TT Đơn vị khảo sát Số phiếu khảo sát định lượng Ghi chú SL Tỉ lệ (%) 1 Doanh nghiệp DN BHPNT 190 80.85% Khảo sát lãnh đạo DN và trưởng, nhân viên các bộ phận, chi nhánh,
2 Cơng ty kiểm tốn 10 4.25% Kiểm toán độc lập và tư vấn thuế
3 DN tác giả công tác 35 14.90%
Khảo sát lãnh đạo DN và trưởng, nhân viên các bộ phận
Tổng cộng 235 100%
3.3.3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu.
Thu thập khảo sát và làm sạch các khảo sát. Tác giả tập hợp dữ liệu và xử lý dữ liệu thô trên excel. Tác giả thống kê kết quả ghi nhận từ các phiếu trả lời, đối với những phiếu trả lời có câu hỏi bị bỏ sót mà người được khảo sát không chọn. Để đảm bảo tính hợp lý của kết quả thì tác giả sẽ đánh câu trả lời đó ở mức độ “3- Trung bình”. Dữ liệu sau khi đã được xử lý thơ thì sẽ được phân tích trên phần mềm SPSS 25.0.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 tác giả đã nếu ra mơ hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu. Từ đó, tác giả triển khai nghiên cứu của mình thơng qua nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Q trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước như khảo lược các nghiên cứu trước cùng lý thuyết COSO (2013) để xây dựng mơ hình, thang đo; tiến hành phỏng vấn chuyên gia để điều chỉnh các biến quan sát; sau đó thực hiện khảo sát thông qua bảng khảo sát đã điều chỉnh để thu thập số liệu phục vụ phân tích định lượng; tác giả kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích khám phá nhân tố, chạy mơ hình hồi quy cùng các giả thuyết của mơ hình nhằm tìm ra mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DN BHPNT
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Giới thiệu tổng quan về các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Theo số liệu của Bộ tài chính – Cục giám sát bảo hiểm, hiện tại đã có 31 công ty kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ với số vốn điều lệ các thấp nhất là 300 tỷ đồng tới lớn nhất là 2600 tỷ đồng có mặt trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo thường niên Bảo hiểm phi nhân thọ của Bộ Tài Chính tại hội nghị thường niên thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2019 cho biết, năm 2018 có 17/31 doanh nghiệp bảo hiểm PNT lãi về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Năm 2018, toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt lợi nhuận lên tới 2.161 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2017. Sang sáu tháng đầu năm 2019, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), tổng tài sản các DNBH PNT ước đạt 423.423 tỷ đồng; các DNBH PNT đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 342.869 tỷ đồng; tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt 71.147 tỷ đồng; chi trả quyền lợi bảo hiểm đạt 18.653 tỷ đồng.
Để đạt được những thành quả như trên, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay đang chú trọng vào sự đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, đáp ứng sự phát trển của kinh tế xã hội, nhu cầu đa dạng, phong phú của con người. Các sản phẩm phi nhân thọ rất đa dạng chủ yếu tập trung ba nhóm chính là bảo hiểm tài sản, con người, trách nhiệm dân sự.
Không thể phủ nhận lợi ích mang lại của bảo hiểm phi nhân thọ và sự lớn mạnh nhanh chóng của ngành. Nhưng ngành bảo hiểm cũng có những đặc điểm riêng biệt. Vì vậy nhà nước ta cũng đã có sự quan tâm, hoàn thiện cơ chế quản lý ngành bảo hiểm Việt Nam. Năm 2000, Quốc hội đã ban hành luật kinh doanh bảo hiểm, đánh dấu sự quản lý nhà nước đối với ngành bảo hiểm. Từ năm 2000 đến này, đã có 14 văn bản luật, nghị định, thông tư được ban hành. Các văn nghị định, thông tư được ban hành nhằm chuẩn hóa hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm hiện
nay, tiến tới hoàn thiện quy trình giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm.
4.2 Kết quả nghiên cứu. 4.2.1 Thống kê mô tả.
Thống kê mô tả miêu tả khái quát về đặc điểm của mẫu đang điều tra. Tác giả đã thu thập được 225 mẫu, trong đó thì 195 mẫu đạt yêu cầu. Số mẫu này được tác giả tiến hành nhập liệu trên excel trước khi nhập vào SPSS 25.0 để xử lý số liệu. Kết quả thống kê mẫu như sau:
Về vị trí cơng tác: 6 người là kiểm toán viên, 25 người là chuyên viên
phòng bồi thường, 40 nhân viên phòng kinh doanh bảo hiểm, 23 người là thẩm định viên (phí bảo hiểm), 6 người trong ban kiểm sốt, 94 kế tốn.
Hình 4.1: Phần trăm phản hồi theo vị trí cơng tác.
Về trình độ: có 2 người tham gia khảo sát có trình độ cao đẳng, 8 người có
Về loại hình doanh nghiệp: có 23 người tham gia khảo sát làm trong các doanh nghiệp nhà nước, 62 người làm trong các doanh nghiệp TNHH có vốn đầu tư nước ngồi, 103 người làm trong các cơng ty cổ phần và cuối cùng có 06 người làm trong các loại hình cơng ty khác.
Hình 4.3: Phần trăm phản hồi theo loại hình doanh nghiệp.
Về vốn điều lệ của các doanh nghiệp có nhân viên được khảo sát: có 87
người tham gia khảo sát đang làm việc cho các doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 500 tỷ VND, 72 người tham gia khảo sát đang làm việc cho các doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng đến 1000 tỷ đồng, còn lại là 35 người tham gia khảo sát đang làm việc cho các doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 1000 tỷ VND.
4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha là công cụ giúp kiểm tra xem các biến quan sát có đáng tin cậy hay khơng? Nó phản ánh mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố.
Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:
- Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì biến đó khơng đạt yêu cầu (Nunnally, L, 1978).
- Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Dựa trên thông tin trên, tác giả thực hiện đánh giá thang đo dựa theo tiêu chí: - Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3.
- Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6.
4.2.2.1 Cronbach’s Alpha biến độc lập.