ANOVAa
Model
Sum of
Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 29.249 5 5.850 48.300 .000b
Residual 22.769 188 .121 Total 52.018 193
(Nguồn: Tác giả phân tích SPSS)
Kết quả cho thấy hệ số Sig. <0.05 có nghĩa rằng mơ hình hồi quy là phù hợp với dữ liệu thực tế. Điều đó có nghĩa là các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
4.2.4.2 Phương trình hồi quy tuyến tính bội.
Trong bảng 4.12 kết quả trọng số hồi quy, ta thấy có hai hệ số là hồi quy chuẩn hóa và hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa.
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa β:
lập lên biến phụ thuộc bởi các biến độc lập không đồng nhất về đơn vị hoặc nếu đồng nhất về đơn vị thì độ lệch chuẩn các biến cũng khác nhau.
Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta:
Đây là hệ số chúng ta sử dụng để nhận xét thứ tự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc bởi vì giá trị này đã được đồng nhất đơn vị giữa các biến phụ thuộc. Khi nhận xét phương trình cúng ta sẽ nhận xét như sau: “Trong điều kiện các biến độc lập khác không đổi giá trị, khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị thì biến Y (biến phụ thuộc) sẽ thay đổi Betah đơn vị.
Dựa vào bảng kết quả 4.12, hệ số hồi quy của 4 biến độc lập Mơi trường kiểm sốt, Thông tin truyền thông, Đánh giá rủi ro, Giám sát và Hoạt động truyền thơng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được thể hiện theo phương trình sau:
Y = 0.507*DGRR + 0.427*HDKS + 0.302*TTTT + 0.275*MTKS + 0.214*GS
Phương trình hồi quy cho thấy rằng:
Có 05 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Các hệ số hồi quy mang dấu dương thể hiện rằng các nhân tố trong mơ hình hồi quy có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Thứ tự, tầm ảnh hưởng của các nhân tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số β. Nhân tố nào có giá trị tuyệt đối của hệ số β lớn thì sẽ có mức ảnh hưởng lớn tới tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
4.2.4.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.
Để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến thì chúng ta sẽ sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF. Thường nếu VIF của một biến độc lập lớn hơn 10 nghĩa là đang có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra với biến độc lập. Khi đó, biến này sẽ khơng có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc. Nhưng trong thực tế thì
với những thang đo 05 mức độ và mẫu nhỏ hơn 200 thì mốc cao nhất của hệ số VIF là 2. Nếu VIF lớn hơn 2 thì có thể biến độc lập rất có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Từ bảng 4.12, tất cả các hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2. Vì vậy ta có thể kết luận là khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
4.2.4.4 Kiểm định tự tương quan của các sai số.
Chỉ số Durbin – Watson (DW) dùng để kiểm định tự tương quan của các sai số kề nhau (hay gọi là tương quan chuỗi bậc nhất) có giá trị biến thiên trong khoản từ 0 đến 4. Nếu các giá trị phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2 (từ 1 đến 3); nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận. Trong bảng kết quả 4.13, giá trị DW = 1.739 gần bằng 2. Vì vậy ta có thể kết luận khơng có sự tương quan của các sai số.
4.2.5 Kiểm định các giả định hồi quy.
Sau khi thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính bội, chúng ta cần phải kiểm tra xem kết quả có bị vi phạm các giả định hồi quy hay không. Nếu các giả định bị vi phạm thì kết quả tính tốn ra sẽ khơng cịn đáng tin cậy. Có hai giả định hịi quy phổ biến đó là phân phối chuẩn của phần dư và liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với biến độc lập.
4.2.5.1 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư.
Phần dư trong hồi quy phải xấp xỉ phân phối chuẩn. Chúng ta sẽ sử dụng hai biểu đồ chính để phân tích phần này đó là biểu đồ Histogram và P-P Plot.
Biểu đồ Histogram
Hình 4.1: Đồ thị Histogram của nghiên cứu.
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Dựa trên đồ thị trên ta thấy, giá trị trung bình Mean = 2.69E-15 gần bằng 0. Độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.987 gần bằng 1. Đường cong phân phối chuẩn có dạng hình chng, các giá trị phần lớn tập trung từ -2 đến 2 và phần lớn tập trung ở 0. Chính vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng phần dư đang có phân phối xấp xỉ chuẩn.
Hình 4.2: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa P-P Plot.
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Biểu đồ P-P Plot cũng là một dạng biểu đồ được sử dụng phổ biến giúp nhận diện sự vi phạm phần dư chuẩn hóa. Nhìn vào hình trên, các điểm phân vị trong phân phối chuẩn của phần dư tập trung quanh đường chéo nên phần dư có phân phối chuẩn.
4.2.5.2 Liên hệ truyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Giả định tiếp theo là giữa biến độc lập và biến phụ thuộc phải có mối liên hệ tuyến tính. Biểu đồ phân tán Scatter Plot giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đốn chuẩn hóa giúp chúng ta dị tìm xem dữ liệu hiện tại có vi phạm giả định liên hệ tuyến tính hay khơng. Nếu phần dư chuẩn hóa phân bổ ngẫu nhiên xung quanh tung độ 0 và hình dạng tạo thành một đường thẳng, chúng ta có thể kết luận giả định quan hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.
Hình 4.3: Đồ thị phân tán Scatter Plot.
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Theo biểu đồ trên thì phần dư chuẩn hóa phân bổ ngẫu nhiên xung quanh tung độ 0 và hình dạng tạo thành một đường thẳng, chúng ta có thể kết luận giả định
4.2.6 Bàn luận kết quả nghiên cứu.
Nhân tố Đánh giá rủi ro (DGRR): ảnh hưởng mạnh nhất đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với hệ số β3 = 0.507 và đúng với giả thiết H2 của tác giả. Điều này cũng đúng với thực tế vì đối với một doanh nghiệp bảo hiểm thì đánh giá xem rủi ro có thể xem là “mạng sống”. Bởi vì, chúng ta đều biết là doanh nghiệp bảo hiểm “kinh doanh trên rủi ro” thì việc đánh giá rủi ro có thể giúp doanh nghiệp bảo hiểm né được những hợp đồng có rủi ro cao, hoạt động trong doanh nghiệp được kiểm soát tốt hơn…Trong bối cảnh hiện tại, tội phạm ngày cang tinh vi hơn, sẽ có mn ngàn vạn trạng hình thức lừa đảo chiếm đoạt phí bảo hiểm, lừa doanh nghiệp bảo hiểm để lấy tiền bồi thường…thì đánh giá rủi ro càng phải được chú trọng. Kết luận này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trương Khánh Phương (2019).
Nhân tố Hoạt động kiểm soát (HDKS): ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số β5
= 0.427 và đúng với giả thiết H3. Muốn phát huy được tính hữu hiệu của HTKSNB thì phải có sự hiện diện mọi lúc, mọi nơi của hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp. Nhất là trong doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay, hoạt động kiểm soát rất được chú trọng. Các công ty hiện nay đã bắt đầu xây dựng các quy chế hoạt động, hướng dẫn kiểm soát... Kết luận này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Stephen Amponsah, Kofi Osei Adu và Anthony Amissah (2015).
Nhân tố Thông tin truyền thông: ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số β2 =
0.302. Đồng thời giả thiết kiểm định H4 của tác giả là đúng. Có thể thấy, khi doanh nghiệp đã xây dựng được một hệ thống kiểm sốt nội bộ mà khơng tổ chức đào tạo, thông báo các nguyên tắc, quy định đến mọi nhân viên thực hiện thì cũng sẽ khơng đạt được kết quả mong muốn. Thực tế cho thấy, bên cạnh việc triển khai các hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro tốt thì nhân tố quan trọng tiếp theo phải xây dựng một hệ thống báo cáo. Hệ thống báo cáo phải thường xuyên cập nhật được tình trạng của HTKSNB cho các cấp lãnh đạo.
Điều đó sẽ làm gia tăng tính hữu hiệu của HTKSNB. Kết luận này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trương Khánh Phương (2019).
Nhân tố Mơi trường kiểm sốt: ảnh hưởng mạnh thứ tư với hệ số β1 = 0.275
và giả thiết H1 của tác giả là chính xác. Kết quả cho thấy mơi trường kiểm sốt chỉ ảnh hưởng tới tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đứng thứ 4 trong năm nhân tố. Thực tế cho thấy điều này là hợp lý bởi vì các nhân tố như đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông hoạt động trong môi trường kiểm sốt. Mơi trường kiểm sốt bao quanh và chính là cả doanh nghiệp. Lãnh đạo, nhân viên trong doanh nghiệp tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, quy định pháp luật, phân chia trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, ban quản trị chú trọng đến đào tạo nâng cao năng lực nhân viên sẽ làm nền tảng để HTKSNB đạt được tính hữu hiệu. Đồng thời, kết luận này cũng phù hợp với nghiên cứu của Siyanbola Trimisiu Tunji, Oyebamiji Taofeek Adewale, Ibrahim John (2016)
Nhân tố Giám sát: ảnh hưởng yếu nhất trong năm nhân tố được phân tích với
hệ số β4 = 0.214 và giả thiết H5 của tác giả là đúng. Tuy là ảnh hưởng yếu nhất nhưng cũng khơng thể phủ nhận được vai trị của Giám sát trong tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Việc giám sát phải được làm thường xuyên, định kỳ và ở mọi hoạt động trong doanh nghiệp thì mới phát huy được hết vai trò của nhân tố này. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trong đề tài của Vũ Phan Bảo Uyên (2011).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Từ kết quả nghiên cứu của chương 4 chúng ta đã rút ra được kết luận là mơ hình, các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này đều đó ý nghĩa. Năm nhân tố được đưa ra trong mơ hình nghiên cứu có tác động tới tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và thứ tự mức độ tác động từ cao đến thấp của các nhân tố được sắp xếp như sau: đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm sốt; thơng tin và truyền thơng; mơi trường kiểm soát và giám sát.
Từ kết quả trên, chúng ta sẽ rút ra được định hướng, giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB trong trong các DN BHPNT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận.
Theo kết quả nghiên cứu, các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh được xác định như sau:
5.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. BHPNT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu đã xác định được 05 nhân tố tác động đên tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh như sau:
- Nhân tố đánh giá rủi ro: xác định mục tiêu, lập kế hoạch và đựa ra quy trình hoạt động trong doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng các chỉ tiêu đánh giá rủi ro, định kỳ tổ chức đánh giá theo các chỉ tiêu đã đề ra, khuyến khích nhân viên chủ động phát hiện rủi ro.
- Nhân tố hoạt động kiểm soát: doanh nghiệp tổ chức nhân diện, kiểm soát rủi ro trong các hoạt động hằng ngày, phân công công việc tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, kiểm tra chéo, tuân thủ nguyên tắc ủy quyền, phê chuẩn.
- Nhân tố thông tin truyền thông: thông tin phải được cung cấp thường xuyên và chính xác cho ban lãnh đạo, phải tổ chức các buổi tập huấn cho toán thể nhân viên nắm được các nội quy, chuẩn mực của tổ chức, đảm bảo thông tin được cung cấp kịp thời, ngăn chặn sự rò rỉ thơng tin nội bộ ra bên ngồi bằng xách xây dựng hệ thống bảo vệ truy cập vào hệ thống như camera, tường lửa…Đồng thời đảm bảo hệ thống khắc phục sự cố mất thông tin, xập hệ thống.
- Nhân tố mơi trường kiểm sốt: tính trung thực, tn thủ pháp luật của ban lãnh đạo, chính sách tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới của doanh nghiệp, xây dựng các quy chuẩn và làm việc theo những quy chuẩn đã đề ra.
- Nhân tố Giám sát: giám sát định kỳ các bộ phận, các hoạt động trong doanh nghiệp, thuê kiểm toán độc lập để soát xét các hoạt động trong doanh nghiệp.
5.1.2 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Với 05 nhân tố cùng 23 tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh được sắp xếp giảm dần như sau:
Bảng 5.1: Thứ tự mức độ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT trên đại bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Nhân tố Mức độ ảnh hưởng (β) Thứ tự ảnh hưởng
Tiêu chí đo lường
Đánh giá rủi
ro
0.507 Thứ nhất
Xây dựng mục tiêu, có kế hoạch và quy trình đánh giá rủi ro.
Ban lãnh đạo khuyến khích nhân viện chủ động phát hiện rủi ro.
Xây dụng các tiêu chuẩn để đánh giá rủi ro Định kỳ tổ chức đánh giá rủi ro theo các tiêu chuẩn đề ra. Hoạt động kiểm soát 0.427
Thứ hai Soát xét ban lãnh đạo trong các hoạt động. Xây dựng các hoạt động kiểm sốt và quy trình ứng phó rủi ro.
Phân cơng, phân nhiệm.
Thông tin truyền
thông
0.302 Thứ ba
Thông tin được cung cấp thường xuyên và chính xác cho ban lãnh đạo.
Đảm bảo các nhân viên đều nắm rõ các nội quy, chuẩn mực của doanh nghiệp.
Quy định rõ ràng quyền truy cập, sử dụng thông tin.
thông tin trái phép
Xây dựng các kế hoạch, hệ thống khôi phục dữ liệu khi sự cố xảy ra
Mơi trường
kiểm sốt
0.275 Thứ tư
Ban lãnh đạo đề cao tính trung thực, tuân thủ pháp luật.
Ban lãnh đạo hiểu rõ tầm quan trọng của Ban kiểm soát.
Chú trọng đào tạo nâng cao năng lực của Ban kiểm sốt
Có chính sách, tiêu chí tuyển dụng, đánh giá nhân viên, đề bạt, lương thưởng đúng với năng lực nhân viên.
Xây dựng chính sách khen thưởng, xử phạt nhân viên.
Phân chia quyền hạn, trách nhiệm của các nhân viên.
Xây dụng quy trình làm việc chuẩn và làm việc dựa trên quy trình đó.
Giám
sát 0.214 Thứ năm
Kiểm tra chéo.
Ban kiểm soát của doanh nghiệp định kỳ kiểm tra. Thuê kiểm toán độc lập.
5.2 Kiến nghị.
Để nâng cao được tính hữu hiệu của HTKSNB thì các DN BHPNT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh phải hiểu rõ những nhân tố nào và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố? Những nhân tố đó có mức độ ảnh hưởng cao thì doanh nghiệp tập trung xem xét lại tình hình thực tế của doanh nghiệp mình đã thực hiện tốt hay khơng? Từ đó lập và thực hiện những thay đổi để nâng cao sự tính hữu hiệu của HTKSNB.
hữu hiệu của HTKSNB. Bởi vì, một HTKSNB theo COSO (2013) phải đầy đủ 05 yếu tố và các yếu tố có vai trị riêng trên thực tế.
Trên cơ sở đó, tác giả dựa vào kết quả nghiên cứu này mà đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh như sau:
5.2.1 Kiến nghị đối với hoạt động đánh giá rủi ro.
Nhân tố đánh giá rủi ro có mức ảnh hưởng cao nhất đối với tính hữu hiệu của