Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất tại thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT

2.2.4 Cơ cấu tổ chức

Theo Turban et al (2003), cơ cấu tổ chức là một nhân tố chính cần được xem xét đánh giá về việc phát triển hệ thống TTKT. Cơ cấu được định nghĩa chính thức là một sự sắp xếp của các phòng ban trong một tổ chức (Schermerhorn, 2011). Trong khi đó, theo Anggadini (2013), cấu trúc tổ chức là một khung mô tả sự phối hợp các nhiệm vụ thực hiện công việc giữa các cá nhân và các nhóm trong một tổ chức. Cơ cấu tổ chức thể hiện mối quan hệ của trách nhiệm và quyền hạn kiểm sốt sự tích hợp các hành động của nhân viên và hiệu suất để đạt được các mục tiêu của tổ chức (Jones, 2010). Các nhà quản lý tham gia đồng hành vào công cuộc thiết kế và vận hành của tổ chức có tính đến một vài khía cạnh để phát triển và cải thiện cấu trúc của tổ chức (Rapina, 2014). Các khía cạnh của cấu trúc tổ chức được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cơng việc được chun mơn hóa, phạm vi để kiểm sốt, chuỗi chỉ huy, chính thức hóa và ủy quyền (Anggadini, 2013).

Kieso et al (2007) tìm thấy rằng cấu trúc tổ chức đóng vai trị quan trọng về việc xác định việc thực hiện thành công hệ thống TTKT. Nghiên cứu từ Nagappan et al (2009) cho thấy cấu trúc tổ chức liên quan đến sự tương tác các phòng ban trong tổ chức có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của AIS. Ví dụ, theo Salehi và

Abdipour (2011), người ta thấy rằng cấu trúc tổ chức có thể cản trở việc áp dụng các AIS của các công ty. Mukherji (2002) đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ tương hỗ giữa cơ cấu và AIS và chúng phụ thuộc lẫn nhau cho sự phát triển hiệu quả của doanh nghiệp. Theo Scott (2011), ngày càng có nhiều HTTT phức tạp được thiết lập và xây dựng với cấu trúc tổ chức phân cấp lớn hơn. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, cơ cấu tổ chức được thành lập như một trong những rào cản đối với việc triển khai hệ thống thơng tin kế tốn trong các cơng ty niêm yết (Salehi & Abdipour, 2011). Kết quả, các AIS sẽ không thể chạy và hoạt động điều hành phù hợp khi thiếu sự hỗ trợ của cơ cấu về việc phát triển và triển khai hệ thống TTKT (Bouwens & Abernethy, 2000).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất tại thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)