CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Kết quả tương quan giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc
(Nguồn: Tác giả tính tốn từ Excel_Phụ lục Bảng 4.3)
Hệ số tương quan dùng để đo lường mức độ chặt chẽ của mối tương quan tuyến tính giữa các biến. Giá trị của hệ số này càng tiến về gần 1 thì mức độ chặt chẽ càng cao và mức độ chặt chẽ càng thấp nếu tiến về 0.
Bảng 4.3 thể hiện mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập như sau: quy mơ của doanh nghiệp có mối tương quan cùng chiều với cả ba biến phụ thuộc là cấu trúc tài chính, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn. Tốc độ tăng trưởng và đặc trưng riêng biệt của sản phẩm lại thể hiện tỷ lệ thuận với cấu trúc tài chính và tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ dài hạn. Có nghĩa là doanh nghiệp có tiềm lực và khả năng tăng trưởng cao cũng như có đặc trưng riêng biệt về sản phẩm một cách vượt trội sẽ dễ dàng tiếp cận các khoản tài trợ bằng cách tạo được niềm tin vững chắc
LEV STD LTD SIZE PROFIT GROW NDTS TANG LIQ UNI
LEV 1 STD 0.3638 1 LTD 0.8301 -0.2174 1 SIZE 0.2237 0.0557 0.2010 1 PROFIT -0.7537 -0.2767 -0.6241 -0.2105 1 GROW 0.0372 0.0659 -0.0005 -0.0635 -0.0258 1 NDTS -0.0641 0.0267 -0.0831 0.1723 0.1697 -0.2482 1 TANG 0.2523 -0.2538 0.4163 -0.2943 -0.1421 -0.3338 0.2838 1 LIQ -0.6505 -0.3590 -0.4667 0.0099 0.4871 -0.0189 0.0389 -0.3679 1 UNI 0.1869 0.5471 -0.1316 0.5398 -0.3001 -0.1058 0.2088 -0.4274 -0.0064 1
và sự xếp hạng tín nhiệm cao đối với các tổ chức tín dụng, tuy nhiên với kết quả lại cho thấy doanh nghiệp lại ưu tiên sử dụng nợ ngắn hạn thay vì nợ dài hạn. Tiếp đến là cấu trúc tài sản của doanh nghiệp thiên về tài sản hữu hình có mối tương quan cùng chiều với cấu trúc tài chính và địn bẩy dài hạn, nhưng lại ngược chiều với đòn bẩy dài hạn, điều này hồn tồn phù hợp với các doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản hữu hình lớn sẽ ưu tiên sử dụng nợ dài hạn với chi phí rẻ hơn để đầu tư tài sản có giá trị lớn. Có hai biến tương quan ngược chiều hoàn toàn với cấu trúc vốn, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn là lợi nhuận và tính thanh khoản, cho thấy các doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao và lợi nhuận dồi dào, họ ít sử dụng nợ vay vì có thể chủ động, tự chủ tài chính với dịng tiền có tính ổn định cao. Cuối cùng là tấm chắn thuế phi nợ có tương quan thuận chiều với tỷ lệ nợ ngắn hạn và nghịch chiều với cấu trúc vốn và tỷ lệ nợ dài hạn. Mối tương quan này có thể giải thích theo như sau, có thể doanh nghiệp sẽ có sự cân nhắc nếu muốn sử dụng phù hợp giữa tấm chắn thuế từ khấu hao và tấm chắn thuế từ lãi vay để tránh được các rủi ro.