Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại tp hồ chí minh (Trang 28 - 40)

Chất lượng của bản thân các chuẩn mực mới

Hệ thống chính trị - pháp luật của từng quốc gia

Các yếu tố khác tác động đến CLTT trên báo cáo tài chính (Sự phát triển của thị trường tài chính, Cấu trúc vốn, Cơ cấu sở hữu, Hệ thống thuế)

CLTTKT trên BCTC

STT Tác giả Nghiên cứu Kết quả nghiên cứu CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

1. Ball và cộng sự (2000)

The effect of international institutional factors on properties of accounting earnings. Tạm dịch: Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế quốc tế đến đặc tính của lợi nhuận kế tốn.

Ball và cộng sự (2000) cho thấy rằng các quốc gia mà hệ thống pháp lý ở đó hướng đến bảo vệ các cổ đơng thì CLTTKT sẽ tốt hơn; tiếp đó, các quốc gia mà luật pháp ít hướng tới việc bảo vệ các bên liên quan thì CLTTKT ở quốc gia đó cũng giảm xuống.

2. Hongjiang Xu (2003)

Critical success factors for accounting information systems data quality. Tạm dịch: Yếu tố thành công quan trọng cho HTTTKT chất lượng dữ liệu

Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo CLTT trong AIS là: cam kết nhà quản lý, giáo dục và đào tạo, và bản chất của các HTTTKT. Tiếp đó, các tác giả này xác định chất lượng của TTKT có thể được đánh giá bằng bốn thuộc tính gồm tính chính xác, kịp thời, đầy đủ và nhất quán, đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vấn đề tổ chức, hệ thống và vấn đề con người là quan trọng để xác định CLTTKT.

Matovu (2005) information and performance of Small and Medium Enterprises (SMEs). Tạm dịch: Nhận thức về CLTTKT và hiệu suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

cực đáng kể giữa CLTTKT và hiệu quả hoạt động của các DNNVV. Từ đó tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao CLTTKT (mức độ liên quan, chính xác, dễ hiểu và độ tin cậy), từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này.

4. Ahmad Al-Hiyari và cộng sự (2013)

Factors that Affect Accounting Information System Implementation and Accounting Information Quality: A Survey in University Utara Malaysia. Tạm dịch: Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT và CLTTKT: Khảo sát tại Đại học Utara Malaysia.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cam kết quản lý, chất lượng dữ liệu kế toán đến CLTTKT khơng có mối quan hệ, nguyên nhân được giải thích rằng doanh nghiệp có thể kiểm soát, quản lý để có được dữ liệu kế tốn có chất lượng cao và điều này liên quan đến hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp.

5. Hongjiang Xu (2015)

What Are the Most Important Factors for Accounting Information Quality and Their Impact on AIS Data Quality Outcomes?. Tạm dịch: Các yếu tố quan trọng nhất cho CLTTKT vă tác động của

Kết quả cho thấy ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến CLTT của HTTTKT là cam kết quản lý, bản chất của HTTTKT (như sự phù hợp của hệ thống) và kiểm soát chất lượng dữ liệu đầu vào

chúng lên chất lượng thơng tin AIS là gì? 6. Hassan, E., Yusof,

Z. M., & Ahmad, K. (2018)

Determinant Factors of Information Quality in the Malaysian Public Sector. Tạm dịch: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trong các tổ chức công cộng ở Malaysia

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 10 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin gồm: (1) cam kết quản lý cao nhất, (2) chính sách, (3) đào tạo, (4) quản lý hồ sơ và thông tin, (5) sự tham gia của nhân viên, (6) cải tiến liên tục, (7) làm việc theo nhóm, (8) tập trung vào khách hàng, (9) đổi mới, (10) quản lý nhà cung cấp thông tin. Nghiên cứu này cũng đề xuất rằng lãnh đạo tổ chức nên ưu tiên mười yếu tố đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin để quản lý chất lượng thơng tin, từ đó nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công.

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

1. Nguyễn Bích Liên (2012)

Xác định; kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng CLTTKT trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Qua nghiên cứu, tác giả đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT gồm: Năng lực Ban quản lý và kiến thức nhà tư vấn triển khai ERP; Phương pháp, kinh nghiệm của các nhà

tư vấn triển khai và chất lượng dữ liệu; Chất lượng phần mềm ERP; Thử nghiệm hệ thống và huấn luyện nhân viên; Đảm bảo hệ thống ERP tin cậy; Chính sách nhân sự và quản lý thông tin cá nhân.

2. Nguyễn Xuân Hưng và cộng sự (2016)

Tác động của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến tính thích đáng của CLTTKT trên BCTC.

Tác giả xác định có mối quan hệ tác động của các nhân tố như: Áp lực về thuế, niêm yết chứng khoán và kiểm tốn độc lập đến tính thích đáng của CLTTKT trên BCTC.

3. Trát Minh Toàn (2016)

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chịu sự tác động của các nhân tố như: Chính sách kế tốn áp dụng tại đơn vị; Cơ chế tài chính áp dụng tại đơn vị, khả năng kế toán viên tại trường; Thanh tra, giám sát; Nhận thức của nhà quản lý.

Châu (2016) BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn TP.HCM.

giáo dục công lập trên địa bàn TP.HCM chịu tác động của các nhân tố như: Môi trường kinh tế; Môi trường pháp lý; Mơi trường văn hóa; Mơi trường chính trị; HTTTKT của đơn vị; Khả năng của nhà quản lý; Trình độ NVKT 5. Trần Mỹ Ngọc

(2017)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre.

Chất lượng thông tin BCTC phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre chịu tác động của các nhân tố như: Mơi trường chính trị; Mơi trường pháp lý; Môi trường kinh tế; Mơi trường văn hóa; Mơi trường giáo dục; Đào tạo bồi dưỡng nhân viên; HTTTKT 6. Đỗ Thị Hải Yến

(2017)

Các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC hợp nhất của các công ty niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh.

CLTTKT trên BCTC hợp nhất của các công ty niêm yết tại TP.HCM chịu tác động của các nhân tố như: Việc trình bày và lập BCTC hợp nhất; Rủi ro kiểm toán trên BCTC hợp nhất của công ty kiểm tốn với cơng ty niêm yết; Môi trường pháp lý; Nhà quản trị cơng ty, Trình độ NVKT, Chất lượng hệ thống kiểm

soát nội bộ, Sự khác biệt giữa kỳ kế tốn cơng ty mẹ và công ty con.

7. Nguyễn Thanh Hiếu và cộng sự (2018)

Phân tích yếu tố quyết định đến CLTTKT.

Yếu tố quyết định đến CLTTKT gồm: Chất lượng của bản thân các chuẩn mực mới, Hệ thống chính trị - pháp luật của từng quốc gia, Các yếu tố khác tác động đến CLTT trên BCTC (Sự phát triển của thị trường tài chính, Cấu trúc vốn, Cơ cấu sở hữu, Hệ thống thuế).

Với các nghiên cứu nước ngồi thì đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC được nhiều tác giả nghiên cứu. Một số tác giả lựa chọn nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu định tính từ đó giúp xác định các nhân tố cũng như kiểm định giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng từ đó kiểm định nhân tố, đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng BCTC. Và cũng có nghiên cứu lựa chọn thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, một mặt góp phần nhận định các nhân tố ảnh hưởng, mặt khác đo lường được mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin BCTC. Kết quả của những nghiên cứu này là căn cứ quan trọng về hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến chất lượng thơng tin BCTC, về mơ hình và nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC. Tuy nhiên việc vận dụng một cách rập khuôn kết quả của những nghiên cứu này vào điều kiện Việt Nam nói chung và vào các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM là không phù hợp, bởi ở những phạm vi nghiên cứu khác nhau có những đặc điểm khác nhau về kinh tế, pháp luật khác nhau, do đó kết quả nghiên cứu có thể là phù hợp ở phạm vi nghiên cứu này, nhưng không phù hợp ở phạm vi nghiên cứu khác.

Vì mức độ quan trọng của chất lượng thông tin BCTC mà nhiều nghiên cứu ở Việt Nam lựa chọn đề tài về chất lượng thông tin BCTC để thực hiện nghiên cứu. Mỗi nghiên cứu khác nhau lại có cách tiếp cận khác nhau, phạm vi tiếp cận cũng như phương pháp nghiên cứu khác nhau đối với vấn đề nghiên cứu. Qua nghiên cứu, các đề tài này cũng góp phần trình bày hệ thống cơ sở lý thuyết về chất lượng BCTC, về mơ hình các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng BCTC, đây là những căn cứ quan trọng để thực hiện những nghiên cứu sau này về chất lượng BCTC.

Mặc dù nghiên cứu của một số tác giả trong nước có lựa chọn nghiên cứu về chất lượng BCTC trong khu vực công lập như nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016) nghiên cứu trên phạm vi các ĐVSNCL trên địa bàn TP.HCM , hay Trần Mỹ Ngọc (2017) nghiên cứu trên phạm vi là các đơn vị phường/xã trên địa bàn

huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, nhưng theo tìm hiểu của tác giả thì chưa có nghiên cứu nào lựa chọn thực hiện nghiên cứu ở các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM.

Trên quan điểm kế thừa và phát triển những nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM” vẫn chưa được tác giả nào lựa chọn nghiên cứu, tác giả sẽ nghiên cứu đề tài này bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó nghiên cứu định tính sẽ giúp xây dựng các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập tại TP.HCM, và tiếp theo đó bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, đề tài này sẽ kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đồng thời xác định, đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 tác giả trình bày hệ thống các nghiên cứu trước trong nước và ngồi nước có liên quan đến đề tài về CLTTKT. Cụ thể trước hết tác giả trình bày một số các nghiên cứu nước ngồi, tiếp đó trình bày một số nghiên cứu trong nước tiêu biểu. Qua quá trình trình bày các nghiên cứu, tác giả rút ra một số các nhận xét liên quan đến tình hình nghiên cứu về CLTTKT, từ đó xác định khe hổng nghiên cứu của đề tài. Chương này là căn cứ quan trọng để xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất, đồng thời là cơ sở để thực hiện các chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan về chất lượng thơng tin kế tốn

2.1.1 Thơng tin kế tốn

Theo tác giả Đồn Phan Tân (2001), “thơng tin là khái niệm cơ bản của khoa học cũng là khái niệm trung tâm xã hội trong thời đại chúng ta. Mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thơng tin nào đó”. Theo đó, thơng tin có vai trị rất quan trọng đối với các tổ chức, cá nhân trong thời đại ngày nay. Ngồi ra, nói đến khái niệm về thơng tin thì có rất nhiều quan điểm khác nhau, tùy theo mỗi góc độ mà thơng tin được định nghĩa khác nhau:

Theo từ điển Oxford English Dictionary: “thông tin là điều mà người ta

đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức”.

Theo quan điểm kinh tế học: Thông tin là thứ con người thu nhận được từ

dữ liệu và xử lý chúng nhằm tạo ra sự hiểu biết, các tri thức, được đánh giá là có ích phục vụ cho việc ra quyết định. Dữ liệu: là những con số, hình ảnh hay quan sát về một sự kiện hoặc hoạt động nào đó cịn ở hình thức lộn xộn, chưa có ý nghĩa phù hợp với người sử dụng.

Theo Collier (2006) TTKT được định nghĩa là phương tiện đo lường và truyền đạt các sự kiện kinh tế. Có hai loại TTKT: TTKT quản trị và TTKT tài chính.

+ TTKT tài chính là thơng tin từ BCTC như báo cáo kết quả hoạt động tài chính, báo cáo tình hình tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu hoặc tài sản rịng, chính sách kế toán và ghi chú BCTC (IPSAS 1, 2006). Các báo cáo này chứa thông tin về tài sản, trách nhiệm pháp lý, tài sản ròng/vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí và dịng tiền (IPSAS 1, 2006). Do đó, BCTC mơ tả thông tin về nguồn vốn, phân bổ - bao gồm việc sử dụng tài chính, khả năng của một tổ chức để tài trợ cho hoạt động cũng như đáp ứng các khoản nợ của họ, cùng với cách tổ chức tài trợ các hoạt động và đáp ứng các yêu cầu tiền mặt của nó (IPSAS 1, 2006). Tóm lại, thơng tin tài chính là thơng tin được thiết kế chủ yếu để hỗ trợ người dùng bên ngoài (Collier, 2006).

+ Mặt khác, TTKT quản trị được cung cấp trong một tổ chức như một phương tiện để hỗ trợ người dùng nội bộ thích ứng với hoạt động của họ để họ có thể tiếp tục đạt được mục tiêu của họ trước những thay đổi về môi trường và nội bộ doanh nghiệp (Otley, Emmanuel, & Merchant, 1995; Drury, 1996). Chức năng chính của TTKT quản trị phát sinh từ ngân sách và các báo cáo quản trị khác, giúp cho việc ra quyết định quản lý liên quan đến tương lai của tổ chức và kiểm soát việc thực hiện các quyết định mà họ đưa ra để tối đa hóa lợi ích tài chính (Otley, Emmanuel, & Merchant, 1995).

TTKT là thông tin được cung cấp bởi kế tốn và hệ thống kế tốn. Thơng tin này thường được trình bày trong BCTC như báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. TTKT báo hiệu rằng các quyết định là cần thiết, và cung cấp thơng tin hữu ích để đưa ra quyết định (Gibson 1963 được trích dẫn trong Thomas & Evanson 1987).

TTKT được trình bày trong BCTC giúp đưa ra quyết định dựa trên các thông tin được cung cấp và khi nào tiền đã được chi tiêu hoặc kiếm được, những cam kết đã được thực hiện và giúp dự đoán các tác động trong tương lai của quyết định (Hongren và cộng sự, 1996).

2.1.2 Chất lượng thông tin

- Theo Oxford Advanced Learning’s Dictionary, 8th Edition thì khái niệm chất lượng được hiểu là: “Chất lượng là những tiêu chuẩn (đặc tính) về một cái gì đó khi nó được dùng để so sánh với những thứ khác giống như nó, để biết được nó tốt hay xấu”.

- Theo tiêu chuẩn số 8402-86, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO và tiêu chuẩn số TCVN 5814-94 Tiêu chuẩn Việt Nam thì “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể, đối tượng; tạo cho chúng khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”.

Theo ISO 9000:2005 thì “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các u cầu”.

Có nhiều quan điểm và tiêu chuẩn khác nhau về CLTT. Theo Wang và cộng sự năm 1998 “CLTT có thể định nghĩa là thơng tin phù hợp cho việc sử dụng của

người sử dụng thông tin” (Wang et al., 1998). Được xem quan điểm phổ biến nhất về CLTT vì chúng xuất phát từ các nghiên cứu có tính kinh điển về chất lượng của Deming năm 1986, Juran and Gryna năml988, Figenbaum 1991 (Khalil et al.,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại tp hồ chí minh (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)