Xây dựng nguyên tắc vận dụng ngôn ngữ trong sáng tác văn học

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 114 - 124)

3.3. Xây dựng mô hình tiểu thuyết hiện đại và ngôn ngữ văn học chuẩn mực

3.3.3. Xây dựng nguyên tắc vận dụng ngôn ngữ trong sáng tác văn học

M. Bakhtin từng nói: “Khác với các thể loại lớn khác, tiểu thuyết [...] cầm đầu tiến trình phát triển và đổi mới văn học về phương diện ngôn ngữ và phong cách” [13, tr.35]. Nhìn vào Tơn chỉ của Tự lực văn đồn mà Nhất Linh chấp bút, ta thấy rõ mục đích canh tân văn hóa - văn học nằm ngay trong định hướng xây dựng một nền văn học có giá trị cho nước nhà. Yêu cầu cần đạt được của nền văn học ấy là phải hay và đẹp (“có tính cách văn chương”), đẹp về tư tưởng và đẹp về hình thức. Liên quan đến đẹp về hình thức đó là ngơn ngữ sáng tác - chữ quốc ngữ: “Chữ quốc ngữ là hồn của nước / Phải đem ra tính trước dân ta” (Phan Bội Châu).

Đã có khơng ít cơng trình luận văn, luận án nghiên cứu về ngôn ngữ của Tự lực văn đồn nói chung và Nhất Linh nói riêng. Các nhà phê bình có uy tín như Trương Chính, Bạch Năng Thi, Nguyễn Văn Trung, Đỗ Đức Hiểu... đều nhất loạt khẳng định Nhất Linh có một kiểu ngơn ngữ trong sáng, mạch lạc và giàu tính văn chương. Về ngơn ngữ được dùng để biểu đạt được tư tưởng triết lý trong tiểu thuyết Nhất Linh, Đỗ Đức Hiểu viết: “Nó được biểu đạt bằng những ảo ảnh, những giấc mơ đẹp, bằng ngôn từ trong sáng, đầy âm vang, nhiều khi giống như những bài thơ [...]. Ơng đưa ngơn từ tiểu thuyết, - những hình tượng, những ẩn dụ, kết cấu, âm thanh, cú pháp v.v.. lên thành những biểu tượng không thể phai mờ. [...], Văn phong của Nhất Linh vút bay cao như một cánh chim. Trí tuệ, trầm tư và chất thơ, đó là phong cách tiểu thuyết Nhất Linh, đó là cái đẹp mà Nhất Linh mang lại cho văn chương hiện đại Việt Nam” [74, tr. 133]...

Luận án này chỉ bàn về khía cạnh của ngơn ngữ giao tiếp, ngơn ngữ đời thường, được đưa vào tiểu thuyết như là một yêu cầu nhằm thực hiện chủ trương lấy tầng lớp

Trước hết cần xem cụ thể ngôn ngữ ấy dành (hay đặc trưng) cho tầng lớp nào trong xã hội? Văn học viết phong kiến là văn học quý phái, dành cho độc giả bậc cao, những tao nhân mặc khách. Khối lượng độc giả này không nhiều (Cho nên Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến than thở: “Thơ muốn viết đắn đo chẳng viết / Viết đưa ai, ai biết mà đưa”). David G. Marr trong cuốn Vietnamese Tradition on Trial 1920 - 45 cho biết tại Việt Nam trước thế kỷ XX, số người biết chữ Nơm và Hán Việt ở trình độ đọc được gia phả và các loại văn bằng khế ước chỉ là con số vài trăm, cịn số biết chữ Nơm, Hán có thể sáng tác hoặc thưởng thức tác phẩm nghệ thuật không vượt quá 5% [219, tr.34]. Nghĩa là, lúc đó chưa thể hình thành một giới gọi là “độc giả” (Trong Từ

điển Annam-Lusitan-Latin (Từ điển Việt-Bồ-La) của Alexandre de Rhodes xuất bản

năm 1651 và trong Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của xuất bản năm 1895 đều chưa có từ “độc giả” hay “người đọc”). Từ thế kỷ XX trở đi mới hình thành giới độc giả - một tầng lớp xã hội làm nên sinh hoạt văn học. Với cơng nghệ in ấn và phát triển báo chí, sáng tác bằng chữ quốc ngữ trở thành “hàng hóa” mà người đọc trở thành “khách hàng tiêu thụ”, và khối lượng này đơng đảo gấp nhiều lần trước kia. Tương ứng với tính chất độc giả là loại hình ngơn ngữ đặc trưng. Nếu như ngôn ngữ văn học phong kiến cao nhã sang trọng thì văn học hiện đại, khi mở rộng đối tượng của mình xuống tầng lớp dưới, đã xóa bỏ ranh giới giữa “ngơn ngữ cao” với “ngơn ngữ thấp”, trình ra một loại ngơn ngữ hết sức sinh động, đang sinh sôi nảy nở thay thế dần ngôn ngữ quan phương với hệ thống từ vựng cũ.

Là một nhà “làm văn hóa”, Nhất Linh quan tâm đến người đọc - cũng chính là đối tượng cần khai dân trí của Tự lực văn đồn, ơng nói: “Nền văn hóa một nước cao hay thấp khơng phải ở chính các nhà văn mà chính ở độc giả.” [232, tr.100]. Tự lực văn đoàn đã xác định được chủ thể văn hóa của thời đại mới, đó khơng phải là “trưởng giả quý tộc”. Đại đa số họ là giới bình dân ở thành thị và nơng thơn, biết đọc chữ quốc ngữ, phù hợp đọc “những sách có tính chất bình dân”, với “lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ nho”. Trong bài viết “Thế nào là bình dân?” trên báo Ngày Nay, số 33, ra ngày

08/11/1936, nhà tư tưởng của Tự lực văn đoàn là Hoàng Đạo chia các giai tầng xã hội thành 4 loại:

1)Tầng lớp khơng có vốn liếng: “thợ thuyền hay dân quê đi làm công làm mướn”.

tiểu kĩ nghệ, những người bn bán nhỏ và những dân q có ít ruộng tự cấy lấy mà ăn”.

3) “Hạng trưởng giả hay hào phú”.

4) “Hạng quý phái”.

Hồng Đạo gọi hai hạng đầu tiên là “người bình dân”. Nhiệm vụ khai dân trí của Tự lực văn đồn sẽ nhằm vào đối tượng này. Cũng trong bài trên Hoàng Đạo viết: “Chúng ta sẽ dần dần hành động về đủ mọi phương diện để nâng cao trình độ họ, để họ tự hiểu biết, tự bênh vực quyền lợi của mình. Lúc đó dân chúng sẽ biết tới một cuộc đời có cơng lý hơn, lúc đó xã hội sẽ có bình đẳng tự do hơn. Lúc đó họ sẽ tự do đại diện cho họ hoặc cho những người được họ đại diện để bênh vực họ”.

Nếu coi giới bình dân ấy là độc giả thì phải cơng nhận họ chính là khách hàng tiêu thụ trong thị trường sách báo. Mà đã là thị trường thì sẽ có những “phân khúc” khác nhau. Tuy khơng q rạch rịi, nhưng ta cũng dễ nhận ra “phân khúc” thị trường của Tự lực văn đồn khác với “phân khúc” mà nhóm Tân dân khai thác, dù khách hàng của hai nhóm đều là “giới bình dân”. Phân khúc thị trường của Tự lực văn đoàn tập trung ở lớp thanh niên tân học có trình độ học vấn ít nhất ở mức độ trung học và lớp trí thức tân học chủ trương Âu hóa, tức là thuộc hạng thứ hai trong bảng phân chia của Hồng Đạo. Cịn phân khúc của Tân dân (Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng, Lan Khai, Lê Văn Trương...) phần nhiều ở hạng thứ nhất. Nói có sự “khơng rạch rịi” trong cách phân chia này là vì khơng ai đứng ra biện biệt, hơn nữa, việc xác định các ranh giới trên thực tế khơng hồn tồn giống như (mọi) sơ đồ lý thuyết. “Khơng rạch rịi” cịn vì “phân khúc” này của Tự lực văn đoàn là thuộc về khối độc giả đọc tiểu thuyết, chứ không hẳn thuộc về khối độc giả báo chí nói chung, nhất là khi

Phong Hóa và Ngày Nay thường xuyên chú trọng thể hiện những vấn đề nông thôn,

“bùn lầy nước đọng”. Lời phát biểu của nhà văn đương thời Vũ Bằng đã xác nhận rằng giữa độc giả của tiểu thuyết Nhất Linh và độc giả mà báo chí Tự lực văn đồn hướng tới có tồn tại những ranh giới nhất định: “Nguyễn Tường Tam là một tên tuổi đánh dấu một giai đoạn phồn thịnh của loại tiểu thuyết dành cho giai cấp tiểu tư sản – một giai cấp lưng chừng, bất mãn với chế độ thực dân thống trị nhưng không được nhiều thông cảm của giai cấp vô sản, bần cùng – mặc dầu lãnh tụ của nhóm Phong hóa, Ngày nay là Tứ Ly Nguyễn Tường Long đã tìm các cách để giành lấy tình cảm của những đồng bào sống ở nơi “bùn lầy nước đọng” [237].

Như vậy, Tự lực văn đồn nói chung và Nhất Linh nói riêng đã xác định rõ đối tượng người đọc của mình, cùng đó là khu vực từ vựng mà họ cho là tương ứng. Khu vực từ vựng được xác định rồi, nhưng đó chưa phải là ngơn ngữ giao tiếp, mới chỉ là những mục từ trong từ điển, nếu nó khơng được trình bày trong hệ thống câu và đoạn, nghĩa là trong lời nói, lời viết để người ta nắm được ý tứ. “Lối văn giản dị dễ hiểu” trong văn học không đồng nghĩa với lối văn đơn giản hóa, khơng có tư tưởng. Nhất Linh đề nghị đọc L. Tolstoy vì ngơn ngữ “lúc nào cũng trong sáng giản dị như lời nói thường mà vẫn sâu sắc vơ cùng” [232, tr.69]. “Lối văn giản dị dễ hiểu” trong văn học cũng không đồng nghĩa với lối viết từ đầu đến cuối một văn bản chỉ trong một hình thức cú pháp đơn điệu. Khi nói đến “đem phương pháp Thái Tây ứng dụng vào văn chương An Nam”, ngoài những kỹ thuật (xây dựng kết cấu, phân tích tâm lý...), cịn là ứng dụng cú pháp của nó - một lối cú pháp mạch lạc và năng động.

Giai đoạn Tự lực văn đồn hoạt động chính là thời gian diễn ra các cuộc tranh luận nên viết văn quốc ngữ như thế nào. Văn Tản Đà sáo vì chạm trổ câu chữ tỉ mỉ, khơng thốt khỏi âm điệu du dương của thơ. Văn Phạm Quỳnh khơng cịn “hát” như Tản Đà, nhưng đầy Hán từ, trịnh trọng quá hóa nặng nề. Văn Nguyễn Văn Vĩnh thốt khỏi việc dụng chữ Hán và chữ nho thì lại nơm na, nghèo hình thức, dây cà ra dây muống. Các lối đó “ta đều chẳng nên dùng để viết báo. [...] Tôi nghiệm ra văn Quốc ngữ từ trước viết ra, dùng nhiều lời quá, để che cái chỗ thiếu ý. Chính bởi vậy mà lời văn rườm rà, nó mềm, nó yếu, nó khơng có “gân” hoạt động [...]. Văn chương như vậy, quả là thứ chết đặt trên trang giấy trắng phẳng lì!” [239]. Nhận định này là của Hồng Tích Chu - người chủ trương lối viết ngắn gọn, sắc ý, câu cú linh hoạt.

Ngay từ lúc mới thành lập nhóm, Nhất Linh đã mời Hồng Tích Chu về cộng tác, mặc dù lúc đó đang dấy lên làn sóng chống lại lối “văn cộc”, “văn chó mửa” của nhà báo trẻ này và bản thân tờ báo Đông Tây của ơng bị đình bản. Trên Phong Hóa số 14 (22/09/1932) đăng bài Những việc chính cần biết trong tuần lễ này của Hồng Tích Chu dưới bút danh Thiện Căn. Để đổi mới ngơn ngữ trên Phong Hóa, Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ đều học theo lối viết của Hồng Tích Chu. “Chỉ cần so sánh văn Khái Hưng trên Phong Hóa số 1 (16-6-1932) với văn ơng trên

Phong Hóa số 14 (22-9-1932), ta đã thấy có chuyển biến sâu xa, đến Phong Hóa số 20

tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Tự lực văn đồn, khai sáng một ngơn ngữ văn chương mới lạ, hồn tồn thốt khỏi lối văn biền ngẫu, đẫm nước mắt, thời ấy” [245].

Tóm lại, Nhất Linh xây dựng nguyên tắc vận dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết của mình sẽ dựa trên cơ sở lý luận trên, để hình thành một ngơn ngữ giao tiếp chuẩn mực. Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi chỉ bàn đến ba thành phần ngôn ngữ: từ vựng, cú pháp câu và liên kết văn bản

Về từ vựng

Chủ trương hạn chế tối đa chữ nho, chữ Hán, sử dụng tối đa từ thuần Việt ghi trong Tôn chỉ tất phải được thủ lĩnh Tự lực văn đồn tn thủ. Ta sẽ khơng bắt gặp những từ đại loại như trong Nho phong, “làn thu ba”, “dáng liễu thanh tân”, “song trăng quạnh quẽ...”, tuy nhiên cũng không phải thứ từ ngữ nôm na mách qué, mà là khu vực ngơn từ của giới trung lưu và trí thức, thị dân, nhưng không theo lối “bồi” Pháp, mà thuần Việt, nhã nhặn, tinh tế. Nhất Linh nhiều lần cơng kích và chế giễu lối viết của một số báo chí hồi ấy, trong đó ơng tỏ ra phản cảm với những từ như “cái đếch gì”, “đơi nhãn tuyết”,

“ốch cà lỳ”, “rích bố cu”, “anh sẽ sú vơ nia cho đít biệt”... [Phong Hóa, số 58]. Ơng

cũng khơng bằng lịng với cách nói sáo rỗng và tùy tiện mà ơng gọi là “văn kêu như sét”, ơng bình: “Nàng chưa bị tiếng sét của tình u đánh cháy lịng. Tiếng sét thì đánh cháy sao được lịng, dù là tiếng sét của tình u đi nữa” [Ngày Nay, số 43].

Khu vực ngơn từ của Nhất Linh cũng khác lại với ngôn từ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đương thời mang tính “vỉa hè” xơ bồ, nghịch dị. Điều này là đương nhiên, vì đối tượng trong tác phẩm (nhân vật) và đối tượng hướng đến của tác phẩm (người đọc) của hai nhà văn có sự khác biệt nhất định. Các nhân vật của Nhất Linh đều biết diễn đạt bằng những từ ngữ giản dị và lịch lãm, kể cả khi bộc lộ cái chanh chua cái đay đả của mình thì bà Phán, bà Án cũng không dùng từ tục tĩu, và khi nỗi oan ức bị xúc phạm đến cực đỉnh thì cơ Loan, cơ Tuyết cũng khơng thốt ra những từ ngữ “hạ lưu”, nhưng khơng phải vì vậy mà cốt lõi của sự vật không bật lên được trong giao tiếp.

“Loan giận quá, hai tay run lẩy bẩy:

- Xin đừng ai động đến mẹ tôi! Bà Phán nói:

- Tơi bảo cái con mẹ ấy khơng biết dạy con! Đứa nào làm gì tơi tốt thì làm đi, tôi xem nào!”. [229, tr. 104].

Kiểu dùng từ như thế ta có thể bắt gặp trong khắp trang tiểu thuyết của Nhất Linh. Đoạn trên cho thấy cuộc đối thoại đã đến lúc vượt ngưỡng chịu đựng của cả hai bên, nỗi giận dữ bùng lên dữ dội, trong cả ngữ điệu (ngắn, gắt), cả xưng hô biến dạng (“tôi” “ai”, “cái con mẹ ấy”, “đứa nào”) nhưng từ vựng vẫn nằm trong khu vực trung tính. Thế nhưng khi đặt những từ ấy trong ngữ cảnh và cấu trúc câu lại gây một ấn tượng về một bà mẹ chồng ghê gớm, khinh miệt cả con dâu lẫn gia phong nhà cô. Hay như chỉ bằng một từ mang nghĩa hàm ẩn “cô răng trắng” thơi (khơng hề tục tĩu), bà Huyện Tịch đã phì ra đầy đủ sự miệt thị của lớp người cổ hủ đối với các cô gái tân thời “mất nết”. Sẽ khó gặp ở tiểu thuyết Nhất Linh từ “hắn”, “y” “thị”... như ở Nam Cao, chỉ nghe thấy tác giả gọi nhân vật của mình là “nàng” và “chàng”, cũng khơng thấy cách xưng hô lai Pháp “toa”, “moa” như ở nhân vật của Vũ Trọng Phụng. Cũng liên quan đến từ vựng là cách chọn tên nhân vật: Loan, Dũng, Nhung, Trâm, Trúc, Thái... - kiểu “chính kịch”, khơng tầm thường mà cũng khơng cao sang, cũng không gợi sắc thái “dị biệt”, hài kịch nào đó, như Chí Phèo, Thị Nở, Kếu, Chã, Nghị Hách, Typn...

Với lớp từ “lành mạnh” này, ta sẽ khó hình dung có cảnh tương tự: “Hắn vừa đi vừa chửi [...] Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu khơng?” (Nam Cao), hay: “Khỉ lắm nữa - Hàng đã ế bỏ mẹ ra thế này này... Tình bỏ mẹ ra đấy...” (Vũ Trọng Phụng), tức là những cảnh hướng người đọc chú ý đến cái bi đát của hiện thực hay sự bi hài của một đời sống hỗn tạp, phi lý.

Về cú pháp và liên kết mạch văn

Nhìn tổng thể, có thể thấy cú pháp trong văn của Nhất Linh rất minh bạch. Ngay cả khi diễn tả những khúc mắc nội tâm, văn mạch vẫn sáng rõ và “có trật tự”.

“- Trời muốn trở rét...

Nói xong và nghe tiếng mình nói, Trúc nhớ lại rằng câu ấy chàng đã thốt nhiều lần, năm nào cũng vậy. Sự rung động êm ái và hiu hắt buồn trước cơn gió lạnh đầu tiên khiến vẻ mặt Trúc trở nên dịu dàng và thoáng trong một giây chàng sống lại tất cả những ngày mới trở rét trong đời.

Ở ngoài, như mong ước của Trúc, trời bỗng nắng to; bóng mái nhà sẫm lại thành một mảng đen trên nền sân trắng hẳn lên và ánh nắng làm lấp lánh những mảnh sứ, mảnh chai nhỏ, trong các luống đất mới xới.

thực là lúc bắt đầu mùa thu.” [231, tr.184]

Đây là đoạn mở đầu trong Đơi bạn, nó khơng đặc biệt gì hơn các đoạn khác trong tiểu thuyết Nhất Linh. Đoạn văn trải ra, trải ra, rất tự nhiên và dung dị, câu trước gọi

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 114 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w