Giả thuyết 3 và mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cổ đông lớn là các công ty phi tài chính đến mối quan hệ giữa dòng tiền và chi đầu tư trong tình trạng hạn chế tài chính trường hợp tại việt nam (Trang 67 - 69)

3.2. CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2.3. Giả thuyết 3 và mơ hình nghiên cứu

Cuối cùng, nghiên cứu xem xét có hay khơng tồn tại sự khác biệt của các cơng ty tài chính với vai trị là cổ đơng lớn đến mối quan hệ giữa dịng tiền và chi đầu tư, qua đó giảm thiểu những bất lợi của hạn chế tài chính so với các cơng ty phi tài chính tại Việt Nam. Khi đó, nghiên cứu chia mẫu các cổ đơng lớn là các cơng

ty phi tài chính thành hai nhóm. Đầu tiên, các cổ đơng lớn là các cơng ty phi tài chính đáp ứng mục đích chiến lược cho cơng ty như đã trình bày ở giả thuyết H2. Thứ hai, cổ đơng lớn là các cơng ty tài chính, các cơng ty này thường có cấu trúc sở hữu và chủ thể nắm giữ cổ phần phức tạp, việc này có thể dẫn đến lợi ích của cơng ty bị phân tán (Levy, 2009). Với cấu trúc cổ phần phức tạp như vậy, sự tồn tại lợi ích cho các mục đích riêng biệt của cổ đơng lớn có thể gây thiệt hại cho các cổ đơng thiểu số thông qua việc luân chuyển nguồn lực từ các công ty mà các cổ đông lớn này đang nắm giữ (tiến trình bịn rút “tunneling” và chống lưng “propping”), thực trạng này xuất hiện nhiều ở các thị trường có những lợi ích tư nhân cao từ quyền kiểm sốt, nơi mà các cổ đơng thiểu số không được bảo vệ đúng cách (Dyck & Zingales, 2004; Bianco & Nicodano, 2006;

Riyanto & Toolsema, 2008; Lin & cộng sự, 2011). Sự khác biệt trong mục tiêu

nắm giữ cổ phần giữa hai nhóm cơng ty trên chính là vấn đề đáng quan tâm. Bên cạnh đó, khả năng xung đột tiềm tàng giữa các nhà quản lý, cổ đơng với các trái chủ có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của cơng ty, từ đó khiến cho những quyết định quản trị không hiệu quả và xuất hiện những hiện tượng đầu tư quá mức, đầu tư dưới mức (La Rocca & cộng sự, 2007).

Chính vì vậy, hai nhóm cơng ty trên với vai trị là cổ đơng lớn có thể có những hành vi khác nhau nhằm đạt được mục tiêu ban đầu mà họ tiến hành đầu tư. Nghiên cứu kỳ vọng rằng quyền sở hữu trong tay các cơng ty phi tài chính sẽ đem lại lợi ích tích cực hơn so với các cơng ty tài chính, giả thuyết H3 được hình thành như sau:

Giả thuyết H3: Với vai trị là cổ đơng lớn thì sự hiện diện của các cơng ty phi

tài chính có mức độ tác động tích cực hơn so với các cơng ty tài chính trong việc giảm thiểu những bất lợi do hạn chế tài chính gây ra, nói cách khác là có sự khác biệt về mối quan hệ giữa dòng tiền và chi đầu tư giữa hai nhóm cổ đơng lớn. Mơ hình nghiên cứu của giả thuyết 3 tương đồng với mơ hình nghiên cứu của giả thuyết 2, điểm khác biệt là biến DMi,t-1 nhận giá trị 1 khi tồn tại ít nhất một

cơng ty tài chính thuộc năm cổ đơng lớn nhất trong cấu trúc sở hữu của công ty và ngược lại thì nhận giá trị 0. Biến HIi,t-1 được xác định bằng chỉ số Herfindahl hàng năm cho mỗi quan sát của cơng ty i và được tính bằng tổng bình phương tỷ lệ sở hữu của các cơng ty tài chính thuộc năm cổ đơng lớn nhất.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Mơ hình (2b)

INV$,&= β)+ β,INV$,&-,+ β.INV$,&-,sq + β1CF$,&-,+ β4REV$,&-,+ β7LEV$,&-,sq + β9DM$,&-,INV$,&-,+ β;DM$,&-,INV$,&-,sq + β<DM$,&-,CF$,&-, + β=DM$,&-,REV$,&-, + β,)DM$,&-,LEV$,&-,sq + δ&+ α$+ µ$,& Mơ hình (3b)

INV$,&= β)+ β,INV$,&-,+ β.INV$,&-,sq + β1CF$,&-,+ β4REV$,&-,+ β7LEV$,&-,sq + β9HI$,&-,INV$,&-, + β;HI$,&-,INV$,&-,sq + β<HI$,&-,CF$,&-, + β=HI$,&-,REV$,&-, + β,)HI$,&-,LEV$,&-,sq + δ&+ α$+ µ$,&

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cổ đông lớn là các công ty phi tài chính đến mối quan hệ giữa dòng tiền và chi đầu tư trong tình trạng hạn chế tài chính trường hợp tại việt nam (Trang 67 - 69)