CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan
2.1.4 Sự tác động của tấm chắn thuế từ khấu hao đối với cấu trúc vốn
Theo nhận định về chi phí phá sản, nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao hơn khiến cho rủi ro kinh doanh càng tăng. Đòn bẩy hoạt động được xác định dựa trên tỷ lệ chi phí khấu hao đóng góp trong cơ cấu chi phí hoạt động của đơn vị. Một khi rủi ro kinh doanh càng cao, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản và kéo theo các vấn đề khác phát sinh khiến cho chi phí liên quan đến việc sử dụng nợ vay càng
nhiều. Điều này giải thích cho mối tương quan kỳ vọng giữa tấm chắn thuế từ khấu
hao và cấu trúc vốn là ngược chiều. Có các nghiên cứu đồng ý theo quan điểm này
như sau:
Nghiên cứu của B.Prahalathan (2010), với cách tiếp cận hướng nghiên cứu mới, tác giả B.Prahalathan, Dept. of Commerce & Financial Management, University of Kelaniya, SriLanka (2010) thực hiện nghiên cứu: “Các nhân tố của cấu trúc vốn: Phân tích thực nhiệm ở các cơng ty ngành sản xuất chế tạo niêm yết trên thị trường chứng khoán Colombo tại Sirilanka”. Tác giả đã sử dụng số liệu của 17 công ty sản xuất chế tạo niêm yết trên thị trường chứng khoán Colombo ở Srilanka từ năm 2003-2007 và thiết lập 5 nhân tố để phân tích việc ảnh hưởng của chúng đến cấu trúc vốn đối với các công ty trên cụ thể ra sao. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã lựa chọn phương pháp bình phương bé nhất OLS làm cơ sở để kiểm định cho bài nghiên cứu và một vài sửa đổi để giải thích cho dữ liệu bị thiếu khi lựa chọn các công ty. Các biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ dài hạn (LTDR) , tỷ lệ nợ ngắn hạn (STDR) và tổng nợ phải trả (TDR).Các biến độc lập: Cường độ vốn (capital intensity: CAPINT), Tài sản hữu hình (tangibility: TANG), Lợi nhuận (profitility: PROF), Quy mô công ty (firm size: FSIZE), Tấm chắn thuế từ khấu hao (non-debt tax shield: NTDS). Mơ hình để đánh giá các nhân tố của cấu trúc vốn dựa vào ba biến phụ thuộc được thiết lập như sau:
LTDR = β0+β1CAPINT+β2TANG +β3ATO +β4 PROF + β5 FSIZE + β6 NDTS +β7CVA +ε (2.2)
STDR = β0+β1CAPINT+β2TANG +β3ATO +β4 PROF + β5 FSIZE + β6 NDTS +β7CVA +ε (2.3)
TDR = β0+β1CAPINT+β2TANG +β3ATO +β4 PROF + β5 FSIZE + β6 NDTS +β7CVA +ε (2.4)
Trong đó: β0: hằng số, ε: sai số, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7: hệ số hồi quy của các biến.
Thu được kết quả như sau: tấm chắn thuế phi nợ có ý nghĩa thống kê và tương
quan ngược chiều với cấu trúc vốn chung và tỷ lệ nợ dài hạn, khơng có sự ảnh hưởng đối với tỷ lệ nợ ngắn hạn. Với tổng nợ: bốn biến giải thích có ý nghĩa thống kê là quy
mơ cơng ty, tính hữu hình của tài sản cố định, tấm chắn thuế phi nợ và lợi nhuận, chỉ riêng ngoại trừ biến cường độ vốn là khơng có ý nghĩa thống kê. Sự tương quan của bốn biến này với biến phụ thuộc thì phù hợp với những kỳ vọng của tác giả.