3.3. Xây dựng mô hình tiểu thuyết hiện đại và ngôn ngữ văn học chuẩn mực
3.3.2. Xác lập tính khách quan của người trần thuật trong tiểu thuyết
Phương Tây đem đến cho văn học Việt Nam nhiều điều thay đổi trong đó có quan niệm về phản ánh thực tại. Nếu như trước kia thực tại được quy chiếu dưới cái nhìn mang tính đạo đức và kết quả là bài học giáo hóa quan trọng hơn hiệu lực nghệ thuật, thì nay nó trở thành đối tượng cần khám phá và kết quả là người ta quan tâm đến nghệ thuật nhiều hơn. Nghĩa là giờ đây hiện thực bị khách thể hóa và chịu cái nhìn của chủ thể tác giả. Như một cá nhân tự do, chủ thể sáng tạo có quyền sắp đặt cách cho đối tượng xuất hiện mà anh ta cho là hiệu quả nhất nhằm “đột phá hiện thực”, khám phá bản chất đối tượng. Cách sắp xếp có tính chủ quan ấy của nhà nghệ sĩ chính là kỹ thuật xây dựng sơ đồ truyện, kỹ thuật dựng ngoại cảnh (không gian, thời gian, thiên nhiên, đồ vật), kỹ thuật xây dựng tâm lý... Kết quả là, thực tại như một đối tượng để khai thác, nó được nhìn ở khoảng cách tiếp xúc gần hơn, thậm chí đơi khi suồng sã, người ta chấp nhận cả cái chưa thật đẹp, chưa thật lý tưởng như cái mỹ lệ, cái cao nhã của văn chương cổ điển. Đây thật sự là một chuyển biến lớn trong tư duy thẩm mỹ.
nhận thức của văn học. Chúng tôi lựa chọn cách lý giải của Đinh Gia Trinh - một học
giả uyên bác cùng thời với Nhất Linh, đọc ông nhiều và đánh giá cao về ông. Trong loạt bài đăng trên Thanh nghị khoảng nửa đầu thập niên 40 Đinh Gia Trinh có những kiến giải về văn chương gợi liên tưởng đến đặc điểm tiểu thuyết Nhất Linh. Theo nhà phê bình, văn chương trước kia là nơi ký thác của chủ thể tác giả, qua cái viết ra mà truyền đạt luân thường đạo lý, và nhà văn Việt Nam khi xưa vẫn thở trong “một khơng khí nhiễm sự trọng nể đạo đức”, “quen quan niệm luân lí đi song hành với văn chương”. Nhưng, Đinh Gia Trinh viết tiếp, “[n]ghệ thuật không phải là đạo đức cũng như khoa học khơng phải là luận lí. [...] Nghệ thuật khơng thể nảy nở trong khn chật hẹp co cụm của một ít mệnh lệnh đạo đức. Những tác phẩm bậc nhất của văn chương hồn cầu khơng phải là đều đã diễn tả một tư tưởng luân lí để dạy đời. (Cho nên khi ta thấy một nhà xuất bản ngây thơ ở nước ta đăng báo rằng mỗi tác phẩm của những văn sĩ bán cho ông ta đều là một “bài ln lí giải” thì ta chỉ có thể mỉm cười về sự chất phác của ông ta mà thôi)”. Với Đinh Gia Trinh, chức năng văn chương phải là nhận thức, một kiểu “thức dậy những tiềm tàng sẵn có ở người ta.” [129, tr.298-300].
Khi chấp nhận chức năng của văn chương là nhận thức thì cũng là lúc phải thấy cái đạo lý chứa trong tâm người viết không quan trọng bằng việc dùng sức mạnh của nghệ thuật thức dậy trong người đọc nhận thức mới về sự đọc, thức dậy sự suy ngẫm về sức mạnh thay đổi bản thân, thay đổi xung quanh. Đó cũng là mục đích cải tạo xã hội của tiểu thuyết Nhất Linh.
Khi chấp nhận chức năng của văn chương là nhận thức thì cái tơi chủ thể của người viết phải có sự giãn cách với đối tượng miêu tả, vì đối tượng ấy cũng là một chủ thể riêng, nó có nhận thức của mình, khát vọng của mình, cách giải quyết của mình, khơng nhất thiết phải tn theo giáo huấn của người viết, không phải cái loa phát ngôn tư tưởng cho anh ta. Nhà văn phiêu lưu trong tư tưởng của mình thì cũng cần để khoảng trống phiêu lưu cho nhân vật.
Trong Viết và đọc tiểu thuyết Nhất Linh từng thú nhận có thời gian ơng sai lầm và lúng túng ở khâu này: “Tôi đã đứng vào địa vị chủ quan, nghĩa là mình đứng làm chủ mà nhận xét, chứ không đứng vào địa vị khách quan” [232, tr.16]. Một khi cịn lấn cấn về vị trí và vai trị chủ thể tác giả, để tiếng nói của tác giả lấn át tiếng nói của nhân vật, văn học sẽ quay trở lại với thi pháp trung đại, “cái cá nhân, cái bản sắc của cá
nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả” [167, tr.44]. Khi đó lời của tác giả vẫn là lời của ơng trời, nghĩ thay nói thay cho tất cả, vì ai cũng giống ai, thì tự do và dân chủ bị tước đoạt ngay từ trong văn học, làm sao tác động đến cuộc đổi mới ngoài xã hội?
Ngay khi ra đời Nho phong đã bị chê từ chủ đề tư tưởng đến lối trình bày. Ngồi việc chê “câu văn gọt dũa, uốn nắn, lấy sáo làm đẹp cái sáo của văn Kiều”, Phạm Thế Ngũ thêm điểm trừ về kỹ thuật viết: “giảng giải dài dịng về thế sự nhân tình, kết luận bằng nhận xét luân lý cho rõ rệt trước khi chấm dứt…” [118, tr.448-449].
Du học Pháp về, tiếp xúc với văn chương và tư tưởng phương Tây, lập nhóm Tự lực văn đoàn, Nhất Linh ý thức rất rõ việc đổi mới viết mới. Tiểu thuyết hiện đại là câu chuyện của đời tư, của thời thế hiện tại, nó tách con người ra khỏi đoàn thể, thành cá thể độc lập, cất tiếng nói riêng của mình và về mình, nó “trọng tự do cá nhân”, “làm cho người ta hiểu rằng đạo Khổng khơng cịn hợp thời nữa” và như thế nó địi hỏi “sự đối thoại dân chủ từ các góc nhìn và các quan hệ tự sự độc lập: giữa tác giả với nhân vật; giữa các nhân vật với nhau; giữa tác giả - tác phẩm với người đọc” [180, tr.174].
Nhân vật tiểu thuyết Nhất Linh đòi hỏi trả lại tiếng nói của mình. Người kể chuyện, ở những mức độ khác nhau, đã đứng sang một bên, thuần túy đóng vai trị tường thuật khách quan, kết nối sự kiện trong không - thời gian để nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên, hợp lý, làm bật lên cá tính riêng. Càng về sau người trần thuật và nhân vật trong tiểu thuyết Nhất Linh càng ít chung một giọng, một diễn ngôn. Nếu như trong Nho phong, giọng của người kể chuyện và giọng nhân vật cịn hịa tan trong nhau, khó phân biệt đâu là tiếng nói của chủ thể đâu là tiếng nói khách thể thì từ Đoạn
tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn và nhất là Bướm trắng, ta thấy sự can dự của người kể
chuyện bớt dần. Kết quả là, nhân vật bắt đầu sống được bằng đời sống của nó, có giọng điệu riêng, cá tính riêng. Nhà văn để cho nhân vật tự cất tiếng nói bộc lộ chính mình mà khơng cần phải miêu tả hay giới thiệu. Ví dụ, để lột tả tính cách của người đàn bà lắm điều, chuyên chế, hống hách, đang muốn làm nhục đứa con dâu, Nhất Linh chỉ cho bà Phán xưng hơ với Loan là các người, mợ, cơ, chị, nó, mày, con kia, bà, tôi,
tao, là thấy rõ. Hay là, nhân vật người chồng của Loan cũng sẽ tự bộc lộ mình là kẻ vơ
học, tầm thường, đầu óc gia trưởng qua ngôn ngữ, giọng điệu:“câm, mợ câm ngay”,
ở hai tác phẩm Đoạn tuyệt và Đôi bạn. Đây là hiện tượng “Nhân vật tái xuất hiện” như trong Tấn trò đời của H. Balzac: Loan - Dũng trong tác phẩm sau là sự trở về của hình tượng Loan - Dũng trong tác phẩm trước, cách đó ba năm, cho nên họ có nhiều điểm chung về hồn cảnh xuất thân, mối quan hệ gia đình, và dĩ nhiên, tính cách cũng tương tự. Tuy nhiên, ta vẫn nhận ra Loan trong Đoạn tuyệt hoạt bát, trực tính, sơi nổi, sẵn sàng tranh luận rành rẽ khi cần, cịn Loan trong Đơi bạn nhạy cảm hơn, ít bày tỏ bằng ngơn ngữ, nàng giao tiếp thầm lặng bằng ánh mắt, nụ cười và cả sự im lặng. Nghĩa là cả hai đều thông minh, nhưng một thiên về lý trí, một thiên về trái tim. Hai chàng Dũng đều bí ẩn trong hành tung, cao thượng trong tính cách, nhưng chất suy tư của chàng thứ hai (Đôi bạn) đầy chất thơ, nhiều tính triết học hơn.
Trần thuật khách quan còn thể hiện ở việc nhân vật tự bộc lộ tính cách của mình mà người kể khơng cần chêm thêm bất kỳ một lời nhận xét hoặc cảm thán của nào. Nguyên tắc này được Nhất Linh nhắc đến trong Viết và đọc tiểu thuyết: “Có nhiều tác giả tả người cứ cho ngay là người này đẹp, người kia xấu theo ý đồ tác giả. Nhưng người ấy có khi lại khơng đẹp đối với nhân vật trong truyện. Tác giả phải tả người ấy qua con mắt của người trong truyện mới đúng.” [232, tr.52]. Phẩm cách nhân vật Nhung được các nhân vật trong truyện đánh giá, nàng không nhận được lời bình phẩm trực tiếp nào của người trần thuật.
Tính khách quan ấy còn được thể hiện qua việc tạo dựng khung cảnh không - thời gian, trước hết liên quan đến thiên nhiên, trong sự khác biệt với văn học trung đại. Thiên nhiên trong văn xuôi tự sự trước kia hầu như vắng bóng, nếu có thì giống như trong thơ trữ tình, nó khơng cịn là một khách thể nữa, đã hóa thân vào con người, cấp cho con người đặc tính của mình. Bản thân nó khơng phải là đối tượng miêu tả, vì cỏ cây mây trời sơng núi đều được đổ chung vào cái khuôn ước lệ, ai ai cũng chấp nhận nó trong cùng bảng đánh giá.
Trong tiểu thuyết hiện đại, tự nhiên đã được coi như một dạng “khách thể” đối với con người “chủ thể”. Quan niệm này được triết gia Francis Bacon (1561-1626) đề xướng, sau thấm dần vào tư tưởng xã hội phương Tây, lan sang lĩnh vực văn học. Tiểu thuyết viết theo phương pháp Thái Tây của Nhất Linh đi theo nguyên lý này. Bản thân ông, cũng như nhân vật Trần Lưu của mình, “chưa từng yêu gì hơn yêu cảnh thiên nhiên” và nhìn thiên nhiên như nó vốn tồn tại.
Nếu như trong Nho phong, thiên nhiên chỉ được nói tới có 2 lần, mà nói trong một ví von về người (“Thấy vườn bên kia bóng đèn thấp thoáng mà chiều xuân dễ
khiến nét thu ngại ngùng...”), thì trong 5 tiểu thuyết cịn lại, thiên nhiên đã đóng vai trị
khách thể, một đối tượng quan trọng cấu thành khung cảnh câu chuyện. Thử xem điều đó trong tác phẩm Nắng thu. Đây là cuốn tiểu thuyết mỏng nhất của Nhất Linh, kể về mối tình của cậu tú Phong với cơ gái câm mồ côi tên Trâm, trải qua oan trái và hiểu lầm dẫn đến chia ly, cuối cùng họ đã về được bên nhau. Trong 80 trang có đến hơn 18 đoạn mô tả thiên nhiên, đặc biệt nữa, thiên nhiên được bố trí như một sườn bài:
- Cảnh 1 & 2: Phong mới từ thành phố về nhà thăm quê. Chàng đứng tựa cửa sổ
nhìn ra vườn, ngồi đó có “nắng ấm thu”, “gió thu nhẹ”, “hương cau thơm nhẹ nhàng”. Chàng nghĩ đến người bạn gái thủa thiếu thời (tr.260).
- Cảnh 3: Phong gặp lại Trâm trong vườn. Có “ánh nắng thu”, “gió heo may”,
“mặt ao trong yên lặng”. Chàng “cảm tưởng đã sống một phút thần tiên”. (tr.262)
- Cảnh 4: Phong và Trâm trong vườn, sau mấy ngày họ đã thân nhau hơn. “Tiếng
lá rào rào trong cây lá làm Phong không nghe thấy tiếng thở hồi hộp và không nhận thấy tiếng đập mạnh của trái tim mình” (tr.269).
-Cảnh 5: Khơng gặp được Trâm, Phong thẫn thờ bên bờ ao với đàn đom đóm. (tr.273).
- Cảnh 6: Phong ngồi dưới bóng thưa cây ổi, nhìn tốp thợ gặt trên đồng và chàng
quyết định sẽ dạy chữ quốc ngữ cho Trâm. (tr.276)
- Cảnh 7: Phong và Trâm thân mật bên sơng. Dường như thế giới xung quanh
ngồi tầm quan tâm của họ. (tr.280).
- Cảnh 8: Phong ngồi bên gốc sung bờ sông, “người mới tỉnh một giấc mơ đau
đớn nặng nề”. (tr.298). (Trước đó là trường đoạn 18 trang hồn tồn vắng bóng thiên nhiên. Trâm bị hiểu lầm là thất thân với ai đó và đang mang thai).
- Cảnh 9: “Một mình Trâm thơ thẩn trong vườn vắng”, và nàng “cảm thấy sự
lạnh lẽo của đời nàng cô độc”. (tr. 302)
- Cảnh 10: Đôi bướm trắng nở sớm chập chờn trước mặt Phong - Trâm, ngụ ý
chúng có đơi và quấn quýt, không như hai bạn trẻ lúc này lẻ đôi. (tr.305).
- Cảnh 11 &12: Đêm mưa cuối cùng Trâm ở nhà bà Hàn. (tr.307, 308).
- Cảnh 13: Trâm rời nhà bà Hàn ra đi từ tờ mờ tối. Đây là trường đoạn tả cảnh
-Cảnh 14: Phong rẽ vào vườn hoa bên hồ Hà Nội, chạnh lòng nhớ Trâm. (tr.320).
- Cảnh 15: Phong về lại vườn quê xưa vào mùa thu, sau khi biết nỗi oan của Trâm.
Cũng là “ánh nắng thu”, “những ngày thu” nhưng nay “hiu quạnh buồn”. (tr.327)
- Cảnh 16: Bến đị Bắc Ninh. Phong nhìn sinh hoạt đầm ấm của đơi vợ chồng
thuyền chài. (tr.332).
- Cảnh 17: Phong và Trâm trên chiếc thuyền con bơi trên sơng, sau khi họ tìm lại
được nhau và hòa giải. (tr.334).
- Cảnh 18: “Rồi hai người say sưa nhìn nhau, ngồi lặng yên để hưởng cái hạnh
phúc êm đềm lúc đó như man mác khắp bầu trời, phảng phất trên mặt nước lăn lăn gợn sóng, như hịa với gió heo may, với ánh nắng một ngày thu trong sáng”. Và đây cũng là câu kết truyện. (tr. 335).
Thiên nhiên được tạo dựng như một sườn bài theo chiều dọc, để chiều ngang sẽ đan cài những diễn biến chính câu chuyện. Kết cấu thời gian bề ngồi theo trình tự tuyến tính, kiểu của phương Đơng (mở và kết đều vào mùa thu), nhưng bên trong là thời gian tâm lý, theo kiểu phương Tây.
Trong những tiểu thuyết cịn lại của Nhất Linh, ta vẫn thấy cách trình bày thiên nhiên như một đối tượng quan sát, nhưng cô đọng hơn, nhiều khi tan nhanh vào cảm giác của nhân vật, chứ khơng cịn thuần t là đối tượng hiện lên qua cái nhìn bên ngồi của người trần thuật nữa. Điều này có thể thấy rất rõ khi ta đọc những cảnh tả mưa ở Lạnh lùng (thường xuất hiện vào lúc sẽ xảy ra gì đó). Thiên nhiên trong Đơi
bạn đẹp như bài thơ văn xuôi tiếng Việt, xuất hiện ở những nốt lặng suy tư của Dũng:
“Dũng vịng hai tay ra phía sau làm gối ngửa mặt nhìn lên. Ánh nắng trên lá thơng lóe ra thành những ngơi sao; tiếng thơng reo như tiếng bể xa, đều đều khơng ngớt; Dũng có cảm giác rằng cái tiếng ấy đã có từ đời kiếp nào rồi nhưng đến nay vẫn còn vương lại âm thầm trong lá thông.” [231, tr.328].
Nhờ những cảnh thiên nhiên như thế, diễn tiến câu chuyện có được những quãng ngừng nghỉ, tuyến thời gian nhường chỗ cho tuyến không gian, rồi không cần thứ thứ tự lớp lang như cổ tích hay tiểu thuyết chương hồi, trong Bướm trắng hay Đôi bạn đã nhảy cảnh, nhảy sự kiện và có kết thúc mở. Một ví dụ trong Bướm trắng: Sau khi dấn thân vào ăn chơi trụy lạc, rồi thụt két, đi tù về, Trương nhận thấy mình hồn tồn bơ
vơ: bạn bè tử tế xa lánh, bạn bè ăn chơi cũng lảng ra, người yêu tỏ ra lạnh nhạt. “Chàng không khác nào một người ở bẩn thỉu đã quen lắm, quen đến nỗi sự sạch sẽ đã bắt đầu làm cho chàng khó chịu như một vết nhơ”. Trương quyết định quên Thu đi và vào một nhà chứa ẩm thấp, nhưng vào đến nơi chàng thấy ghê tởm bộ quần áo bẩn của cô gái làng chơi, ghê tởm cái khơng khí nhớp nhúa. “Trương giơ tay gạt cho mồ hơi chảy xuống mắt và thoáng trong một lúc chàng thấy hiện ra trong bóng tối cái khung cửa sổ đầy ánh sáng của buồng Thu và chiếc màn tuyn rủ loe xuống như một bông hoa huệ lớn trắng trong.” [233, tr.221]. Nghệ thuật dựng cảnh ở đây đạt mức độ cao cường, phác họa cả một chiều dài rộng của thời gian và khơng gian, cả sự đối lập hồn cảnh trước kia và nay, cả sự thật bên trong và bên ngoài nhân vật.
Về cuối đời, “tự kiểm” trong Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh tỏ ra chưa hài