Định dạng tiểu thuyết hiện đại và làm sáng tỏ các yêu cầu của nó

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 101 - 107)

3.3. Xây dựng mô hình tiểu thuyết hiện đại và ngôn ngữ văn học chuẩn mực

3.3.1. Định dạng tiểu thuyết hiện đại và làm sáng tỏ các yêu cầu của nó

Là nhà tổ chức của một văn đoàn lấy tiểu thuyết làm đội quân chủ lực trong nền văn học hiện đại, hướng đến canh tân văn hóa văn học, tất yếu Nhất Linh phải hình dung một mơ hình của tiểu thuyết đáp ứng nhiệm vụ đề ra. Tuy nhiên, như đã trình bày ở mục

1.2.1. Quan niệm của Nhất Linh về tiểu thuyết, mơ hình này khơng lập tức có thể thành hình ngay mà phải trải qua cả một quá trình hình thành. Bản thân lý thuyết tiểu thuyết

lúc bấy giờ cịn đang được tìm hiểu thì thực hành sáng tác cũng là con đường mày mò và rút kinh nghiệm dần dần, như Phạm Quỳnh ghi nhận: “Lối tiểu thuyết trong văn chương ta thật là chưa có phương châm, chưa có định thể vậy”. Và ơng chủ bút Nam

Phong tạp chí cũng gọi thể loại này là “một ông thần biến tướng”, cho nên “hình thức

tiểu thuyết đã bất nhất như thế, thời nghề làm tiểu thuyết cũng khơng có phép tắc nhất định được.” [129, tr.754-756]. Từ “định dạng” chúng tôi dùng ở tên tiểu mục là một

động từ, chỉ một quá trình bắt đầu hình thành, phát triển, cải thiện dần rồi đi đến sự hồn chỉnh tương đối nào đó của một thể loại năng sản nhất và cũng năng động nhất trong sự biến đổi.

Nhất Linh cũng như nhiều nhà văn lúc đó chưa hình dung được ngay một dạng thức hồn chỉnh của tiểu thuyết – điều chỉ có thể đến sau nhiều năm tháng bền bỉ tìm tịi trên và qua trang viết. Tuy nhiên, như ta đã thấy, Nhất Linh ln có tâm thế tự do khi sáng tác, vì mỗi lẫn đặt bút là một lần toàn bộ những suy ngẫm và trải nghiệm của ông được huy động. Vũ Bằng cho biết: “Nguyễn Tường Tam viết mà đã có sẵn dàn bài rồi, chứ không như Vũ Trọng Phụng viết đến đâu lại xoay câu chuyện đến đó, tùy theo cảm hứng” [237]. Đọc lại những trang chép tay tỉ mẩn của Nhất Linh về thời gian khi bắt tay vào viết từng tác phẩm, về nỗi vui mừng khi tác phẩm hoàn thành, Võ Phiến nhận định: “Nhất Linh khi phải rời tòa báo ở 80 đường Quan Thánh Hà Nội ra đi, thì đã có hàng tá nhan sách ra đời, đã có hẳn một sự nghiệp văn học lẫy lừng. Thế mà gần như mỗi lần cầm cây bút lên ông đều hăm hở, đều lấy làm quan trọng. Ý này nẩy sinh trong đầu ông lúc mấy giờ, ngày nào, đoạn văn nọ viết ra vào hôm nào..., ông đều ghi nhớ. Ơng mừng dịng chữ đầu tiên, ơng mừng dịng chữ cuối cùng của mỗi tác phẩm. Trong xây dựng cơng trình kiến trúc thì đặt viên đá đầu tiên là chuyện long trọng, rồi vui mừng khánh thành càng long trọng. Trong xây dựng tác phẩm văn nghệ ở Nhất Linh, mỗi bước mỗi như thế.” [249].

Từng bước đi trong xây dựng tác phẩm văn nghệ ở Nhất Linh gắn với từng kiểu văn chương ông thử sức, với những bút danh khác nhau: từ Nguyễn Tường Tam, Ngô Tâm Tư, Bảo Sơn, Việt Tân đến khi chính thức và độc lập ký tên Nhất Linh là ngót 10 năm (1925-1934). Và cũng ngần ấy thời gian nhà văn đi qua các thể tài khác nhau: tiểu thuyết cũ - truyện ngắn trinh thám - thơ - xã luận - tiểu thuyết tình cảm - tiểu thuyết luận đề - tiểu thuyết tâm lý.

Dựa vào 6 cuốn tiểu thuyết viết trước 1945 và tiểu luận Viết và đọc tiểu thuyết – trước tác mang tính tổng kết sự thực hành tiểu thuyết trong thời tiền chiến của chính Nhất Linh – chúng tơi hình dung q trình định dạng mơ hình tiểu thuyết hiện đại của ơng. Để thấy q trình ấy, cần nhìn vào những đúc rút kinh nghiệm của nhà văn mà sau lưng đã có cả một khối lượng khơng nhỏ tiểu thuyết. Những đúc rút ấy được ghi bằng tiêu đề: Những điều lầm lỗi.

1) “Viết những câu văn vẻ, bóng bẩy” - điều này liên quan đến xây dựng nguyên

tắc vận dụng ngôn ngữ trong sáng tác văn học. Ta lập tức hiểu ơng đang nói đến cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình - Nho phong (1925 - 1926). Ở lứa tuổi 18, 19, thử bút lần đầu, Nhất Linh đã thất bại khi để lại khá đậm dấu vết thi pháp văn chương trung đại, trong hành văn biền ngẫu, lẩy Kiều, từ ngữ ước lệ, kiểu: “Đôi mắt gặp nhau, làn thu ba như nhuốm vẻ sầu...”. Tiểu thuyết Gánh hàng hoa (1933, chung với Khái Hưng), tuy đã đỡ nhiều nhưng vẫn rơi rớt nhiều câu “văn vẻ”. Bản thân Nhất Linh thú nhận: “Ngay đến khi viết truyện đăng báo Phong hóa 1932-33 (năm đó tơi đã hăm bảy, hăm tám tuổi) mà vẫn cịn bị câu “văn vẻ” nó quyến rũ” [232, tr.13]. Sang đến Nắng thu (viết 1934, xuất bản 1942), Đơi bạn (đăng báo 1938, xuất bản 1939) thì “điều lỗi lầm” này đã được cải thiện hẳn. Về Nắng thu, đến 1942 mới in, có thể đã được Nhất Linh sắc, nâng cấp. Cuốn này có hành văn mạch lạc, trong sáng, những câu đối thoại đã gọn gàng, tự nhiên hơn; tuy nhiên vẫn rơi rớt những câu nhiều tính từ. Đến Bướm trắng (đăng báo 1939, xuất bản 1940 - 1941) thì ngơn ngữ Nhất Linh đã đạt đến mức độ hồn hảo: “Ngơn từ trong sáng, đầy âm vang, nhiều khi giống như bài thơ. [...] Ông đưa ngơn từ tiểu thuyết, - những hình tượng, những ẩn dụ, kết cấu, âm thanh, cú pháp, v.v. lên thành những biểu tượng không thể phai mờ.” [74, tr.134].

2) “Viết những truyện quyến rũ người đọc” - điều này liên quan đến cách triển

khai đề tài. Có lẽ trước tiên Nhất Linh muốn nói đến Nắng thu. Đây là tiểu thuyết thứ hai của ông, là một bước tiến về cả quan điểm triết học lẫn nghệ thuật so với tiểu thuyết cũ. Tuy nhiên ta thấy ở đây một cốt truyện “đậm tính truyện”, lấy sự hiểu lầm éo le làm xung đột, gây chú ý của người đọc, trong khi đó tính cách nhân vật khơng có gì rõ nét. Nhất Linh viết: “lúc đó tơi là giám đốc tờ Phong hóa, cần phải viết những truyện ngoắt ngoéo, li kì cảm động, vừa tầm của độc giả”. (Không chỉ ông, cả Khái Hưng cũng thế: “Khái Hưng viết những truyện tâm lí nơng nổi, nhưng cảm động dễ hiểu và rất li kì về cốt truyện”). Nhất Linh thú nhận những tác phẩm như thế “nhà làm báo át cả nhà viết văn” [232, tr.16]. “Điều lầm lỗi” này đã không thấy dấu vết trong

Đôi bạn và nhất là Bướm trắng. Tác phẩm Đơi bạn hầu như “khơng có truyện”, kết

cấu lỏng lẻo, ít liên lạc giữa các chương (mỗi chương có thể đứng thành một truyện ngắn). Mạch truyện chỉ chú trọng diễn tả vận động trữ tình trong tâm hồn nhân vật. Còn đến Bướm trắng, cấu thành cốt truyện bên ngoài hoàn toàn bị tháo rời, đưa độc

giả vào một cuộc phiêu lưu không bờ không bến diễn ra trong cõi sâu xa tâm hồn đầy phiền phức của nhân vật Trương.

3) Chú ý đến viết “cái gì”, “để làm gì” mà khơng chú trọng chi tiết nghệ thuật,

hình ảnh sống động, tức là “dùng tiểu thuyết làm một việc gì (viết luận đề tiểu thuyết)

mà khơng chú trọng “viết một cuốn tiểu thuyết hay”. [232, tr.17]. Đây là nhà văn đang phê phán Đoạn tuyệt (đăng báo 1934, xuất bản 1935) và Lạnh lùng (đăng báo 1936, xuất bản 1937), ơng tỏ ra “khó chịu một cách thành thực” khi nhận được lời khen ngợi của các nhà phê bình về hai cuốn đó. Khơng phải ơng phủ nhận nội dung cơng phá đại gia đình phong kiến của hai tác phẩm này; vấn đề là vẫn viết tiểu thuyết luận đề, vẫn là đề tài đó, nhưng ơng muốn “viết nghệ thuật hơn”, “sẽ tìm kiếm nhiều chi tiết hay hơn, cố viết cho đúng tâm lí hơn, cho những nhân vật linh hoạt hơn” [232, tr.57]. Thật ra, nhà văn đã q khe khắt với mình, vì ơng đã đạt tiêu chí này trong Đôi bạn và Bướm

trắng.

4) “Chỉ để ý đến các ý thích riêng của mình” - điều này liên quan đến xác lập tính khách quan của người trần thuật trong tiểu thuyết. Nhất Linh tự kiểm điểm:

“Tôi đã đứng vào địa vị chủ quan, nghĩa là mình đứng làm chủ mà nhận xét, chứ không đứng vào địa vị khách quan” [232, tr.16]. “Điều lầm lỗi” này là đặc trưng của toàn bộ nền văn học trung đại, in đậm trong cuốn Nho phong - thời Nhất Linh chưa đi du học, còn mang tư tưởng nho giáo, đã viết nên một câu chuyện tình ái trung hậu, ca tụng trung - hiếu - tiết - nghĩa của cặp đôi Lê Nương - Dương Văn. Đến các tác phẩm sau, “điều lỗi lầm” này được chỉnh sửa dần, chỉ cịn thấy rơi rớt đơi ba chỗ, ví dụ khi tác giả lộ liễu “mớm lời” cho các nhân vật: lời lẽ có ý giáo huấn của Loan trong Đoạn tuyệt làm cho nàng trở nên khơng tự nhiên, có thể gây chút khó chịu

cho người đọc. Đến Bướm trắng, ta thấy người kể chuyện hoàn toàn đứng sang bên, chỉ đơn giản kể chuyện, mặc cho Trương tự xoay xở một mình trong lời nói, cư xử và diễn biến tâm lý. Như vậy, ta thấy quá trình định dạng tiểu thuyết hiện đại với các yêu cầu cụ thể của nó ở Nhất Linh không diễn ra trong ngày một ngày hai, mà diễn ra trong một quá trình lâu dài với thực hành, tự lọc bỏ, tự bồi đắp. So sánh với một số nhà văn khác cùng thời, như Lan Khai, Lê Văn Trương, Nguyễn Triệu Luật..., dễ thấy rằng khác với Nhất Linh, hầu như thế giới thẩm mỹ của họ đi từ tác phẩm này sang tác phẩm khác không thay đổi bao nhiêu. Nếu nói rằng có sự “lột xác” ở Nguyễn Tuân trước và sau

1945 thì sự “lột xác” đó chỉ giới hạn ở phạm vi lập trường chính trị. Khi phải nói bằng giọng điệu khác mình, nhìn bằng thế giới quan khơng phải của mình, ở thời kỳ sáng tác sau Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu hay Huy Cận đã tự cho người đọc thấy một sự đứt gãy khó cứu vãn nổi, kéo theo nó là sự sụp đổ của cả một thế giới thẩm mỹ đẹp đẽ và độc đáo từng được hai nhà thơ hàng đầu của Thơ mới công phu tạo dựng. Nhất Linh không vậy, bút pháp ơng thay đổi rất nhanh, nhưng khơng có sự đứt gãy, vẫn dựa vào cái có trước để tuần tự đi lên các bậc thang mỗi ngày một cao hơn.

Đến đây, dựa vào định nghĩa và đặc điểm chung của thể loại, dựa vào tơn chỉ của Tự lực văn đồn và dựa vào kết quả thực hành của Nhất Linh, có thể đưa ra mơ hình tiểu thuyết hiện đại theo cách hiểu của Nhất Linh như sau:

- Về quy mô, tiểu thuyết hiện đại có thể khơng q lớn, số trang từ 100 đến trên

dưới 200 (Nho phong - 125 trang, Nắng thu - 80 trang, Đoạn tuyệt - 178 trang, Lạnh

lùng - 120 trang, Đôi bạn - 166 trang, Bướm trắng - 266 trang), nhưng có khả năng tái

hiện mọi giới hạn không gian và thời gian, phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, đủ cho hạt nhân cốt truyện, xung đột truyện, tính cách nhân vật phát triển. Đôi bạn bắt đầu bằng một hồi cố (qua bức thư cũ), cho thấy câu chuyện kéo dài từ hơn hai năm trước cho đến lúc đó và mở về phía trước. Thời gian diễn biến của Đoạn tuyệt khoảng

5 - 6 năm, từ khi Loan chưa lấy chồng, cho tới lúc ra khỏi địa ngục nhà chồng và hân hoan chuẩn bị “đi ngồi mưa gió, qn cả mưa ướt, gió lạnh...”. Tác giả không kể tràng giang đại hải tất cả diễn biến của ngần ấy thời gian, chỉ chọn những thời điểm có tính bước ngoặt. Một quy mơ như thế có thể vừa phải với độc giả bình dân là khối độc giả đang cần được “khai dân trí”. Họ biết chữ quốc ngữ nhưng khơng phải ai cũng có học vấn cao. Tất nhiên, vấn đề tiếp nhận không phải chỉ ở quy mô số trang - nhất là đối với độc giả từng quen thuộc và yêu thích những bộ tiểu thuyết chương hồi hàng ngàn trang, dày đặc sự kiện - mà còn ở chất lượng, như giám đốc tờ Phong hóa lúc ấy

đang kỳ vọng rằng sau khi đạt được cái “vừa tầm hiểu của độc giả”, thì sẽ tiến tới “đưa dần họ đến chỗ hiểu những sách có nghệ thuật cao hơn” [232, tr.16].

- Về nội dung cốt truyện, hầu hết các tác phẩm đều là câu chuyện tình yêu lãng

mạn với những kết thúc mở. Mơ hình thường gặp là cặp đơi trai tài gái sắc có tâm hồn đồng điệu nhưng trắc trở để đến với nhau vì chênh lệch hồn cảnh (giàu - nghèo, tự do

như “chay tịnh”, không vượt quá các “giới hạn” (trừ cặp Nhung - Nghĩa trong Lạnh

lùng, tuy nhiên cái “vượt giới hạn” không nằm trong miêu tả chi tiết).

- Về đề tài và tư tưởng, tiểu thuyết hiện đại phải mới, là câu chuyện của thời thế,

những gì đang diễn ra trong đời sống xã hội, trong đời người. Cụ thể là vấn đề áp chế của đại gia đình phong kiến, là quyền có đời sống riêng tư của cá nhân, quyền được tự do lựa chọn con đường riêng, là khát vọng và lý tưởng về một xã hội tốt đẹp hơn. Những điều như thế ta có thể quan sát trong Nắng thu, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn.

- Về tính cách đặc thù của nhân vật trung tâm, phải là nhân vật hiện đại, theo

quan niệm Thái Tây: có cá tính, có tiếng nói riêng. Nó hiện ra khơng như một cái gì đó bất biến, đã định hình xong xi về tính cách và ổn định về số phận, mà phải bước vào diễn trình biện chứng, hợp với quy luật phát triển nội tại của đời sống xã hội và con người. Nó phải xơng vào các mối quan hệ, giao tiếp, đối thoại, lôi kéo tất cả vào xung đột của mình, cho dù cơng khai (trong Đoạn tuyệt, Nắng thu) hay lặng thầm (trong

Lạnh lùng) thậm chí khơi dậy cả đối thoại với độc giả, đưa độc giả đến những suy tư

về cuộc đời, về thời thế. Những Loan, Dũng, Nhung, Phong... là những mẫu hình lý tưởng của một thời trong văn học Tự lực văn đoàn, được giới trẻ hồ hởi tiếp nhận.

- Về kết cấu, tiểu thuyết Nhất Linh hướng đến một cấu tứ hài hòa cân đối kiểu

cổ điển, gợi nhớ đến tác phẩm Chiến tranh và Hịa bình của L. Tolstoy, thường tương phản hay đối xứng. Ví dụ, trong Đoạn tuyệt là tương phản giữa hai quan điểm, hai thế lực mới - cũ, đối xứng giữa thân phận nàng dâu tủi nhục của Loan với mối tình đẹp đẽ của nàng với Dũng, đối xứng giữa khơng gian bế tắc trong gia đình bà Phán với khơng gian thiên nhiên tự do của Dũng. Tương tự trong Đôi bạn là một không gian đối lập khép - mở: khơng khí “u ám, nặng nề” trong gia đình người cha (ông Tuần) và không gian mở rộng vô biên đầy gió ngàn của người con (Dũng), theo cả nghĩa đời thực và nghĩa tinh thần; bên cạnh đó là sự đối xứng giữa khát vọng tình yêu với khát vọng lý tưởng. Ở Bướm trắng là một cấu trúc cân đối, hài hịa đến mức hồn hảo: đó là sự tương ứng đầu - cuối, sự đối thoại giữa sống và chết, hành trình bên trong và bên ngồi, giữa Đơng và Tây... Trong kết cấu ấy, khát vọng sống đã chiến thắng: 105 lần nói đến ám ảnh về cái chết và 172 lần nói đến tình u. Hầu hết các tiểu thuyết của Nhất Linh có kết thúc khơng khép kín.

nhất giữa Nhất Linh với V.L – người đã viết trên tờ Thanh Nghị số Tết 1942 rằng: “Những quan niệm cũ lấy luân lý làm cốt truyện, lấy ly kỳ để quyến rũ độc giả đều bị gạt bỏ. Các nhà văn ngày nay hiểu rằng muốn được lâu dài phải lấy tâm lí làm gốc, giải phẫu tính tình dục vọng cá nhân hay toàn thể, hoặc làm cho ta suy nghĩ về những vấn đề lớn lao có quan hệ đến đời người. Cách dàn truyện cũng khác hẳn, khơng cịn những lối bắt buộc độc giả phải theo dõi một nhân vật suốt cả cuộc đời. Thu rút thời gian lại, các nhà tiểu thuyết ưa gói ghém câu chuyện trong một quãng thì giờ ngắn

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn. (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w