2.3. thế Ưu và vai trò của tiểu thuyết trong việc hiện thực hoá chủ trương canh tân
2.3.3. Vai trò của tiểu thuyết so với các thể loại khác trong việc thực hiện tôn chỉ
hoạt động của Tự Lực văn đoàn
Tự lực văn đoàn chỉ hoạt động trong vịng chưa tới mười năm nhưng đóng góp của họ có thể nói nhiều hơn bất kỳ một tổ chức văn học đã từng có và đang có tại thời
điểm với họ. Trong thời gian ấy, các thành viên của nhóm đã thể nghiệm rất nhiều thể loại khác nhau mà mỗi thể loại dường như lại rất phù hợp với một “nhiệm vụ” nào đấy. Dĩ nhiên, sẽ khơng có một sự “phân cơng nhiệm vụ” cụ thể cho mỗi thể loại nhưng chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhìn ra mỗi thể loại dường như đảm nhận một “nhiệm vụ” khác nhau. Ví dụ, để nói đến những thói hư tất xấu có tranh biếm họa với các hình tượng nổi tiếng như Lý Toét, Xã Xệ; để đả kích những nhân vật cụ thể bằng văn thơ đã có những bài trào phúng với Hồ Trọng Hiếu; để khơi dậy, cổ súy cho thơ Mới đã có mục Tin thơ với Thế Lữ; để thể nghiệm cho một thể loại tự sự cỡ nhỏ có thể đi sâu những ngõ ngách sâu kín của tâm hồn con người đã có truyện ngắn với Thạch Lam. Như vậy, mỗi thể loại đều có nhiệm vụ của riêng mình. Tuy nhiên, tất cả những thể loại ấy do giới hạn về quy mô nên khơng thể bao qt được tồn vẹn bức tranh của đời sống với những xung đột, mâu thuẫn của thời đại mới. Đây là lý do để Nhất Linh và các thành viên của nhóm Tự lực văn đồn chọn tiểu thuyết như một thể loại chủ chốt trong hoạt động văn chương của mình. Ngồi những lý do đã nêu ở phần trên, chúng tôi cho rằng, bằng sự nhạy cảm của một người người nghệ sĩ, của một nhà hoạt động văn hóa, Nhất Linh đã nhận ra ở tiểu thuyết những “lợi thế” giúp ông thể hiện những vấn đề xã hội mà ông quan tâm.
Như đã trình bày ở chương 1, tiểu thuyết chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống thể loại của văn học. M. Bakhtin viết: “Do khả năng rộng lớn trong vấn đề phản ánh cuộc sống, đi sâu vào những diễn biến phức tạp trong tâm hồn con người, tiểu thuyết giữ vị trí hàng đầu trong văn học thời kì hiện đại” [69, tr.97]. Đây là thể loại có khả năng chiếm lĩnh và khái quát hiện thực cuộc sống một cách đa chiều và phong phú, phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực; là thể loại có thể xây dựng hình tượng thuộc về một khơng gian - thời gian ở thời hiện tại chưa hoàn thành, miêu tả cuộc sống hiện tại đang diễn ra, không ngừng biến đổi, sinh thành. Nếu đối tượng của sử thi là nhân vật của quá khứ thì nhân vật của tiểu thuyết là những con người của hiện tại. Thậm chí, tiểu thuyết có viết về nhân vật của lịch sử, nhân vật trong quá khứ nhưng cách đặt vấn đề và lý giải đã theo quan điểm của hiện tại. Chất văn xuôi của thể loại cho phép tiểu thuyết miêu tả mọi bộn bề, ngổn ngang của cuộc đời bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc lẫn buồn cười, bi và hài lẫn lộn. Đó là chất văn xi của cuộc đời. Với những đặc
trưng này, tiểu thuyết có thể dựng được những xung đột xã hội, xây dựng những hình tượng nhân vật phù hợp với thời đại.
Xã hội Việt Nam thời kỳ Tự lực văn đoàn là xã hội phức tạp. Với sự biến đổi sâu sắc đến từ ảnh hưởng của văn hóa, văn minh phương Tây, cộng với các chính sách cai trị của thực dân Pháp, người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ cũng là những chủ thể văn hóa mới, phải đối diện với nhiều vấn đề. Cuộc sống trong hồn cảnh Âu hóa tại các đơ thị với nhịp sống sơi nổi khẩn trương chứ khơng bình lặng, êm ả như ở nông thôn đã khiến cho “người ta cần hiểu rõ, hiểu kỹ cuộc sống với tất cả những tình tiết đầy đủ, những chi tiết cụ thể, gây được cảm giác, thỏa mãn được sự tò mò… Người ta muốn nếm trải cái có thật (hay có thể có thật), chứ khơng phải được khích lệ bằng những gương trung hiếu, minh họa đạo nghĩa… Người ta muốn xúc cảm, muốn mở mang như những con người, những cá nhân - chứ không phải xúc động như những tấm gương cao cả của vị thánh xuất chúng” [84, tr.25]. Và tiểu thuyết đã đáp ứng được nhu cầu đó của họ: “Đọc tiểu thuyết người ta thấy có cái thú vị nồng nàn là được sống sâu rộng hơn, thấm thía hơn, vì ở đời khơng một ai sống trọn vẹn, không một ai được sống với tất cả các giác quan rung động, với tất cả hành vi cùng tư tưởng bồng bột và thâm trầm. Chính tiểu thuyết là một loại văn có thể bổ khuyết cho ta những cái thiếu sót ấy” [141, tr.162]. Đặc biệt, với sự thức tỉnh của cái tơi cá nhân, con người muốn có cơ hội tự mình trải nghiệm cuộc sống, tự mình khám phá bản thể của chính mình, muốn sống để hiểu mình với những ước mơ và dục vọng, để chấp nhận mình là người với tất cả tốt - xấu, cao cả - thấp hèn. Cũng như thế, điều mà họ quan tâm là những gì đang diễn ra chứ khơng chỉ là những gì đã xảy ra. Và như thế, chỉ có tiểu thuyết với những đặc điểm riêng của mình mới có thể đáp ứng được những đòi hỏi ấy.
Với tất cả những ưu điểm như thế, rõ ràng, tiểu thuyết là thể loại phù hợp nhất cho những gì mà các nhà văn Tự lực văn đồn trong qua trình thực hiện chủ trương canh tân của mình cần đến, và họ đã chọn nó. Cụ thể hơn là tiểu thuyết luận đề - một thể tài có cốt truyện hư cấu nhằm trình bày một hoặc một vài tư tưởng xã hội nhân sinh của tác giả. Chính Nhất Linh cũng đã nói nói về thể tài này: “Viết luận đề tiểu thuyết nghĩa là viết tiểu thuyết để nêu lên một lý thuyết, để tán dương, tuyên truyền một cái gì tác giả cho là tốt đẹp, để đả đảo một cái gì tác giả cho là xấu xa” [232, tr.17]. Như vậy, với chủ trương đả phá tư tưởng phong kiến lỗi thời, chống lại luân lý gia đình độc
đốn, đè bẹp quyền sống và quyền hạnh phúc con người (“Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa”), Tự lực văn đồn đã lựa chọn tiểu thuyết luận đề để thơng qua những mâu thuẫn, xung đột giữa cũ và mới, giữa cá nhân và gia đình “tuyên truyền” cho tự do cá nhân, “đả đảo” những hủ tục của lễ giáo phong kiến.
Tuy khơng có một sự phân cơng cho mỗi thể loại nhưng sau khi đã có một độ lùi về thời gian, cho thấy dường như mỗi thể loại của Tự lực văn đồn đều đã tìm được một vai diễn phù hợp và tất cả đều thực hiện tốt vai trị của mình. Tuy nhiên, chính nhờ thể loại tiểu thuyết, Tự lực văn đồn mới khẳng định được vị trí của mình. Và cũng nhờ nó, Nhất Linh và các bạn cùng chí hướng mới có thể thực hiện được những chủ trương canh tân đã đặt ra. Vì như đã nói, các thể loại khác dù có thể đi vào được nhiều khía cạnh khác nhau nhưng ở mỗi thể loại chỉ có thể mang đến những bức tranh nho nhỏ với phạm vi hiện thực rất giới hạn. Ví dụ, truyện ngắn, vốn dĩ cũng là một thể loại tự sự, cũng có thể đề cập được hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nhưng truyện ngắn do giới hạn về dung lượng nên thường ít nhân vật và khó xây dựng những sự kiện phức tạp chồng chéo. Nhân vật truyện ngắn cũng ít khi trở thành một thế giới hồn chỉnh, một tính cách trọn vẹn. Như vậy, tiểu thuyết tất yếu sẽ là lựa chọn hàng đầu của Tự lực văn đồn, một thể loại có tính chất và kích thước phù hợp nhất cho những kế hoạch và tham vọng của họ.
Tiểu kết chương 2
Với chương này, chúng tôi tiếp tục khẳng định những kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về công lao của Tự lực văn đồn đối với q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Song song với việc đó, chúng tơi khảo sát và đánh giá tất cả các lĩnh vực có tính chất khai dân trí của tổ chức này: hoạt động sáng tác, hoạt động báo chí, hoạt động xã hội. Một điều rất sáng rõ: tất cả hoạt động trên các lĩnh vực ấy đều hướng đến việc hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa, văn học giữa bối cảnh giao lưu văn hóa Đơng - Tây và sự phát triển theo hướng hiện đại hóa của đời sống dân tộc – điều thể hiện tinh thần thực tiễn và viễn kiến đáng khâm phục của các nhà trí thức yêu nước Tự lực văn đồn. Những gì họ làm được vẫn cịn giá trị cho đến ngày hôm nay. Ở chương này, chúng tôi bàn nhiều về tiểu thuyết – thể loại sáng tác chủ lực của Tự lực văn đoàn với sự năng động và hiệu quả của nó trong việc thể hiện biến những chuyển của một
lối tư duy về hiện thực. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã trở thành “thương hiệu” sáng giá, vì đã dần định hình cho mình một kiểu dáng, màu sắc riêng mà các thế hệ sau sẽ phát triển, hoàn tất để tạo nên nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.
Chương 3
NHỮNG VẤN ĐỀ LỚN CỦA NHIỆM VỤ CANH TÂN VĂN HÓA, VĂN HỌC ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT NHẤT LINH