Tuyến Hồ Chí Minh – Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 79 - 88)

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của vùng du lịch Tây Nguyên.

3. Một số tuyến du lịch đang phát triển trong vùng 1 Tuyến trung tâm thành phố Hồ Chí Minh

3.2. Tuyến Hồ Chí Minh – Vũng Tàu

206

Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, với tỉnh Bình Thuận ở phía Đơng, cịn phía Nam giáp Biển Đơng.

Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đơng Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tấm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khơ bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đơng Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 độ C, tháng thấp nhất khoảng 24,8OC, tháng cao nhất khoảng 28,6OC. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500 ẩm. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.

Địa hình tồn vùng phần đất liền có xu hướng dốc ra biển. Tuy nhiên ở sát biển vẫn có một số núi cao. Núi có độ cao lớn nhất chỉ khoảng 500 m. Phần đất liền (chiếm 96% diện tích của tỉnh) thuộc bậc thềm cao nguyên Di Linh – vùng Đông Nam Bộ, độ nghiêng từ tây bắc xuống đông nam, giáp biển Đông. Quần đảo Côn Đảo (chiếm 4% diện tích của tỉnh) gồm 16 đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Cơn Sơn có diện tích lớn nhất rộng 57,5 km2, cách Vũng Tàu 180 km.

Toàn tỉnh có hơn ¾ diện tích đồi núi, thung lũng thấp, có trên 50 ngọn núi cao 100 m trở lên, khi ra biển tạo thành nhiều vũng, vịnh, mũi, bán đảo, đảo. Độ cao trên 400 - 500 m có núi Ơng Trịnh, núi Chúa, núi Thánh Giá. Địa hình tập trung vào 4 loại đặc trưng (đồng bằng hẹp, các núi, gò đồi, thềm lục địa).

207

Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng đất được khai phá và xây dựng cách nay hơn 300 năm.

•1698 – tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay được lưu dân người Việt từ miền Trung vào khai phá từ thời nhà Nguyễn, là vùng đất của thành Gia Định.

•1895 – Thực dân Pháp tách phần đất của thành phố Vũng Tàu ngày nay lập thành phố Cap Saint Jacques.

•1945 – Chính quyền cách mạng thành lập tỉnh Cáp (bao gồm Bà Rịa và Vũng Tàu ngày nay).

•1967 – Thành lập tỉnh Bà Rịa - Long Khánh.

•1975 – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay là một phần của tỉnh Đồng Nai. •1980 – Thành lập Đặc Khu Vũng Tàu – Côn Đảo trên cơ sở thị xã Vũng Tàu thuộc tỉnh Đồng Nai và Cơn Đảo.

•12/08/1991 – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chính thức được thành lập theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII và phát triển đến nay.

Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều di tích lịch sử, văn hoá được phân bố đều khắp trên các huyện (đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di 25 di tích). Hầu hết di tích hiện có đều có khả năng khai thác phục vụ mục đích tham quan du lịch như khu Đình Thắng Tam. Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịch Xá, Tượng chúa Giêsu, Khu Bạch Dinh, Tháp đèn Hải Đăng… và các di tích lịch sử cách mạng như địa đạo Long Phước, khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen, căn cứ núi Minh Đạm,… đặc biệt là khu nhà tù Côn Đảo và khu nghĩa trang Hàng Dương.

Hoạt động lễ hội phong phú như: lễ hội Miếu Bà hàng năm diễn ra vào các ngày 16, 17, 18 tháng 10 âm lịch; lễ hội rước cá Ông tại Đình Thắng Tam vào các ngày 16, 17, 18 tháng 6 âm lịch với những hình thức tế lễ riêng của ngư dân miền Biển; lễ Trùng Cửu ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm diễn ra ở Long Sơn thành phố Vũng Tàu; lễ Cô ở Long Hải vào các ngày 11, 12, 13 tháng 2 âm lịch. Các lễ hội là dịp thu hút khách du lịch từ khắp nơi về tế lễ kết hợp tham quan du lịch, tắm biển.

208

Sự gắn kết của các điều kiện tự nhiên (các bãi tắm, rừng nguyên sinh, các ngọn núi…) và các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hố trên địa bàn tỉnh, kết hợp với kết cấu hạ tầng khá đã tạo cho Bà Rịa – Vũng Tàu có thế mạnh vượt trội về du lịch.

3.2.2 Một số điểm tham quan tại Bà Rịa Vũng Tàu

Bãi Sau

Nằm ở phía Đơng Nam thành phố Vũng Tàu, kéo dài khoảng 8km từ chân núi Nhỏ đến Cửa Lấp. Bãi Sau mang vẻ đẹp hài hòa màu sắc với màu trắng của những đồi cát trải dài nối tiếp, màu xanh của rừng phi lao cổ thụ, rừng dương ngút ngàn, hàng dừa rợp bóng, cùng với màu xanh trong vắt mát lành của biển. Thấp thoáng dưới rừng dương là dãy nhà nghỉ bằng gỗ được thiết kế theo kiểu nhà rông Tây Nguyên đơn sơ, giản dị nhưng lại vơ cùng tao nhã, thanh lịch, hịa hợp cùng cảnh đẹp xung quanh. Với khơng khí trong lành, cảnh đẹp hữu tình cùng nhiều dịch vụ thể thao, giải trí trên biển, bãi Sau mang đến cảm giác thoải mái cho du khách sau những ngày làm việc mệt nhọc.

Bãi Dứa (bãi Lãng Du)

Bãi Dứa nằm ở giữa bãi Trước và bãi Sau, sườn phía Tây núi Nhỏ, gần mũi Nghinh Phong. Đây là một trong những bãi biển đẹp và thu hút nhiều du khách khi đến Vũng Tàu. Bãi Dứa có diện tích khá nhỏ nhưng là nơi rất thích hợp cho du khách muốn tìm khơng gian n bình, êm đềm, thống đãng. Nơi đây được che một phần bởi mũi Nghinh Phong, biển len sâu vào bờ tạo nên những ghềnh đá dài, những cuộn sóng nhẹ nhàng, kín đáo, tạo nên một nét dun mang đến cho bãi biển, đôi khi lại quyến rũ bước chân du khách bởi mùi thơm của dứa nên vì thế mà có tên gọi là Lãng Du.

Bãi biển Long Hải

Bãi tắm Long Hải thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, cách thành phố Vũng Tàu 30km về hướng Đông Bắc. Bãi tắm chạy dài, uốn lượn phía Nam chân núi

209

Kỳ Vân (núi Minh Đạm), với bãi biển sạch đẹp, nước xanh trong và được xem là một trong những bãi biển đẹp nhất miền Nam sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị, đáng nhớ. Đến với Long Hải, du khách sẽ có được những giây phút thật sự thư giãn khi được bơi lội trong làn nước trong xanh, ấm áp, thả hồn theo tiếng sóng rì rào, hay nhâm nhi những ly cocktail mát lạnh, nằm trong những resort ngắm biển, thưởng thức những món hải sản nướng thơm ngon ngay trên bãi biển.

Bãi Trước (bãi Tầm Dương)

Bãi Trước nằm giữa núi Lớn và núi Nhỏ, là một vịnh nhỏ lặng sóng. Bãi Trước nằm ở phía Tây Nam của thành phố nên rất thích hợp để ngắm cảnh bình minh và hồng hơn trên biển. Dọc theo bờ biển là những hàng dừa mà trước đây thường được gọi là vịnh Hàng Dừa, phía bên dưới là khu cơng viên đầy hoa cũng là địa điểm đi dạo nghe tiếng sóng vỗ rì rào khơng kém phần thú vị. Đặc biệt khi về đêm, bãi Trước là nơi tập trung các hoạt động vui chơi giải trí của du khách, hầu như các con đường chính của Vũng Tàu đều đổ ra đây. Các quán xá rực rỡ đèn màu, đường phố nhộn nhịp đèn từ chập tối cho đến nửa đêm. Du khách sẽ có được những trải nghiệm thú vị khi được hịa mình vào cuộc sống, văn hóa của người dân miền biển Vũng Tàu.

Mũi Nghing Phong

Mũi Nghinh Phong là mũi đất vươn dài nhất ở phía Nam của bán đảo thành phố Vũng Tàu, nơi đây đón gió suốt bốn mùa. Mũi Nghinh Phong nổi bật bởi phong cảnh sơn thủy hữu tình độc đáo cùng khơng gian yên tĩnh. Mũi đất vươn dài ra biển tạo thành 2 vịnh lớn cùng 2 bãi tắm nổi tiếng là bãi Sau và bãi Dứa, nước biển ở đây rất sạch và trong, biển sâu hơn các bãi khác. Chẳng ồn ào như bãi Trước, chẳng dữ dội như bãi Sau, bãi tắm ở đây vẫn đủ để đi vào trái tim của du khách bởi sự nên thơ, kỳ bí.

210

Vườn quốc gia Cơn Đảo có diện tích gần 6.000ha trên cạn và 14.000ha vùng nước. Vườn được Ban Thư ký Công ước Ramsar thế giới công nhận là một trong 2.203 khu đất ngập nước quan trọng quốc tế và là khu ramsar biển đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây hội tụ cả 4 hệ sinh thái rừng, biển rất đặc sắc và hiếm có trên thế giới. Đến đây, du khách được lặn ngắm san hô, tham quan các tuyến du lịch sinh thái của Trung tâm Vườn quốc gia Cơn Đảo, tìm hiểu cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học rừng, xem rùa đẻ trứng trong mùa sinh sản, tắm biển và khám phá các loại sinh vật biển.

Bãi biển Hồ Tràm

Hồ Tràm không ồn ào, náo nhiệt, đông đúc như các bãi biển khác. Bãi biển ở đây dài và đẹp, nước biển trong xanh, cát trắng và đặc biệt hải sản khá rẻ. Khoảng cách từ thành phố biển Vũng Tàu đến Hồ Tràm khoảng 30km. Đến với Hồ Tràm, du khách có thể thong dong đi lại dọc bãi biển dài và thưởng thức những đặc sản biển tươi ngon ở đây như: mực tươi nướng, cá đục nướng hay lẩu cá bớp. Bạn có thể lựa chọn Hồ Tràm là địa điểm nghỉ ngơi lý tưởng cho những chuyến du lịch cuối tuần cùng gia đình.

Suối khống nóng Bình Châu

Suối khống nóng Bình Châu nằm trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 140km và cách tỉnh Bình Thuận 80km. Đây là điểm du lịch được thiên nhiên vô cùng ưu ái khi nằm giữa rừng nguyên sinh xanh bạt ngàn, không gian thống mát và dịng nước nóng trào dâng từ lịng đất; có hơn 70 điểm phun nước lộ thiên có hàm lượng khống cao, nhiệt độ từ 370 - 820C tùy khu vực; ngâm mình trong hồ nước ấm tự nhiên giúp du khách thư giãn cơ thể, cân bằng tinh thần. Bên cạnh đó, du khách cịn được trải nghiệm dịch vụ tắm bùn khoáng tự nhiên với độ sệt vừa phải giúp dưỡng da, thải độc tố, thanh lọc cơ thể và tuần hoàn máu tốt nhất. Tại khu du lịch có cung cấp thêm các dịch vụ xơng hơi, xoa bóp, tắm thuốc Bắc, luộc trứng gà dưới giếng trời với nhiệt độ nước khoảng 820C, câu cá nước ngọt và các khu

211

vui chơi cho trẻ em... Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) bình chọn suối khống nóng Bình Châu là một trong 65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn cầu.

Hệ thống nhà tù Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo là nhà tù lớn nhất và lâu đời nhất ở Việt Nam. Nơi đây còn được biết đến là “địa ngục trần gian” với một hệ thống nhà tù kiên cố như: chuồng cọp, chuồng bò, trại Phú Hải, cầu Ma Thiên Lãnh, sở Lị Vơi, sở Muối. Trong suốt 113năm tồn tại (1862 - 1975), hệ thống nhà tù Côn Đảo đã giam cầm, đày đọa hàng vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam. Nhà tù Cơn Đảo cũng được ví như “trường đại học” lớn nhất của những người cộng sản đào tạo về ý chí ngoan cường, sức chịu đựng bền bỉ và tinh thần đồn kết. Ngày nay, Cơn Đảo là một khu di tích lịch sử cách mạng vượt trên mọi thời đại, là điểm đến không chỉ của người dân Việt Nam mà cả nhiều du khách nước ngoài. Du khách đến đây để tìm về cội nguồn, nhớ về truyền thống cách mạng, mãi mãi biết ơn những hy sinh xương máu của thế hệ cha anh trong thời kỳ dân tộc bị xiềng xích.

Nghĩa trang Hàng Dương

Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, du khách đến Côn Đảo ai cũng muốn một lần đến viếng nghĩa trang Hàng Dương, nơi yên nghỉ của hàng nghìn chiến sĩ yêu nước đã ngã xuống trên mảnh đất này để thắp một nén tâm hương tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc. Nghĩa trang Hàng Dương rộng 190.000m2, theo số liệu ước định có hơn 2 vạn tù nhân yêu nước yên nghỉ tại đây. Nghĩa trang Hàng Dương có 4 khu mộ: Khu A có mộ cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, mộ chí sĩ yêu nước Nguyễn An Ninh; Khu B có mộ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Võ Thị Sáu, Lê Chí Hiếu; Khu C có mộ Anh hùng liệt sĩ Lê Văn Việt; Khu D là nơi quy tập các phần mộ từ Nghĩa trang Hàng Keo, Hòn Cau… Ngày nay, nhằm tưởng nhớ các thế hệ cha anh đã ngã xuống tại nhà tù Côn Đảo, một hệ thống các

212

cơng trình mỹ thuật có tính khái qt cao đã được xây dựng như: khu hành lễ với tượng đài chính và phù điêu lịch sử Côn Đảo, khu vườn đá với phù điêu Bất khuất, tượng Thủy chung và tượng Hy vọng.

Công viên tượng đài, nhà lưu niệm anh hùng Võ Thị Sáu

Công viên tượng đài, nhà lưu niệm anh hùng Võ Thị Sáu tọa lạc tại trung tâm huyện Đất Đỏ, nằm giữa trục đường quan trọng quốc lộ 55 và tỉnh lộ 51, nối hai huyện Long Điền và Xuyên Mộc, được khởi cơng từ năm 1982 đến năm 1985 mới chính thức hồn thành.

Trước năm 1975, nơi đây là chi khu cảnh sát của chế độ cũ do chính quyền lập nên là địa điểm làm việc cũng như là nơi để bắt bớ và tra tấn các lực lượng cách mạng.

Sau năm 1975, Huyện ủy, UBND huyện Long Đất đã chọn nơi đây là nơi làm việc của Phịng Cơng an huyện Long Đất. Đến năm 1985, để tưởng nhớ công ơn người con gái anh hùng của quê hương Đất Đỏ cũng như giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, quân và dân huyện Đất Đỏ đã cải tạo thành công viên và đặt tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu vào trung tâm khu vực công viên (lúc này tượng đài được làm bằng thạch cao) và được đặt tên là Công viên Tượng đài Anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu.

Đến năm 1986, quân và dân của huyện mới cho dựng tượng đài bằng đồng thay thế cho tượng thạch cao do nhà điêu khắc Trần Thanh Thanh và các thợ đúc có tiếng ở Bình Dương thực hiện. Tượng đài cao 6m đặt trên bệ bê tông cao 2m nằm tại trung tâm khu công viên Võ Thị Sáu.

Công viên tượng đài, nhà lưu niệm anh hùng Võ Thị Sáu được công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia ngày 17/3/1995.

213

Chương trình tour du lịch HCM city

Sáng: Xe và hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn. Khởi hành tham quan:

✦ Bảo tàng chiến tích chiến tranh: là nơi trưng bày những kỷ vật trong cuộc

chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cỗ máy chiến tranh thật hiện đại vào thời đó, như: xe tăng, máy bay chiến đấu, bom và súng đạn. Sau đó tham quan các gian nhà trưng bày hình ảnh như: “những sự thật lịch sử, bộ sưu tập ảnh phóng sự hồi nịêm, chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược, chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược, nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến, tranh thiếu nhi “Chiến Tranh Và Hịa Bình”. Đặc biệt q khách ghé thăm nơi được mệnh danh là Địa Ngục Trần Gian hay được gọi là “Chuồng Cọp”

✦ Khu phố Hoa + Chợ Bình Tây: trung tâm trao đổi mua bán của cộng đồng

người Việt và người Hoa tại Sài Gòn. Nơi đây còn bảo tồn nguyên vẹn giá trị kiến trúc của người Hoa từ hàng trăm năm trước.

✦ Chùa Thiên Hậu: hay còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn là một trong những

Một phần của tài liệu Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)