CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2. Hàm ý chính sách
5.2.2. Đối với nhân tố Chính trị
Cần chú trọng ban hành các quy định cụ thể về pháp lý để đảm bảo mức độ tham gia rộng rãi của người dân trong việc ra các quyết định, hoạch định chính sách cơng ở tất cả các cấp chính quyền KVC. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động quản lý HCNN nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng khơng chỉ làm cho các quyết định và chính sách của nhà nước ban hành sát với thực tế mà còn là cơ sở tăng cường tính minh bạch của hệ thống BCTC nhà nước và cả hệ thống HCNN. Việc tham gia vào q trình hoạch định chính sách có thể được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quy trình xây dựng chính sách. Sự tham gia của người dân không chỉ thông qua những người đại diện do nhân dân bầu ra mà còn được thực hiện trực tiếp thông qua trao đổi, hỏi ý kiến người dân và đối thoại trực tiếp qua các kênh truyền hình hay hịm thư góp ý tại các cơ quan. Đề cao vai trò của người dân trong q trình đánh giá hoạt động tài chính của nhà nước. Người dân cần phải được tham gia vào q trình xây dựng và phát triển các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của các cơ quan hành chính và có ý kiến đánh giá về các kết quả đó.
Tăng cường vai trò và sự giám sát của công chúng đối với hoạt động tài chính nhà nước. Các thơng tin về tài sản, tiền tệ của nhà nước được cơng khai thì sẽ thu hút sự chú ý của người dân. Khi đó, các đơn vị sử dụng ngân sách sẽ cân nhắc kĩ lưỡng, khơng dám sử dụng phung phí, tùy tiện. Các cơ quan sẽ chủ động quản lý chặt chẽ hơn và như vậy sẽ có tác dụng giảm thất thốt, lãng phí, tham nhũng. Khi Nghị định về BCTC nhà nước có hiệu lực, nhà nước sẽ có thêm cơng cụ để quản lý. Từ đây, người dân sẽ có kênh để giám sát số tiền thuế mình nộp, để biết được các khoản đóng góp đó được sử dụng ra sao, hiệu quả thế nào. Người dân có thêm cơ hội để giám sát và biết được tình trạng thật sự về tình hình tài chính quốc gia. Người dân cần chủ động và quan tâm đến ngân sách, vì đó khơng chỉ là tiền của quốc gia mà còn là tiền của người dân, các khoản đóng góp của nhân dân. Vì vậy, người dân cần được biết tiền của mình được sử dụng vào mục đích gì, có đem lại kết quả tốt hay khơng. Đồng thời, việc công khai BCTC của từng cơ quan, đơn vị còn là cơ sở để đánh giá chỉ số cạnh tranh của địa phương đó. Quan trọng hơn là việc cơng khai phải đảm bảo tính minh bạch BCTC, vì nếu các cơ quan cơng khai BCTC mà khơng minh bạch thì những thơng tin tài chính đó cũng trở nên vơ nghĩa.
Sự hỗ trợ chính trị của các cơ quan lập pháp và hành pháp thông qua việc xây dựng và ban hành các quy định cụ thể đối với nền tài chính cơng. Để tạo điều kiện cho việc giám sát, Bộ Tài chính đã ban hành thơng tư quy định các đơn vị sử dụng NSNN phải thực hiện cơng bố cơng khai dự tốn thu-chi NSNN, quyết tốn NSNN. Từ đó, các cơ quan quản lý cấp trên, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, các tổ chức, cá nhân sẽ dễ dàng tiếp cận thông tin về sử dụng NSNN của các đơn vị. Tuy nhiên, do chưa được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng nên việc công khai chưa được thực hiện nghiêm túc, thậm chí là thực hiện đối phó, hình thức. Hâu hết các cơ quan chỉ thực hiện công khai các khoản chi tiêu theo dự tốn kinh phí khơng kèm theo lời giải thích, chi tiết về các khoản chi tiêu như chi cho ai, chi vào việc gì,… Để minh bạch BCTC, việc cơng khai ngân sách được hiệu quả cần quy định niêm yết công khai phải chi tiết, cụ thể về mục đích chi.
Việc giám sát NSNN của Quốc hội rất quan trọng, góp phần vào việc đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN. Quốc hội cần cụ thể hóa và làm rõ hơn cơ chế phối hợp tham gia với các cơ quan của Chính phủ. Các cơ quan của Chính phủ phải cung cấp kịp thời các tài liệu để Quốc hội xem xét, quyết định, phân bổ và phê chuẩn quyết tốn NSNN. Bên cạnh đó, việc chia sẻ thơng tin trong phân tích số liệu cịn nhiều hạn chế, sự gắn kết giữa các chính sách trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa được phối hợp đánh giá một cách chặt chẽ. Các phụ lục đính kèm theo báo cáo hiện nay vẫn còn rườm rà nhưng lại thiếu chi tiết, chưa hợp lý, nội dung của các phụ lục chưa cung cấp thông tin đầy đủ để xem xét và ra quyết định về ngân sách. Trình tự sắp xếp các chỉ tiêu trong phụ lục chưa hợp lý và khoa học, chưa phù hợp với chuẩn quốc tế, cần được nghiên cứu khắc phục.
Luật Ngân sách nhà nước 2015 và Nghị định 25/2017/ NĐ-CP có quy định cụ thể thời gian cơng khai NSNN, công khai BCTC. Tuy nhiên, cần rút ngắn thời gian công khai BCTC, báo cáo quyết tốn NSNN để cung cấp thơng tin một cách đầy đủ, kịp thời và liên tục để làm cơ sở cho người dân đánh giá tình hình quản lý và sử dụng NSNN.
Đối với tỉnh Long An: là một tỉnh đang trong quá trình thực hiện các chương trình cải cách về kinh tế- xã hội do từ xưa gắn liền với nông nghiệp là chủ yếu. Là tỉnh vùng sâu vùng xa thường xuyên chịu thiên tai về lũ lụt. Nền kinh tế của tỉnh đang trên đà phát triển, người dân chưa thật sự quan tâm đến BCTC là gì hay NSNN là gì. Với những đặc điểm kể trên, Quốc hội, các cơ quan lập pháp và hành pháp cần quan tâm về các quy định giám sát cũng như khi triển khai các quy định về nâng cao mức độ tham giám sát và vai trị giám sát của người dân. Bởi vì điều kiện kinh tế thấp, người dân chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các chính sách hay các quy định của nhà nước để thực hiện quyền giám sát của mình đối với các thơng tin trên BCTC của các cơ quan trên địa bàn. Từ năm 2015 đến nay, nhờ có các chính sách của Trung ương, của tỉnh, đời sống người dân được ổn định và kinh tế phát triển. Ngày càng có nhiều kênh thơng tin cho người dân như các cụm loa
rộng. Những điều kiện này là tín hiệu tốt, là cơ sở để người dân có thể hiểu biết về NSNN và hiểu được vai trị của mình trong việc tham gia giám sát các hoạt động TCNN, tạo điều kiện thuận lợi cho Quốc hội thực thi các chính sách nhằm nâng cao tính minh bạch BCTC tại tỉnh Long An.