Bảng 3 .1 Bảng tổng hợp các nhân tố tác động từ các nghiên cứu trước
Bảng 3.2 Diễn giải và mã hóa các biến trong mơ hình nghiên cứu chính thức
Mã hóa Nội dung thang đo các nhân tố tác động đến tính minh
bạch của BCTC
CT Chính trị
CT1 Sự hỗ trợ chính trị của cơ quan lập pháp và hành pháp
CT2 Mức độ tham gia rộng rãi của người dân trong việc ra quyết định khu vực công
CT3 Hạn chế vai trị tham gia và giám sát của cơng chúng
CT4 Thiếu quy định thống nhất cho hoạt động kế tốn khu vực cơng
CT5 Sự tăng cường giám sát của Quốc hội về tài chính khu vực công
PL Hệ thống pháp lý
PL1 Phân cấp quản lý lồng ghép
PL2 Trách nhiệm và chế tài cụ thể của từng bộ phận/ cá nhân
PL3 Quy định về công khai thông tin
PL4 Quy định về kế tốn nhà nước cịn phức tạp chưa ổn định
PL5 Việc ban hành chuẩn mực kế tốn cơng
PL6 Quy định bắt buộc kiểm toán độc lập BCTC KVC
QT Đặc điểm quản trị
QT3 Hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ
QT4 Mục tiêu BCTC chỉ phục vụ cho mục đích giải trình
QT5 Hạn chế về năng lực truyền thơng
TC Đặc điểm tài chính
TC1 Nguồn kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước
TC2 Khả năng nhận tài trợ từ ngân sách địa phương
TC3 Kết quả tài chính
TC4 Hiệu quả sử dụng tài sản
VH Văn hóa
VH1 Lợi dụng quyền lực hạn chế quyền tiếp cận BCTC
VH2 Xung đột lợi ích, BCTC phục vụ cho mục đích riêng
VH3 Tư tưởng bảo thủ, ngại đổi mới
VH4 Coi trọng thành tích
VH5 Trình độ của nguồn nhân lực và nhà lãnh đạo
HN Hội nhập kinh tế
HN1 Trình độ phát triển kinh tế
HN2 Thực hiện cam kết khi gia nhập tổ chức quốc tế
HN3 Sự khác biệt về hệt thống BCTC khu vực công so với các nước
3.5. Thực hiện nghiên cứu định lượng
Tác giả đã phát ra 300 bảng câu hỏi khảo sát. Tổng số khảo sát thu thập từ
ngày 01/08/2018 đến ngày 31/12/2018 thu về 273 phiếu, trong đó có 232 phiếu hợp lệ và 41 phiếu khơng hợp lệ. Vì vậy đề tài sử dụng cỡ mẫu 232 lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu là phù hợp.
Trước khi tiến hành xử lý qua phần mềm SPSS, các bảng khảo sát bị khuyết thơng tin hoặc các bảng khảo sát có sự mâu thuẫn trong câu trả lời sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách. Sau khi sàng lọc dữ liệu, toàn bộ dữ liệu thu thập được sẽ được làm sạch bằng Microsoft Office Excel 2010, sau đó đưa vào phần mềm SPSS 20.0 trong xử lý số liệu điều tra. Tiến hành phân tích dữ liệu qua các bước sau:
Bước 1: Thống kê mô tả mẫu và biến quan sát
Sau khi tiến hành khảo sát, tác giả phân loại phiếu, tiến hành mô tả mẫu nghiên cứu và xác định giá trị trung bình của các biến quan sát.
Bước 2: Đánh giá mức độ tin cậy của thang đo
Kiểm định độ tin cậy của thang đo là kiểm định sự tương quan giữa các biến quan sát được sử dụng để đo lường một khái niệm nghiên cứu, nhằm biết được rằng các biến quan sát có chặt chẽ với nhau trong cùng một thang đo hay khơng. Vì khi các biến quan sát cùng đo lường một khái niệm nghiên cứu nên hệ số tương quan giữa chúng phải cao (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Tác giả sử dụng hệ số Cronbach Alpha kết hợp với hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item – Total Correlation) để kiểm tra độ tin cậy của từng biến đo lường, xác định và loại những biến khơng phù hợp vì các biến này có thể tạo ra yếu tố giả. Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0,3 thì biến đó đạt u cầu, nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation < 0,3 thì phải loại nó ra khỏi nhân tố đánh giá (Nguồn: Nunnally, J. (1978); Psychometric Theory, New York, McGraw- Hill). Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), thì mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha từ:
- 0,8 đến gần bằng 0,95: thang đo lường rất tốt; - 0,7 đến gần bằng 0,8: thang đo lường sử dụng tốt; - 0,6 đến gần bằng 0,7: thang đo lường đủ điều kiện; - 0,6 trở xuống: thang đo không phù hợp.
Vì vậy, những biến có độ tin cậy sẽ được thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Phân tích nhân tố khám phá EFA để thu nhỏ, tóm tắt và rút trích dữ liệu nhằm định ra biến quan sát đại diện.
Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích EFA dựa trên mối tương quan giữa các biến với nhau. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) khi sử dụng phân tích EFA cần phải xem xét mối quan hệ giữa các biến đo lường này và sự phù hợp của mơ hình phân tích nhân tố thơng qua kiểm định Bartlett và KMO (Kaiser – Meyer – Olkin). Sử dụng kiểm định Bartlett để xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định Bartlett có p value (sig) <0,5% thì bác bỏ giả thuyết, điều này có nghĩa là các biến có quan hệ tương quan nhau. Để sử dụng EFA thì KMO phải lớn hơn 0,5. Để đánh giá thang đo, cần xem xét ba thuộc tính quan trọng trong kết quả EFA:
(1) Số lượng nhân tố trích được: theo Nguyễn Đình Thọ (2013), tiêu chí Eigenvalues được sử dụng để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Số lượng nhân tố được xác định khi Eigenvalue ≥ 1.
(2) Trọng số nhân tố: theo Hair và cộng sự (2010), tiêu chí hệ số tải nhân số (Factor loading) cho thấy sự tương quan của mỗi biến với nhân tố. Nếu hệ số tải nhân tố từ 0,3 đến 0,4 thì đáp ứng được mức tối thiểu; hệ số tải nhân tố > 0,5 thì được xem là có ý nghĩa thực tiễn.
(3) Tổng phương sai trích (Total Varicance Explained): Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), thang đo chỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50%.
Bước 4: Thực hiện kiểm định tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy đa biến để xác định mức độ phù hợp của mơ hình
Phân tích tương quan Pearson
Hệ số tương quan Pearson được sử dụng để đo lường mối quan hệ giữa hai biến số, biểu hiện ở mức độ chặt chẽ của hai biến định lượng. Các giá trị của hệ số biến
thiên trong khoảng từ +1 và -1, cả hai giá trị này đều tượng trưng cho mối quan hệ hoàn hảo giữa hai biến số, nếu r = 0 nghĩa là các biến khơng có quan hệ với nhau. Hệ số tương quan càng lớn biểu hiện mức độ tương quan càng cao. Tuy nhiên, hệ số tương quan càng lớn càng dễ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Khi xuất hiện đa cộng tuyến sẽ có sự chồng chéo hay phân chia khả năng dự báo, dẫn đến sai lệch kết quả, nghĩa là tuy mơ hình hồi quy thích hợp với dữ liệu nhưng khơng có biến dự báo nào có ảnh hưởng đáng kế trong dự báo biến phụ thuộc. Xem xét dấu hiệu đa cộng tuyến thơng qua hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor).
Phân tích hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy bội là một cơng cụ thống kê dùng để xem xét mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc định lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Phân tích hồi quy bội sẽ giúp xác định phương trình dự báo tốt nhất cho các biến, kiểm soát các nhân tố gây nhiễu để đánh giá sự đóng góp của một biến đặc biệt, tập hợp các biến hay xác định mối quan hệ không phụ thuộc; xác định mối liên hệ cấu trúc và đưa ra lời giải thích cho mối quan hệ đa biến phức hợp.
Sử dụng SPSS 20.0, các biến sau khi xem xét tương quan tuyến tính sẽ được đưa vào phương trình hồi quy bằng phương pháp Enter; sử dụng hệ số xác định R2 và R2
adj (Adjusted coeficient of determination; điều chỉnh bậc tự do) để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội. Kiểm tra độ phù hợp của mơ hình thơng qua kiểm định F trong ANOVA. Cuối cùng, những biến có hệ số beta lớn và mức ý nghĩa sig < 0,05 trong mơ hình hồi quy được xem là có ý nghĩa thống kê để giải thích cho biến phụ thuộc.
Bước 5: Tổng hợp các biến quan sát đạt yêu cầu để xây dựng các nhân tố tác động đến tính minh bạch của BCTC tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tổng quan chương này tác giả trình bày về phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong phương pháp nghiên cứu định tính tác giả tiến hành thực hiện các cuộc phỏng vấn với chuyên gia để tìm hiểu thực tế về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của BCTC. Đồng thời tác giả cũng muốn kiểm tra sự phù hợp của các nhân tố được tác giả rút ra từ phần tổng quan nghiên cứu trước. Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả muốn kiểm định độ tin cậy của các biến quan sát từ đó thực hiện phân tích nhân tố khám phá để xem xét sự hội tụ của các biến quan sát, thực hiện kiểm định phương trình hồi quy tuyến tính để xem xét mức độ phù hợp của các biến quan sát của từng nhân tố tác động.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1. Giới thiệu tổng quan về các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An An
Được thành lập từ năm 1976, Long An là tỉnh tiếp giáp với Thành phố Hồ
Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đơng, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam. Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; có 192 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 166 xã, 12 phường và 14 thị trấn.
Trong bộ máy hành chính nhà nước địa phương ở tỉnh có các cơ quan chun mơn thuộc UBND cấp tỉnh (cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chuyên môn) được tổ chức theo Nghị định 24/2014/ NĐ-CP. Số lượng và tên các cơ quan chuyên môn được thể hiện qua sơ đồ sau:
Bằng việc tiếp cận với một số các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh, tác giả đã trao đổi, và từ đó được giới thiệu đến các đơn vị khác để tiến hành trao đổi và phát phiếu khảo sát định lượng. Tác giả đã liên hệ trước qua email hoặc điện thoại để xin lịch hẹn và đến các cơ quan hành chính trao đổi với lãnh đạo và phịng kế tốn của các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh để phỏng vấn sơ bộ (câu hỏi phỏng vấn sơ bộ tham chiếu phụ lục), phát phiếu khảo sát và đề nghị được tiếp cận với hệ thống các BCTC của đơn vị. Quá trình trao đổi và thực hiện bảng câu hỏi khảo sát được lãnh đạo các cơ quan, các nhân viên phụ trách mảng kế toán của đơn vị thực hiện nhiệt tình. Tuy nhiên, vấn đề tiếp cận hệ thống BCTC gặp nhiều khó khăn vì họ e ngại cung cấp thơng tin BCTC ra bên ngồi cũng như do thủ tục rườm rà, phức tạp, phải có sự xác nhận của lãnh đạo đơn vị, và một số cơ quan yêu cầu tác giả phải có giấy giới thiệu của trường và các giảng viên. Sau một thời gian đến các đơn vị thực hiện khảo sát, tác giả được đơn vị Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Vĩnh Hưng cung cấp cho BCTC năm 2016 và một BCTC năm 2015 của đơn vị Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Hưng. Thông qua việc tiếp cận BCTC của đơn vị cùng với việc trao đổi với lãnh đạo và những vị làm cơng tác kế tốn của các cơ quan hành chính, tác giả rút ra được một vài nhận xét chung như sau:
- Các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An, là những đơn vị sử dụng 100% NSNN chưa có các văn bản quy định chi tiết về việc công khai BCTC rộng rãi ra bên ngồi hướng tới đối tượng sử dụng là cơng chúng, mục đích của các báo cáo chỉ được lập để phục vụ cho việc báo cáo cho cấp trên, các đồn kiểm tra, đơn vị kiểm tốn.
- BCTC của các đơn vị chỉ được công bố và giải trình trong các cuộc họp, trình lên cho lãnh đạo, các đơn vị quản lý cấp trên khi có yêu cầu.
- BCTC ở các đơn vị được lập theo các văn bản quy định tại thời điểm 2015- 2017 là Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC (Chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp) và Thơng tư số 185/2010/TT-BTC (Hướng dẫn sửa đổi Chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp), các biểu mẫu nhiều và phức tạp. Thông tin trên BCTC cung cấp cho mục đích giải trình và ra quyết định chưa thực sự hữu
ích. Hầu hết, lãnh đạo các đơn vị khơng sử dụng BCTC để ra các quyết định. BCTC của các cơ quan hành chính chưa thực sự đáp ứng đủ các đặc tính về chất lượng thơng tin trên BCTC.
- Tính đến thời điểm tác giả trao đổi là tháng 9/2018, còn rất nhiều các cơ quan chưa được kiểm toán BCTC năm 2017, một số cơ quan cịn chưa được kiểm tốn BCTC năm 2016. Qua đó có thể thấy các BCTC này chưa đáp ứng được tính kịp thời và tính hữu ích của thơng tin BCTC cũng bị hạn chế. Kết luận chung: BCTC tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An chưa minh bạch, các quy định về công khai, minh bạch thông tin trên BCTC chưa rõ ràng, đầy đủ. Chưa chú trọng thực hiện công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng rộng rãi và cũng chưa ban hành văn bản quy định về công khai. Đặc tính sẵn sàng cơng bố thơng tin BCTC là khơng cao vì cịn vướng quá nhiều thủ tục, quy trình.
4.2. Mơ tả mẫu nghiên cứu