Trong điều kiện nuôi cấy tĩnh, quần thể vi sinh vật nói chung và Streptomyces griseus VTCC - A - 1126 nói riêng sẽ sinh trưởng và phát triển qua bốn pha liên tiếp
nhau [21]: pha lag, pha log, pha ổnđịnh và pha tử vong.
Pha lag (tiền pha) được tính từ lúc bắt đầu cấyđến khi vi sinh vật đạt được tốc độ sinh trưởng cực đại. Trong pha lag, tế bào vi sinh vật chưa phân chia (chưa có khả
năng sinh sản) nhưng thể tích và trọng lượng tế bào tăng rõ rệt, do đó nếu muốn xem hình thái thì sử dụng tế bào vi sinh vật ở giai đoạn này. Nguyên nhân là trong thời kỳ
này vi khuẩn mới cấy vào môi trường, đang làm quen với môi trường và chất dinh dưỡng. Từ hình 3.3 cho thấy, trong bốn giờ đầu thì số lượng tế bào không tăng lên (số
lượng khuẩn lạc là 122.104 CFU), sau đó thì số lượng tế bào tăng lên rõ rệt. Vậy pha lag của chủngStreptomyces griseus VTCC - A - 1126 diễn ra trong bốn giờ đầu sau khi được cấy vào môi trường dinh dưỡng.
Trong pha log (pha lũy thừa), vi sinh vật sinh trưởng và phát triển theo lũy thừa, nghĩa là sinh khối và số lượng tế bào tăng theo phương trình N = No.2et hay X = Xo.eµt. và tăng cao nhất. Lúc này tế bào được coi là "những tế bào tiêu chuẩn". Để thu sinh
0 2 4 6 8 10 12 14 0 6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 66 72 78 Thời gi an, gi ờ Lg(CFU)
Hình 3.3. Đường cong sinh trưởng của Streptomyces griseus VTCC - A - 1126 theo thời gian nuôi cấy tĩnh
khối tế bào thì thu trong giai đoạn này. Từ hình 3.3 cho thấy ở giờ thứ 6, số lượng
khuẩn lạc là 104.105 CFU, đến giờ thứ 8 thì số lượng khuẩn lạc tăng lên 43.106 CFU và đến giờ thứ 22 thì số lượng khuẩn lạc đã tăng lên 89.1010 CFU và đạt cực đạiở giờ
thứ 48 (20.1012 CFU).
Pha ổn định (pha cân bằng), ở pha này trạng thái của vi sinh vật ở dạng cân bằng động học, số tế bào mới được sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi, kết quả dẫn
đến số tế bào và cả sinh khối không tăng cũng không giảm. Nguyên nhân là do sự tích lũy các sản phẩm độc của quá trình trao đổi chất và sự cạn kiệt chất dinh dưỡng. Từ
hình 3.3 cho thấy trong khoảng thời gian từ giờ thứ 48 đến giờ thứ 54 thì số lượng
khuẩn lạc không thay đổi nhiều. Cụ thể là ở giờ thứ 48, số lượng khuẩn lạc là 20.1012 CFU; ở giờ thứ 52, số lượng khuẩn lạc là 172.1011 CFU và ở giờ thứ 54, số lượng
khuẩn lạc là 140.1011 CFU.
Pha suy vong (pha tử vong), trong pha này, số lượng tế bào sống giảm do chất dinh dưỡng thiếu hụt, sản phẩm bài tiết quá nhiều, đa phần vi sinh vật chết đi và bị tự
phân, một số ít biến đổi hình thức sống bằng cách hình thành bào tử. Từ kết quả
nghiên cứu cho thấy, khi xác định số lượng khuẩn lạc từ giờ thứ 66 trở đi thì số lượng
khuẩn lạc giảm xuống, cụ thể là ở giờ thứ 66 số lượng khuẩn lạc là 95.1111 CFU, giảm đi 32% so với số lượng khuẩn lạcở giờ thứ 54.
Như vậy thời điểm thích hợp để thu sinh khối tế bào là trong khoảng thời gian từ 42 đến 48 giờ nuôi cấy.