CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan
2.1.6 Sự tác động của khả năng thanh khoản đối với cấu trúc vốn
Theo quan điểm của lý thuyết trật tự phân hạng, khả năng thanh khoản là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Các doanh nghiệp có khả năng thanh khoản càng cao thì sẽ ít sử dụng nợ, có nghĩa là khả năng thanh khoản có tác động ngược chiều với cấu trúc vốn. Tuy nhiên, doanh nghiệp có khả năng thanh khoản càng cao, chứng tỏ rằng họ có khả năng đáp ứng được kịp thời các khoản nợ đến hạn, tạo được niềm tin đối với chủ nợ, hàm ý rằng mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản và cấu trúc vốn là cùng chiều. Cụ thể:
Tiếp theo phần trình bày ở mục 2.1.1, Nghiên cứu của Deesomsak, R. and Paudyal, K and Pescetto, G (2004) cũng cho rằng khả năng thanh khoản có mối tương
quan ngược chiều mạnh mẽ với cấu trúc vốn ở tất cả các nước trong mẫu nghiên cứu,
kết quả trên khẳng định các cơng ty có xu hướng sử dụng tài sản lưu động dồi dào để tài trợ cho các dự án đầu tư của chính mình.
Nghiên cứu của tác giả Bùi Phan Nhã Khanh (2012): tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp chế tạo niêm yết trên HOSE với mẫu dữ liệu của 55 công ty trong giai đoạn từ 2007 – 2011, tác giả sử dụng năm biến để đưa vào mơ hình nghiên cứu gồm có: tỷ suất sinh lơi, quy mơ doanh nghiệp, cấu trúc tài sản cố định hữu hình, khả năng thanh khoản và tốc độ tăng trưởng. Với việc sử dụng ba mơ hình ảnh hưởng cố định (FEM), tác động ngẫu nhiên (REM) và bình phương bé nhất OLS, mơ hình FEM được lựa chọn sau khi thực hiện các kiểm định và kết quả như sau: khả năng thanh khoản tác động
cùng chiều với cấu trúc vốn chung và tỷ lệ nợ ngắn hạn, tương đồng với nhận định
Tuy nhiên, nếu phân tích theo chiều ngược lại thì doanh nghiệp có khả năng thanh khoản càng cao, càng có tiềm lực tài chính để tự tài trợ cho các dự án đầu tư của chính mình, tương ứng bỏ qua việc sử dụng nợ.
Nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thu Hiền (2012): với đề tài nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của các cơng ty niêm yết ngành chế biến thực phẩm trên sàn HOSE. Tác giả đã thu thập dữ liệu về báo cáo tài chính của 43 cơng ty ngành chế biến thực phẩm đang niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn từ 2007-2011, Tác giả xây dựng mơ hình hồi quy như sau:
TEV= β1+ β2Capint2i + β3Grow3i + β4Liq4i + β5Ndts5i+ β6CProf6i + β6Size7i +
β8Tang8i + β9Uni9i + εi (4.1)
LTEV= β1+ β2Capint2i + β3Grow3i + β4Liq4i + β5Ndts5i+ β6CProf6i + β6Size7i +
β8Tang8i + β9Uni9i + εi (4.2)
STEV = β1+ β2Capint2i + β3Grow3i + β4Liq4i + β5Ndts5i+ β6CProf6i + β6Size7i +
β8Tang8i + β9Uni9i + εi (4.3)
Trong đó:
β1: hệ số tự do
βi: (i=2,2,2..9) là các hệ số hồi quy riêng từng biến độc lập. Biến phụ thuộc gồm có: tỷ lệ nợ (TEV), tỷ lệ nợ dài hạn (LTEV) và tỷ lệ nợ ngắn hạn (STEV). Biến độc lập gồm có tám biến: tính thanh khoản (Liq), tốc độ tăng trưởng (Grow), tấm chắn thuế phi nợ (Ndts), lợi nhuận (Prof), cường độ vốn (Capint), quy mô công ty (Size), cấu trúc tài sản (Tang) và đặc điểm riêng của sản phẩm (Uni).
Bằng cách tiếp cận các phương pháp OLS, FEM và REM, mơ hình hồi quy của tác giả gồm có 3 biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn. Các biến độc lập: tính thanh khoản, tốc độ tăng trưởng, tấm chắn thuế từ khấu hao, lợi nhuận, cường độ vốn, quy mơ cơng ty, tài sản hữu hình và đặc điểm riêng của sản phẩm. Trong đó có sáu biến số được cho là có tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam bao gồm: khả năng thanh khoản, tấm chắn thuế từ khấu hao, quy mô công ty và cấu trúc tài sản, đều có ý nghĩa thống
kê. Riêng biến số khả năng thanh khoản thể hiện sự tác động ngược chiều với cấu
trúc vốn chung và tỷ lệ nợ dài hạn.