Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân văn

Một phần của tài liệu Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 91 - 97)

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của vùng du lịch Đông Nam Bộ.

1. Khái quát về vùng du lịch Tây Nam bộ

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân văn

218

1.1.1 Vị trí địa lý

Vùng du lịch Tây Nam Bộ hay cịn gọi là đồng bằng sơng Cửu Long hay đồng bằng sông Mê Kông là vùng cực Nam của Việt Nam, gồm có 12 tỉnh (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, Long An, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long) và 1 thành phố trực thuộc Trung ương (Cần Thơ).

Đồng bằng sơng Cửu Long có đường bờ biển dài trên 700 km, phía Tây Bắc giáp Campuchia, Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ, Đông giáp biển Đông, Nam giáp Thái Bình Dương, Tây giáp vịnh Thái Lan. Đồng bằng sơng Cửu Long có vị trí đắc địa, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản.

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

 Địa hình

Địa hình vùng Tây Nam Bộ khá bằng phẳng, có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù sa mới. Có một số núi thấp ở khu vực tiếp giáp với vùng Tây Nguyên, miền Tây tỉnh Kiên Giang và Campuchia.

219

Hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sơng Cửu Long. Dịng sơng Cửu Long có lượng nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và hàng năm vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, giữ vai trò rất quan trọng đối cho đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích 39.734 km².

Cho đến nay, đồng bằng sơng Cửu Long vẫn cịn là một vùng đất thấp, độ cao trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng 5 mét. Một số khu vực như tứ giác Long Xun, Đồng Tháp Mười và phía tây sơng Hậu đang tồn tại ở mức thấp hơn mặt biển, chính vì vậy mà hàng năm có tới 1 triệu ha bị ngâp nước mặn trong thời gian từ 2 đến 4 tháng. Các nhà nghiên cứu lịch sử về vùng đất này cho rằng, cách đây hàng triệu năm nơi này vốn là một vịnh lớn nhưng đã được bồi đắp dần bởi phù sa của sơng Cửu Long.

 Khí hậu

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long hay miền Tây Nam Bộ có khí hậu ổn định và ơn hịa quanh năm. Mức nhiệt trung bình hàng năm của miền Tây dao động trong khoảng 28 độ C. Thời tiết ở đây cũng mưa thuận gió hịa quanh năm và ít bị ảnh hưởng của bão lũ, thiên tai,...

Cụ thể hơn, khí hậu miền Tây Nam Bộ được chia ra thành 2 mùa rõ rệt đó là mùa khơ và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Thời gian còn lại tháng 12 đến tháng 4 là thời điểm của mùa khơ. Đặc biệt, ở miền Tây cịn có một mùa gọi là mùa nước nổi. Mùa này là thời điểm vô cùng lý tưởng dành cho những chuyến du lịch khám phá miền Tây sông nước. Giai đoạn này bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11 dương lịch hàng năm hoặc khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm tùy từng tỉnh và tùy từng năm.

 Nguồn nước

Quan sát trên bản đồ, chúng ta có thể thấy rằng khu vực đồng bằng sơng Cửu Long sở hữu rất nhiều con sông lớn nhỏ, tạo thành một hệ thống sơng ngịi chằng chịt. Mạng lưới này phân bố khá đồng đều ở các tỉnh thành. Trong đó, sơng Tiền và sơng

220

Hậu là hai nhánh sơng chính lớn của dịng sơng Mê Kơng chảy vào nước ta và đổ ra biển Đông.

Các con sông ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như các con sơng khác, có mực nước lên xuống theo mùa. Vào mùa mưa, mực nước sông dâng cao. Đến mùa khơ thì mực nước lại hạ thấp xuống. Tuy nhiên, các con sông ở khu vực đồng bằng sơng Cửu Long chưa bao giờ rơi vào tình trạng khơ hạn, thiếu nước.

Lượng sơng ngịi dày đặc như vậy nên miền Tây Nam Bộ có lượng đất phù sa tích tụ rất màu mỡ, tươi xốp. Cũng vì vậy mà người ta thường gọi khu vực này là khu vực đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Tuy nhiên, lượng sơng ngịi q nhiều đổ ra biển Đơng đã khiến cho tình hình xâm nhập mặn trở nên thực sự nghiêm trọng.

Ngồi ra, nhờ mạng lưới sơng ngịi dày đặc nên khu vực Tây Nam Bộ cũng sở hữu nhiều cảng biển lớn, vô cùng thuận lợi để phát triển ngành vận tải biển.

 Sinh vật

Về hệ sinh thái của đồng bằng sông Cửu Long: Do những ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường biển và sông hồ, từ lâu miền Tây Nam Bộ đã hình thành và phát triển hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo và đa dạng. Những hệ sinh thái ở khu vực này là:

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển: Vườn quốc gia U Minh Thượng, vườn quốc gia U Minh Hạ,...

Hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt: Rừng tràm Trà Sư, Đồng Tháp Mười, vườn quốc gia Tam Nông,...

Hệ sinh thái nông nghiệp. 1.1.3 Điều kiện nhân văn

Vùng đồng bằng Sơng Cửu Long có sự giao thoa văn hóa đa dạng bởi q trình lưu trú và định cư của nhiều dân tộc. Chính vì vậy đã tạo cho vùng một nền văn hóa đa dạng với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc gồm các lễ hội, làng nghề…

221

1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Bộ phận đồng bằng châu thổ với những giải đất phù sa phì nhiêu, màu mỡ được bồi đắp bởi hệ thống sông Tiền, sông Hậu tạo nên những cù lao với thiên nhiên trong lành: cồn Phụng, cồn Thới Sơn, cồn Tiên, cù lao Ơng Hổ…

Địa hình biển đảo là điểm nhấn quan trọng trogn việc khai thác và phát triển du lịch của vùng, điển hình như: đảo Phú Quốc, đảo Nam Du, đảo hòn Tre…

Một số khu vực có dạng địa hình đá vơi như quần thể đá vơi hịn chơng ở Kiên Giang đang được khai thác để phát triển một số loại hình tham quan

Một số ngọn núi xuất hiện giữa vùng đồng bằng tạo nên điểm nhấn riêng cho vùng về cảnh quan thiên nhiên độc đáo tạo nên những tài nguyên du lịch hấp dẫn như: núi Sam và núi Cấm (An Giang). Đặc biệt tại khu du lịch núi Cấm đã có hệ thống cáp treo hiện đại thu hút đơng đảo khách du lịch đến tham quan và thưởng ngoạn.

1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của vùng có nhiều nét đặc thù và đa dạng với nhiều loại hình di tích khảo cổ, lịch sử cách mạng, văn hóa tín ngưỡng….

Vùng đồng bằng sơng Cửu Long có hệ thống lễ hội đa dạng, phản ánh đời sống tâm linh của con người, đồng thời thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang), lễ hội Ĩc – om – bóc của dân tộc Khmer, lễ hội trái cây đồng bằng sông Cửu Long…

Đồng bằngsơng Cửu Long hiện có hơn 200 làng nghề thủ công, niều làng nghề tạo nên nét đặc trưng riêng cho từng địa phương: làng dệt thổ cầm An Giang, bánh pía Sóc Trăng, kẹo dừa Bến Tre, bánh tráng Mĩ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc… Ngoài ra, vùng cón có nhiều tài nguyên nhân văn hấp dẫn, độc đáo khác, đặc biệt là đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (2013)…

222

Vùng du lịch đồng bằng sơng Cửu Long có điều kiện kinh tế, xã hội đa dạng, là nơi cư trú của nhiều dân tộc với những bản sắc văn hóa rất riêng nên trình độ phát triển kinh tế cũng không đồng đều.

Người dân Tây Nam Bộ bị ảnh hưởng mạnh mẽ văn hóa sơng nước, hay cịn gọi là tính sơng nước. Họ có thói quen di chuyển bằng xuồng, phà, nhà ở gần sông, kênh rạch,... Nguồn thực phẩm chủ yếu hàng ngày của họ cũng là từ thủy hải sản như cá tôm, cua, ốc,... từ biển và các sông hồ, kênh rạch,...

Người miền Tây không ngại thay đổi, dễ dàng thay đổi địa chỉ, chỗ ở. Nhiều người miền Tây chấp nhận từ bỏ quê hương để tìm đến những vùng đất mới hi vọng đổi đời. Vì văn hóa Tây Nam Bộ đánh giá cao những con người bản lĩnh, dũng cảm, dám di chuyển, dám thay đổi. Có lẽ điều này là do thừa hưởng tính cách của ông cha, tổ tiên từ xưa đã đến vùng đất này để khai hoang, lập đất.

Người miền Tây sông nước nổi tiếng hào hiệp, hiếu khách. Họ ln sẵn lịng chào đón những người khách du lịch đến tá túc tại nhà. Họ niềm nở tiếp đón cơm rượu như người nhà ở xa mới về. Người miền Tây cũng có lối sống giản dị, mộc mạc và đơn giản, không cầu kỳ, lễ giáo như người miền Bắc.

1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Hiện nay vùng có mạng lưới giao thơng tương đối phát triển với sự kết hợp chặt chẽ giữa các loại hình giao thơng với nhau.

Quốc lộ 1A nối Tp. HCM đến mũi Cà Mau với đường cao tốc Tp. HCM – Trung Lương và một số dự án cao tốc đang cũng như sắp triển khai như Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận – Cần Thơ, Cần Thơ – Cà Mau…

Vùng cũng có hệ thống cảng biển như Rạch Giá, Hà Tiên và sân bay Cần Thơ, Phú Quốc

223

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của vùng cũng được đầu tư ngày càng hiện đại phục vụ cho việc ăn ở, đi lại, giải trí của du khách, tuy nhiên cũng cịn nhiều hạn chế.

2. Các loại hình du lịch đặc trưng và các địa bàn hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)