2.3. thế Ưu và vai trò của tiểu thuyết trong việc hiện thực hoá chủ trương canh tân
2.3.1. Vị trí của tiểu thuyết trong hoạt động sáng tác của các nhà văn Tự lực
Tự lực văn đồn ngồi hai cơ quan ngơn luận là tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay
đã cho in rất nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn và các sáng tác văn học thuộc thể loại khác. Nhưng trong tất cả những thể loại ấy, cái ở lại với thời gian và làm nên tên tuổi Tự lực văn đồn chính là tiểu thuyết. Khơng phải ngẫu nhiên mà nói đến văn phái này là người ta nói đến tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Một điều rất dễ thấy, hầu hết các cây bút chủ chốt trong nhóm đều là những nhà tiểu thuyết cừ khơi.
Thời điểm Tự lực văn đoàn xuất hiện là lúc tiểu thuyết đang là một thể loại thịnh hành. Thạch Lam trong tiểu luận Theo giòng, khi bàn về tiểu thuyết đã mở đầu bằng một nhận định: “Mấy năm gần đây (bài viết năm 1938) các tiểu thuyết được xuất bản rất nhiều và số người đọc tiểu thuyết mỗi ngày một tăng” [97, tr.18]. Chính vì thế mà hầu hết các nhà văn thời kì này đều muốn viết tiểu thuyết. (Cùng với thời điểm ra đời của tờ Phong Hóa là tờ Tiểu thuyết thứ bảy của Vũ Đình Long chuyên đăng tiểu thuyết và truyện ngắn; năm 1937 lại có thêm tờ Tiểu thuyết thứ năm của Lê Cường, Lê Tràng Kiều, Đồ Phồn, có những số đặc biệt lên đến 32 hoặc 52 trang). Lý giải cho điều này, Thạch Lam viết: “Trong các nguyên cớ khiến cho tiểu thuyết được hoan nghênh, tơi có thể chỉ cái cớ này: sự nảy nở của đời sống trong tâm hồn riêng của từng người. Khi người ta bắt đầu có một đời sống bên trong, hay tìm xét những trạng thái của tâm hồn
mình, người ta thích đọc tiểu thuyết. Trái lại tiểu thuyết lại giúp cho đời sống bên trong được dồi dào, sâu sắc thêm.” [96, tr.18]. Trong một xu thế như vậy, viết tiểu thuyết là một lựa chọn tất yếu của các cây bút trong nhóm Tự lực văn đồn. Khi đã lựa chọn như thế thì việc sáng tác bằng tiểu thuyết đã trở thành vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm. Trong bảy thành viên, ngồi ba trụ cột chính là ba nhà tiểu thuyết Nhất Linh, Khái Hưng, Hồng Đạo, các thành viên cịn lại trừ Tú Mỡ, dù sở trường chuyên về truyện ngắn như Thạch Lam hay thơ như Thế Lữ, Xuân Diệu nhưng vẫn ít nhất một lần viết tiểu thuyết. Ví dụ như Thạch Lam. Cuốn tiểu thuyết duy nhất của ông với độ dày hơn 200 trang có tên Ngày mới dù khơng được đánh giá cao như truyện ngắn, nhưng cho thấy sự mạnh dạn tìm tịi và thể nghiệm của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật, trách nhiệm của mình đối với văn đồn. Riêng với Thế Lữ, gia nhập vào Tự lực văn đoàn với tư cách là một nhà thơ nhưng sau đó, ơng nổi danh khơng chỉ từ những bài thơ Mới mà còn từ những sáng tác bằng văn xi trong đó nổi tiếng nhất là Vàng và máu. Nó thuộc thể loại truyện trinh thám và là tác phẩm đầu tay của ông. Sở dĩ Thế Lữ chuyển sang viết văn xi là vì báo Phong Hóa có thời điểm giảm lượng độc giả mà trinh thám đang là loại truyện được yêu thích nên Nhất Linh khuyến khích Thế Lữ sáng tác mảng này. Và họ đã thành công. Không những báo Phong Hóa có lại lượng độc giả đơng đảo mà văn học Việt Nam có thêm một nhà văn viết truyện trinh thám tài năng. Như thế, có thể thấy, các thành viên Tự lực văn đoàn đã chọn tiểu thuyết làm thể loại có thể níu chân độc giả ở lại với tờ báo của mình. Vì muốn tự chủ, trước hết là cho tờ Phong Hóa, họ sẽ phải chọn thể loại mà độc giả đang say mê. Việc cho đăng tiểu thuyết từng kỳ trên báo đã trở thành lý do bạn đọc đón chờ Phong Hóa mỗi số ra. Họ háo hức mong những cuốn tiểu thuyết tiếp theo của Khái Hưng, Nhất Linh sau khi đọc xong Hồn bướm mơ tiên, Đoạn tuyệt. Và để đáp ứng sự mong đợi đó của các bạn trẻ, Nửa chừng xuân của Khái Hưng, Lạnh lùng của Nhất Linh ra đời.