Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 45 - 48)

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của vùng du lịch Bắc Trung Bộ

1. Khái quát về vùng du lịch Tây Nguyên

1.2. Tài nguyên du lịch

1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Du lịch tham quan làng văn hóa, sinh thái quanh các hồ bằng thuyền độc mộc hoặc các phương tiện khác, du lịch vượt sông Sêrêpôk bằng hệ thống cầu treo bắt qua rặng si, tham quan thắng cảnh, các thác nước đẹp nhất Tây Nguyên: Thác Pongour, Đatanla, Đam Bri, Prenn, Gia Long, Ba Tầng…

Du lịch mạo hiểm trên hồ, du lịch leo núi.

Du lịch tham quan nghiên cứu rừng và động vật rừng quý hiếm phục vụ công tác bảo tồn tại Vườn quốc gia Yoor Đôn

Du lịch vui chơi giải trí câu cá thư giãn trên hồ Ea Kao, Ea Chư Cáp... Xem văn nghệ, biểu diễn xiếc thú, đi các khu vui chơi.

Huyền thoại hồ Lắk – Buôn Jun (Đắk Lắk): Hồ Lắk là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn mang vẻ đẹp tự nhiên thơ mộng của núi rừng. Buôn Jun ở thị trấn Liên Sơn của huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk; tựa mình bên hồ Lăk thơ mộng, có vẻ

172

đẹp nguyên sơ của buôn làng Tây Ngun. Nơi đây ln giữ cho mình những bản sắc truyền thống đã được bảo tồn qua nhiều thế hệ.

Núi Langbiang (Lâm Đồng): Núi Langbiang ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng là khu du lịch thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến dã ngoại. Trên đỉnh Langbiang vẫn cịn có tấm bia đá kể về câu truyện huyền thoại Langbiang.

Thác Đray Nur (Đắc Lắk): Thác Đray Nur là thác hùng vĩ nhất ở Tây Nguyên, nơi này là sự kết hợp giữa dịng sơng Krơng Ana (sơng cái) và sông Krông Nô (sông đực). Hai dịng sơng này hồ trộn bên nhau đã tạo thành dịng sơng Sêrêpốk huyền thoại ở Tây Nguyên nối liền đôi bờ hai tỉnh Đắk Lắk và Đăk Nông.

1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

 Các di tích lịch sử văn hóa:

Di sản văn hóa Thế giới - Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun (kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại): Trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc như: Ba Na, Xê đăng, Mnông, Cơ Ho, Ê đê, Gia Rai, Rơmăm.

Di tích khảo cổ học - Di chỉ thánh địa Cát Tiên: Từng là khu đền tháp tín ngưỡng của Vương quốc Phù Nam. Đây là một quần thể di tích rộng lớn nằm rải rác dọc theo tả ngạn sông Đồng Nai với chiều dài hơn 15km từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên.

Di tích lịch sử - Quần thể Tây Sơn Thượng: thuộc vùng rừng núi An Khê, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai; gồm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.

 Di tích kiến trúc nghệ thuật:

 Làng cổ K’Tu - Kon Tum: Đây là ngơi làng cổ cịn giữ được những nét nguyên sơ nhất của văn hóa dân tộc Ba Na. Đứng ở Kon K’Tu, phóng tầm mắt về hướng Đơng,

173

đỉnh Kong Muk sừng sững in bóng xuống dịng Krơng BLả hiền hịa. Dọc theo bờ sông Đắk Bla chừng 5km là bãi cát phẳng lì ơm lấy Kon K’Tu.

 Chùa Khải Đoan - Đắk Lắk: Nằm ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Chùa bắt đầu được xây dựng từ năm 1951 với hai phần hậu tổ và nhà giảng, cịn chính điện thì đến năm 1953 mới khởi cơng xây dựng. Người có cơng lớn trong việc xây dựng chùa này là Đoan Huy Hoàng Thái Hậu.

 Danh lam thắng cảnh:

 Các khu rừng nguyên sinh Chư Môn Ray, Sa Thầy, Vườn quốc gia Yok Đôn, Khu lâm viên Ea Kao,…

 Buôn Đôn nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi

 Núi Ngọc Linh, Khu du lịch Đắk Trê, Suối nước nóng Đắk Tơ.

 Lễ hội:

Lễ hội đua voi ở Bản Đôn: thường được tổ chức hàng năm vào tháng 3, là sự kiện văn hóa lớn ở Tây Nguyên, tôn vinh tinh thần thượng võ của người M’Nơng - những người dũng cảm, có truyền thống trong việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên: được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các địa phận có văn hóa cồng chiêng, trong đó, Đắk Lắk là một địa điểm quan trọng và hay được lựa chọn nhất.

Lễ mừng cơm mới: Lễ hội ăn cơm mới của Tây Nguyên được tổ chức vào thời gian cuối năm âm lịch, khi mà người dân thu hoạch xong lúa (khoảng tháng 11 tới tháng 1 năm sau theo lịch dương). Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân Tây Nguyên thường ăn uống, hát hò thâu đêm với cơm lam, gà nướng, lợn quay và rượu cần.

174

Cơm ống: thường dùng gạo nếp, gạo nương đựng trong ống nứa tươi. Đặt những ống ấy lên đống lửa, xoay trong để cơm chín đều. Khi thấy ống nứa cháy đều hết lớp màu xanh bên ngồi và có mùi thơm, lúc đó, cơm đã chín.

Gà nướng bản Đơn: Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân bản Đôn phải rất cơng phu ni chọn gà và có cách chế biến món riêng. Sau khi làm xong, gà để nguyên con rồi ướp muối ớt, nước sả và thêm chút mật ong rừng. Con gà thường được kẹp vào thanh tre rồi quay đều trên lửa than. Ăn gà nướng ở bản Đơn thì phải chấm với muối ớt hoặc muối sả mới cảm nhận hết được hương vị của món ăn này.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)