn của nhà đầu tư.

Giai đoạn 3: Kết quả nghiên cứu của 2 giai đoạn trên được tác giả tổng hợp để làm cơ sở đề xuất mơ hình phù hợp, có khả năng ứng dụng cho địa phương. Trong đó, đề xuất vai trị của chính quyền địa phương trong việc xây dựng mơi trường đầu tư và mối quan hệ tương tác giữa vai trị của chính quyền, nhà đầu tư và mơi trường đầu tư nhằm xây dựng mơi trường đầu tư có tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư tư nhân

Kết luận: chương 3 đã tập trung giới thiệu về phương pháp nghiên cứu của luận án, đó là phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả của chương cũng mang tính dẫn dắt cho những bước thực hiện cụ thể của chương 4 (chương kết quả nghiên cứu của luận án). Nội dung của chương 4 được trình bày cụ thể tại phần sau.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG MƠI TRƯỜNG ĐẦU

TƯ ĐỂ THU HÚT ĐẦU TƯ TƯ NHÂN

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu về vai trị của chính quyền địa phương trong việc xây dựng môi trường đầu tư và những nhận định, những kì vọng của nhà đầu tư khi đầu tư tại Long An.

4.1. Kết quả nghiên cứu định tính về vai trị của chính quyền địa phương trong việc xây dựng môi trường đầu tư: trong việc xây dựng mơi trường đầu tư:

Nghiên cứu định tính về vai trị của chính quyền địa phương trong việc xây dựng môi trường đầu tư được thực hiện thông qua đánh giá thực trạng xây dựng môi trường đầu tư từ góc độ của các cơ quan Nhà nước. Đồng thời, nghiên cứu định tính về vai trị của chính quyền địa phương trong việc xây dựng mơi trường đầu tư cịn được đánh giá dưới góc nhìn của doanh nghiệp từ kết quả các cuộc phỏng vấn sâu. Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận với 10 sở, ngành tỉnh nhằm thu thập hệ thống các dữ liệu thứ cấp từ các văn bản, các báo cáo, các tài liệu quy hoạch, kế hoạch, định hướng chiến lược của tỉnh có liên quan đến việc xây dựng môi trường đầu tư. Lãnh đạo các sở, ngành được tác giả lấy ý kiến gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Mơi trường, Sở Cơng Thương, Sở Tài chính, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban quản lý các Khu kinh tế, Cục Thuế, Cục Hải quan. Đồng thời, tác giả còn triển khai một buổi tọa đàm tại văn phòng UBND tỉnh Long An về chủ đề thực trạng môi trường đầu tư nhằm tìm hiểu về những việc chính quyền địa phương đã làm trong việc xây dựng môi trường đầu tư giai đoạn 2010-2015.

Đối với doanh nghiệp, tác giả trực tiếp thực hiện 22 cuộc phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo các doanh nghiệp tại nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.

Các cuộc phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi bán cấu trúc được lập sẵn và gởi đến các sở, ngành, các doanh nghiệp trước để các đơn vị chuẩn bị nội dung trước khi tác giả tiếp cận và thực hiện phỏng vấn.

4.1.1. Thực trạng xây dựng mơi trường đầu tư của chính quyền địa phương:

Thực trạng xây dựng môi trường đầu tư của Long An được đánh giá trên các nhân tố như sau:

4.1.1.1. Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng và tiếp cận đất đai

-Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông:

Hệ thống giao thông đường bộ trọng điểm kết nối giữa vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam với đồng bằng sơng Cửu Long đi qua địa bàn tỉnh Long An gồm các tuyến QL1A, QL50, quốc lộ 62, quốc lộ N2 và N1, tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh –Trung Lương đã hồn thành đưa vào sử dụng, giúp giải tỏa được tình trạng ách tắc giao thơng trên tuyến QL1A, rút ngắn đáng kể thời gian lưu thong giữa Long An và Thành Phố Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông đường bộ này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc đưa hàng hóa đến các cảng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước; đồng thời mở ra triển vọng mới cho việc phát triển hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh Long An (Sở Giao thông Vận tải, 2015).

Tuy nhiên, vẫn còn một số cơng trình hạ tầng giao thơng mang tính kết nối quan trọng giữa Long An và các tỉnh giáp ranh chưa được triển khai đầu tư đồng bộ. Điều này đã tạo ra nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư.

Về hệ thống giao thông thủy: hệ thống giao thông đường thủy nội địa kết nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều đi qua Long An, cả hai loại luồng vận tải trong nước và quốc tế đều xuất phát từ các cảng trong thành phố này (Sở Kế hoạch & Đầu tư Long An, 2015; Sở Giao thông-Vận tải, 2015).

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thơng có vai trị liên kết phát triển giữa Long An với các tỉnh trong khu vực và các địa phương trong cả nước gồm:

. Có 5 sân bay trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đồng bằng

sơng Cửu Long, trong đó có 3 sân bay quốc tế là sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc. Ngoại trừ sân bay Tân Sơn Nhất, các sân bay còn lại có năng lực vận tải cịn hạn chế.

. Có 4 cảng cấp 1 trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đồng bằng sơng Cửu Long, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có một cảng quốc tế có cơng suất lớn.

Sự phát triển cảng biển và cảng sông ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là một bước quan trọng trong việc giảm áp lực vận tải đường thuỷ chính từ khu vực đồng bằng sơng Cửu Long đến Thành phố Hồ Chí Minh và góp phần đơ thị hố các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

-Thực trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp:

Cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp tại các huyện tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh đã được đầu tư khá hoàn chỉnh để tiếp nhận sự phát triển lan tỏa từ Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2015, theo qui hoạch Long An có 28 khu cơng nghiệp với tổng diện tích là 10.216 ha.. Trong số 28 khu công nghiệp đã được qui hoạch có 24 khu cơng nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với diện tích là 8.247,75 ha. Trong số 24 khu công nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư có 19 khu cơng nghiệp đã có quyết định thành lập với diện tích 5.805,8 ha. Trong đó, có 16 khu cơng nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lắp đầy là 56,72% (Sở Kế hoạch & Đầu tư, 2015; Ban Quản lý các Khu kinh tế, 2015).

-Thực trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp: Đến năm 2015, Long An có 32 cụm cơng nghiệp. Trong đó, có 11 cụm cơng nghiệp đã được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, hoạt động ổn định và có tỷ lệ lắp đầy nhanh; Có 5 cụm công nghiệp đang hoạt động có tỷ lệ lắp đầy chậm; Có 5 cụm cơng nghiệp đang xây dựng cơ sở hạ tầng và có 11 cụm cơng nghiệp đã có chủ trương phê duyệt qui hoạch nhưng chưa đầu tư hạ tầng (Sở Công Thương, 2015).

Sự chậm trễ trong xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và cụm công nghiệp là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng tiếp cận đất đai của doanh nghiệp và làm cho công tác thu hút đầu tư tư nhân đạt kết quả thấp ( Ban quản lý các khu kinh tế, 2015; Sở Công Thương, 2015).

4.1.1.2. Thực trạng xây dựng tính minh bạch, giảm chi phí thời gian và chi phí khơng chính thức.

Long An thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước nhằm hướng đến mục tiêu giải quyết công việc theo yêu cầu của nhà đầu tư một cách nhanh chóng, thuận tiện, thời hạn giải quyết không vượt quá thời hạn tối đa theo quy định của pháp luật đối với từng loại thủ tục hành chính; Các cơ quan, ban ngành có chức năng tiếp xúc và làm việc trực tiếp với doanh nghiệp đều đã thực hiện các thủ tục hành chính thơng qua mạng (online) nhằm tinh giản các thủ tục hành chính và tăng cường tính cơng khai, minh bạch các thông tin đến các doanh nghiệp (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2015 ; Sở Công Thương, 2015; Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2015; Sở Xây Dựng, 2015; Cục Thuế, 2015; Cục Hải quan, 2015).

Những công việc đã triển khai trong việc xây dựng tính minh bạch, giảm chi phí thời gian và chi phí khơng chính thức nói trên đã góp phần cải thiện mơi trường đầu tư của tỉnh để thu hút đầu tư đạt kết quả tốt hơn.

4.1.1.3. Thực trạng về xây dựng tính năng động của lãnh đạo Tỉnh

Trong giai đoạn 2010-2015, Long An đã vận dụng khá linh hoạt các chủ trương của Trung ương trong việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể để xây dựng môi trường đầu tư có tính cạnh tranh cao. Trong đó, tỉnh đã ban hành quyết định về trình tự thủ tục tiếp nhận và quản lý các dự án đầu tư ngồi khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An. Cơ chế này đã thể hiện tính năng động của tỉnh trong việc cải cách thủ tục hành chính để giảm chi phí cho doanh nghiệp khi đăng ký đầu tư, thỏa thuận địa điểm đầu tư, giải phóng mặt bằng…

Long An đang đặt trọng tâm trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh nhằm tạo niềm tin từ nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp. Định kỳ hàng quý UBND tỉnh tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để có những giải pháp cụ thể tháo gỡ kịp thời những khó khăn,vướng mắc của doanh nghiệp.

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các sở, ngành gửi email đến từng doanh nghiệp để thơng tin trực tiếp các chính sách hoặc những sự thay đổi trong chính sách nhằm tạo

điều kiện cho DN nắm bắt thơng tin nhanh chóng, kịp thời (Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2015; Sở Công Thương, 2015;; Sở Xây Dựng, 2015).

UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Sau khi xúc tiến đầu tư, nhiều khu công nghiệp đều tiếp nhận dược nhiều nhà đầu tư thứ cấp đến đầu tư (Ban Quản lý các Khu kinh tế, 2014-2015; Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2015).

Ngoài ra để tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, tỉnh tổ chức cho doanh nghiệp tham dự các buổi hội thảo, tọa đàm trong nước để quảng bá và giới thiệu về doanh nghiệp và thành lập các trang thông tin điện tử phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư, tăng cường quảng bá tiềm năng của địa phương (Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2015; Sở Công Thương, 2015).

Công tác triển khai thực hiện các chính sách của tỉnh cũng được quan tâm quán triệt từ UBND tỉnh đến các sở, ngành tỉnh thông qua các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá kết quả đạt được trong quá trình thu hút đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2015; Sở Công Thương, 2015; Sở Xây Dựng, 2015; Ban Quản lý các Khu kinh tế, 2014-2015).

Theo đánh giá của các sở, ngành tỉnh tính năng động của lãnh đạo tỉnh đã tạo được niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2015; Sở Công Thương, 2015; Sở Xây Dựng, 2015; Ban Quản lý các Khu kinh tế, 2014-2015)

4.1.1.4. Thực trạng về xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng:

Mơi trường đầu tư mang tính cạnh tranh, bình đẳng đóng vai trị lớn trong việc thu hút đầu tư. Tỉnh đã xóa bỏ các hình thức ưu đãi riêng cho các doanh nghiệp Nhà nước. Tỉnh đã thống nhất thực hiện các chính sách ưu đãi theo qui định của pháp luật đối với mọi loại hình doanh nghiệp, xóa bỏ sự phân biệt giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng (Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2015; Cục Thuế, 2015; Cục Hải quan, 2015). Đồng thời, để xây dựng mơi trường đầu tư mang tính cạnh tranh bình đẳng, Long An đang triển khai thực hiện một số chính sách như áp dụng luật Đấu thầu đối với mọi hoạt động xây dựng,

mua sắm; công khai, minh bạch thông tin về các dự án kêu gọi đầu tư; công khai các thông tin về quy hoạch để tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng cho mọi doanh nghiệp tham gia (Sở Công Thương, 2015; Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2015; Ban Quản lý các Khu kinh tế, 2015; Sở Xây Dựng, 2015).

4.1.1.5. Thực trạng phát triển Dịch vụ hỗ trợ:

Phát triển dịch vụ hỗ trợ là vấn đề rất quan trọng tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân hoạt động và tăng cường khả năng thu hút đầu tư tư nhân. Tăng cường dịch vụ hỗ trợ của tỉnh hiện nay được thể hiện qua: (i) Dịch vụ hỗ trợ hành chính cơng và (ii) Dịch vụ kinh doanh .

-Đối với dịch vụ hỗ trợ hành chính cơng: Long An đã thành lập các đơn vị sự

nghiệp công để hỗ trợ doanh nghiệp như: Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (trực thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư), Trung tâm hỗ trợ pháp lý, Trung tâm bán đấu giá tài sản, các phịng Cơng chứng (thuộc Sở Tư pháp); Trung tâm đo đạc, Trung tâm Dịch vụ Tư vấn nhà đất (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường), Trung tâm quy hoạch xây dựng; Trung tâm kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng (thuộc Sở Xây Dựng) … Các đơn vị sự nghiệp công này có nhiệm

vụ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính theo yêu cầu. -Đối với dịch vụ kinh doanh: các dịch vụ kinh doanh của Long An đang từng

bước hình thành nhưng hoạt động còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

+ Đối với các dịch vụ đã hình thành nhưng hoạt động cịn yếu như: dịch vụ tài chính (huy động và cho vay vốn, dịch vụ tín dụng), dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thơng, tư vấn thiết kế (riêng trong lĩnh vực giao thông, xây dựng thủy lợi cơ bản hoạt động tốt), dịch vụ đào tạo (đào tạo lao động), dịch vụ phân phối (hình thành hệ thống các đại lý, siêu thị, các kênh bán lẻ) (Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2015; Sở Xây Dựng, 2015; Sở Lao động,Thương binh và Xã hội, 2015; Sở Công Thương, 2015; Sở Tài chính, 2015)

+ Đối với các dịch vụ khác chưa được hình thành hoặc có hoạt động nhưng liên kết sử dụng dịch vụ từ địa phương khác như Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể

như : Dịch vụ kế toán kiểm toán, dịch vụ nghiên cứu thị trường và các dịch vụ khác 4.1.1.6. Thực trạng Đào tạo lao động:

Tỉnh Long An hiện có 35 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm 24 cơ sở công lập (chiếm 68,57%) và 11 cơ sở ngồi cơng lập (chiếm 31,43%). Lĩnh vực đào tạo nghề rất đa dạng gồm nông-lâm-thủy sản, công nghiệp và xây dựng và các ngành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân nghiên cứu tại long an (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)