CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích định tính
Ngồi những phương pháp phân tích định lượng như chạy hồi quy bằng Excel hoặc thống kê mô tả trong chương 4 này, tác giả cịn sử dụng phương pháp phân tích định tính, để có thể so sánh và nhận diện rõ hơn về cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành điện qua từng năm.
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngành điện giai đoạn 2012-2018
(Nguồn: Số liệu tác giả tính tốn từ báo cáo tài chính của các cơng ty ngành điện niêm yết) Ngành điện không ngừng phát triển để phục vụ cho nhu cầu năng lượng của nền kinh tế, đồng thời để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các công ty trong ngành và với các nước trong khu vực. Số liệu qua Biểu đồ 4.1 cho ta thấy, tỷ lệ tổng nợ trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngành điện có xu hưởng giảm qua từng năm. Việc giảm tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn giúp cho doanh nghiệp né tránh nguy cơ khánh kiệt tài chính nhưng đồng thời doanh nghiệp cũng bỏ qn khơng tận dụng lợi ích từ tấm chắn thuế. 52.9% 51.8% 49.6% 49.1% 46.1% 43.0% 41.5% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% Tỷ trọng nợ/Tổng tài sản 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngành điện giai đoạn 2012-2018
(Nguồn: Số liệu tác giả tính tốn từ báo cáo tài chính của các cơng ty ngành điện niêm yết) Biểu đồ 4.2 thể hiện rõ và tổng quát hơn về cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngành điện trong giai đoạn 2012-2018, chúng ta thấy các doanh nghiệp thiên về sử dụng nợ dài hạn, điều này cũng phù hợp với tình hình hoạt động của ngành, chính việc đầu tư vốn cho các tài sản có quy mơ lớn và dài hạn là nguyên nhân ngành điện niêm yết có xu hướng tiếp cận nguồn vốn vay dài hạn. Có hai nguồn chính cấu thành nguồn vốn vay dài hạn này, thứ nhất là nguồn vay từ các ngân hàng thương mại, thứ hai là Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ cho vay lại đối với các doanh nghiệp ngành điện, với chi phí sử dụng vốn cực kỳ ưu đãi.
Tuy nhiên, tỷ trọng nợ dài hạn trong cơ cấu vốn cũng có xu hướng giảm dần qua từng năm, với nhận định các doanh nghiệp ngày càng ưu tiên sử dụng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại chứng tỏ tiềm lực về tài chính được nâng cao, giúp cho họ chủ động về việc đầu tư các dự án mới hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt trái của việc này là chi phí sử dụng vốn rất cao có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận, ngược lại ngành điện niêm yết lại tránh được sự rủi ro khi tình hình tỷ giá khơng thuận lợi,
52.9% 51.8% 49.6% 49.1% 46.1% 43.0% 41.5% 20.0% 20.0% 24.0% 19.0% 17.5% 17.6% 17.1% 32.9% 31.9% 29.2% 30.1% 28.6% 25.3% 24.3% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ tổng nợ Tỷ lệ nợ ngắn hạn Tỷ lệ nợ dài hạn
khiến cho chi phí sử dụng vốn vay từ nguồn cho vay lại của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tăng cao không lường trước.
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ lợi nhuận/Tổng nợ của các doanh nghiệp ngành điện giai đoạn 2012-2018
(Nguồn: Số liệu tác giả tính tốn từ báo cáo tài chính của các cơng ty ngành điện niêm yết) Số liệu thống kê tại Biểu đồ 4.3 cho thấy một kết quả rất khả quan của các doanh nghiệp ngành điện niêm yết, lợi nhuận gia tăng không nhiều vào năm 2013-2016, tuy nhiên lợi nhuận tăng vọt bất ngờ vào năm 2017 từ 8,6% lên 14,9% và giảm nhẹ xuống 14,4% vào năm 2018. Đối với các công ty ngành điện trong mẫu nghiên cứu, đa phần là công ty thủy điện, nhiệt điện và một số ít cơng ty kinh doanh dịch vụ điện. Thứ nhất là đối với các công ty thủy điện, lợi nhuận cao hay thấp cịn phụ thuộc vào tình hình điều kiện thủy văn, điều kiện thời tiết, nếu thuận lợi sẽ đạt được lợi nhuận khả quan. Điều kiện thủy văn bất lợi cho các nhà máy thủy điện, nhưng lại là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp nhiệt điện. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thủy điện cịn chịu sự ảnh hưởng do biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào than, dầu, khí đốt và các khoản vay từ ngoại tệ sẽ trở nên rủi ro nếu tỷ giá và lãi suất có biến động mạnh.
6.9% 6.7% 7.6% 7.3% 8.6% 14.9% 14.4% 0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% 14.0% 16.0%
Lợi nhuận ròng (ROA)