Lịch sử hình thành và phát triển lý thuyết về hệ thống kiểm soát nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 30 - 32)

6. Kết cấu của đề tài

2.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển lý thuyết về hệ thống kiểm soát nộ

2.1.2.1 Giai đoạn sơ khai.

Năm 1929, thuật ngữ “Kiểm soát nội bộ” được đề cập lần đầu tiên bởi Cục dự trữ liên ban Hoa Kỳ. Theo đó “KSNB là công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động, đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của Kiểm toán viên”.

Năm 1936, Hiệp hội Kế tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ (AICPA) đã đưa ra định nghĩa về KSNB: “KSNB là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách”.

2.1.2.2 Giai đoạn hình thành.

Năm 1949, Hiệp hội Kế tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ AICPA đã thực hiện nghiên cứu về KSNB với đề tài: “KSNB, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”.

Năm 1958, Ủy ban thủ tục kiểm toán (CAP) ban hành báo cáo thủ tục kiểm toán số 29 (SAP 29) “Phạm vi xem xét KSNB của KTV”, lần đầu tiên phân biệt KSNB về kế toán và KSNB về quản lý.

Năm 1962, CAP ban hành SAP 33, trong đó giới hạn nghiên cứu KSNB về kế tốn, nhưng khơng bị buộc đánh giá KSNB về quản lý.

Năm 1972, CAP ban hành SAP 54, “Tìm hiểu và đánh giá KSNB” trong đó giới hạn nghiên cứu KSNB về kế toán, đưa ra bốn thủ tục kiểm soát kế toán: phê chuẩn, ghi nhận đúng đắn, hạn chế tiếp cận tài sản và kiểm kê”.

Năm 1973, CAP ban hành chuẩn mực kiểm toán SAS 1. Trong đó kiểm soát quản lý, không chỉ giới hạn ở kế hoạch tổ chức và các thủ tục, mà còn bao gồm quá trình ra quyết định cho phép thực hiện nghiệp vụ của nhà quản lý. Kiểm soát kế toán bao gồm các thủ tục và cách thức tổ chức ghi nhận vào sổ sách để bảo vệ tài sản, số liệu mang tính đáng tin cậy.

2.1.2.3 Giai đoạn phát triển.

Giai đoạn năm 1970 – 1980, nền kinh tế Hoa Kỳ và các nước phát triển mạnh mẽ, cùng với vụ bê bối lớn nhất nước Mỹ năm 1972, bê bối Watergate. Năm 1977, Luật phịng chống hối lộ nước ngồi ra đời.

Năm 1979, SEC bắt buộc các công ty phải báo cáo về KSNB đối với công tác kế toán của các đơn vị. Nhưng khi đó vẫn chưa có các tiêu chuẩn đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB.

Năm 1985, một ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận trên báo cáo tài chính là COSO (Committee of Sponsoring Organization) đã bảo trợ cho 05 tổ chức nghề nghiệp kế tốn – kiểm tốn: Hiệp hội kế tốn cơng chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội quản trị viên tài chính (FEI), Hiệp hội kế tốn viên quản trị (IMA), Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA).

Năm 1992, Báo cáo COSO được ban hành. Theo đó, KSNB bao gồm: mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát. Báo cáo COSO (1992) là tài liệu đầu tiên trên thế giới tìm hiểu và định nghĩa về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Nó cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính chính trị, trong đó KSNB khơng chỉ cịn là 1 vấn đề liên quan đến BCTC mà còn được mở rộng ra các phương diện hoạt động và tuân thủ. COSO đã chính thức đổi KSNB kế tốn bằng KSNB.

2.1.2.4 Giai đoạn hiện đại (từ 1992 đến nay).

Trên nền tảng báo cáo COSO (1992), các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới liên tục phát triển COSO (1992) để ứng dụng nó vào nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như thay đổi để phù hợp với điều kiện nền kinh tế lúc đó:

- COSO phát triển trong CNTT như năm 1996, ISACA đã ban hành CoBIT nhấn mạnh đến kiểm sốt trong mơi trường tin học, bao gồm nhiều lĩnh vực hoạch định tổ chức, mua và triển khai, phân phối, hỗ trợ và giám sát.

- COSO phát triển theo hướng chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể-Báo cáo Basel (1998), Báo cáo giám sát ngân hàng.

- Trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, dựa trên nần tảng COSO ban hành các chuẩn mực SAS 78 (1995), SAS 94 (2001), ISA 315, ISA 265…

- COSO phát triển về phía quản trị - ERM (2004), hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp.

- COSO phát triển cho doanh nghiệp nhỏ: năm 2006, COSO triển khai nghiên cứu và ban hành hướng dẫn “Kiểm sốt nội bộ đối với báo cáo tài chính – Hướng dẫn cho các công ty đại chúng quy mô nhỏ”.

- Năm 2008, COSO ban hành Hướng dẫn về giám sát hệ thống KSNB – cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB.

- Gần đây nhất là năm 2013, COSO đã cập nhật khuôn mẫu hệ thống KSNB nhằm hướng dẫn về quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và giảm thiểu giản lận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)