CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3 Các lý thuyết nền liên quan đếnCLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn
Trong phần này, tác giả trình bày một số các lý thuyết nền liên quan đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập gồm: Lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết ủy quyền, lý thuyết thơng tin hữu ích.
2.3.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Năm 1970, những nhà khoa học George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz lần đầu tiên đưa ra lý thuyết thông tin bất cân xứng. Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thơng tin hơn bên đối tác hoặc có thơng tin nhưng thơng tin khơng chính xác và hậu quả của việc này khiến cho bên có ít thơng tin đưa ra những quyết định khơng chính xác, đồng thời bên có nhiều thơng tin sẽ có điều kiện để thực hiện những hành vi gây bất lợi cho bên kia liên quan đến thông tin nhiều hơn mà họ có được.
Lý thuyết này nhằm giải thích sự tác động của các nhân tố mơi trường pháp lý đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM. Điều này được giải thích rằng BCTC kém chất lượng mà đặc biệt là thiếu hay sai lệch các thông tin trọng yếu sẽ dẫn tới những hạn chế trong giám sát của nhà nước trong hoạt động của đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập nói chung và TP.HCM nói riêng, hạn chế này cũng dẫn đến các rủi ro đạo đức ở chủ thể kinh tế được nhà nước ủy thác thực hiện các nhiệm vụ bằng ngân sách nhà nước, sử dụng lãng phí, kém hiệu quả ngân sách nhà nước.
2.3.2 Lý thuyết ủy quyền
Theo Jensen và cộng sự (1976) xác định mối quan hệ đại diện (quan hệ ủy thác) như là quan hệ hợp đồng theo đó, một bên là ủy quyền (như Quốc hội, chính quyền, quan chức cấp cao) thực hiện việc bổ nhiệm, chỉ định cho một bên là đại diện (thủ trưởng đơn vị, chính quyền và quan chức cấp thấp) nhằm thực hiện việc quản lý trong đó bao gồm cả quyền ra quyết định.
Dựa vào quyền lực và sự chi phối của mình, bên ủy quyền luôn muốn bên đại diện cơng bố thơng tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính, tình hình lưu chuyển tiền tệ một cách rõ ràng, minh bạch nhất để đánh giá hiệu quả quản lý, cũng như hiệu quả hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, do lợi ích và quyền lợi khác nhau mà nhà quản lý đơn vị sẽ cung cấp những thơng tin theo hướng có lợi cho chính họ và đơi khi đó là những thơng tin kém chất lượng.
kết của nhà quản lý đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM.
2.3.3 Lý thuyết thơng tin hữu ích
Lý thuyết thơng tin hữu ích nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản của BCTC là cung cấp thơng tin hữu ích và thích hợp cho các đối tượng sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Lý thuyết thơng tin hữu ích cũng đề cập đến khái niệm cân bằng lợi ích - chi phí, là một khía cạnh quan trọng cần quan tâm khi thiết lập các chuẩn mực (Godfrey et al, 2003). Việc thiết lập các chuẩn mực kế toán mà đặc biệt là chuẩn mực BCTC liên quan đến việc lập và trình bày BCTC là rất cần thiết, từ đó góp phần nâng cao chất lượng BCTC, nâng cao hiệu quả trong việc đưa ra các quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin BCTC.
Lý thuyết này đưa vào luận văn nhằm giải thích việc cung cấp các báo cáo tài chính chất lượng cho các đối tượng sử dụng thông tin là cần thiết, do đó các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM cần chú trọng đến trình độ NVKT, chất lượng dữ liệu, HTTTKT trong việc lập và trình bày BCTC, bởi những nhân tố này là đầu vào, là phương tiện và đối tượng thực hiện việc cung cấp các báo cáo cho đơn vị.
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế tốn trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập
2.4.1 Hệ thống thơng tin kế tốn
Có nhiều định nghĩa khác nhau về HTTTKT. Theo Siegel & Shim; Hall (1998) thì AIS được xem như một hệ thống con của hệ thống thơng tin quản lý, và chức năng chính của nó là xử lý giao dịch tài chính, cũng như các giao dịch phi tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến việc xử lý các giao dịch tài chính. AIS bao gồm bốn hệ thống con như: Hệ thống xử lý giao dịch, hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày trong toàn tổ chức; Hệ thống báo cáo tổng hợp/BCTC cho đơn vị, như báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thuế và các báo cáo khác theo yêu cầu của pháp luật; Hệ thống tài sản cố định xử lý các giao dịch liên quan đến việc mua lại, bảo trì và xử lý tài sản cố định và hệ thống báo cáo quản
trị cung cấp cho nhà quản lý đơn vị các báo cáo với mục đích đặc biệt và thơng tin cần thiết để ra quyết định, chẳng hạn như dự toán ngân sách và báo cáo trách nhiệm (Hall 1998). Theo Grande và cộng sự (2011) HTTTKT được định nghĩa là công cụ được thiết kế để giúp quản lý có thể kiểm sốt các vấn đề liên quan đến kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự tác động của AIS đến CLTTKT trên BCTC của đơn vị. Như Sajady và cộng sự (2008) nói rằng HTTTKT hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng BCTC. Hongjiang Xu (2003) hay Hongjiang Xu (2015) khi nghiên cứu về chất lượng thông tin BCTC đều cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tính hữu hiệu của HTTTKT với chất lượng BCTC. Kết quả nghiên của Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016) cũng cho thấy HTTTKT có ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lâp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể HTTTKT liên quan đến hệ thống phương tiện kỹ thuật; hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo kế tốn; hệ thống kiểm sốt có ảnh hưởng đến CLTT qua những đặc tính kịp thời, đầy đủ, chính xác của thơng tin. Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:
Giả thuyết H1: Hệ thống thơng tin kế tốn có ảnh hưởng cùng chiều đến CLTTKT trình bày trên báo cáo tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM.
2.4.2 Môi trường pháp lý
Khung pháp lý liên quan đến kế toán bao gồm: Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế tốn và các nghị định, thơng tư có liên quan. Hệ thống các văn bản pháp lý giúp cho các đơn vị định hướng cho công tác kế toán như tổ chức bộ máy kế tốn, xác định các thơng tin cần thu thập, cách thức xử lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng. Tại Việt Nam, việc tổ chức công tác kế tốn của đơn vị sự nghiệp có thu phải tn thủ theo hệ thống các quy định do Nhà nước ban hành bao gồm Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, Chế độ Kế toán hành chính sự nghiệp, cơ chế quản lý tài chính, mục lục ngân sách nhà nước và các nghị định, thông tư hướng dẫn có liên quan.
Luật Ngân sách nhà nước: Luật Ngân sách nhà nước luật số 83/2015/QH13, được Quốc hội ban hành ngày 25/06/2015, quy định về lập, chấp hành, quyết toán, kiểm toán và giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. Theo điều 13 của luật này về kế toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước thì các khoản thu, chi từ ngân sách nhà nước phải được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời và đúng chế độ; kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước phải được thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán nhà nước, mục lục ngân sách nhà nước và quy định của Luật này. Đồng thời theo điều 63 của luật ngân sách nhà nước, quyết tốn ngân sách nhà nước thì các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước phải được tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán ngân sách nhà nước theo đúng chế độ kế toán nhà nước và quy định của Luật này.
Luật kế toán: Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 quy định về
nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
Chế độ kế tốn HCSN: Thơng tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế
tốn hành chính, sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ban hành ngày 10/10/2017. Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn danh mục biểu mẫu, phương pháp lập chứng từ kế toán bắt buộc; danh mục hệ thống tài khoản, phương pháp hạch toán tài khoản kế toán; danh mục mẫu sổ và phương pháp lập sổ kế toán; danh mục mẫu báo cáo và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn ngân sách của các đơn vị được quy định trong thông tư này.
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu thơng tin kế tốn có chất lượng cho các đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt là các đối tượng sử dụng bên ngoài, yêu cầu đơn vị khi lập và trình bày thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định hệ thống pháp luật có liên quan.
“Các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục cơng lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” cũng cho thấy mơi trường pháp lý là một trong những nhân tố tác động đến chất lượng thông tin trên BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn TP.HCM. Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:
Giả thuyết H2: Mơi trường pháp lý có ảnh hưởng cùng chiều đến CLTTKT
trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập tại TP.HCM.
2.4.3 Trình độ nhân viên kế toán
Barney và Wright (1998) chỉ ra rằng nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh bền vững nhất của tổ chức. Bên cạnh đó, Luna-Arocas và Camps (2012) cho rằng nguồn nhân lực ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức. NVKT là một phần quan trọng của HTTTKT khi họ tham gia vào việc nhập dữ liệu, xử lý và tạo ra các báo cáo, thông tin cho các đối tượng sử dụng. Theo nghiên cứu của ALshbiel và Al-Awaqleh (2011) mối quan hệ tích cực giữa trình độ NVKT và CLTTKT khi nghiên cứu trường hợp tại các bệnh viện ở Jordan, tác giả giải thích rằng nhân viên có trình độ, nhân viên được đào tạo để sử dụng HTTTKT là một vấn đề quan trọng để thực hiện HTTTKT thành cơng, từ đó cung cấp các TTKT chất lượng hơn.
Kết quả của một số nghiên cứu trong nước như nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hưng và cộng sự (2016) hay Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016) cũng cho thấy trình độ NVKT có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của đơn vị. Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:
Giả thuyết H3: Trình độ NVKT có ảnh hưởng cùng chiều đến CLTTKT
trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM.
2.4.4 Cam kết của nhà quản lý
Thong và cộng sự (1996) giải thích rằng khi các cam kết quản lý tăng hiệu quả HTTTKT được cải thiện, và hệ thống này cho ra các TTKT chất lượng. Thong và cộng sự (1996) cho rằng khi khơng có cam kết của nhà quản lý, khi đó họ khơng tham gia vào các khía cạnh của việc thực hiện cơng tác kế tốn tại đơn vị. Hongjiang Xu (2003) cho thấy rằng cam kết quản lý làm tăng CLTTKT bởi vì họ
cung cấp các nguồn lực cần thiết như thực hiện cơng tác kế tốn liên quan đến con người, thiết bị máy móc, tài chính,... Rahayu (2012) đã xem xét ảnh hưởng của cam kết quản lý và CLTTKT trên BCTC, ông thấy rằng cam kết quản lý có tác động đến CLTT, điều này được thể hiện thông qua việc nhà quản lý tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ NVKT và tài trợ cho phát triển nguồn lực nói chung và nguồn lực kế tốn nói riêng.
Nghiên cứu của các tác giả như Thong và Yap (1995); Igbaria và cộng sự (1997); Lertwongsatien và Wongpinunwatana (2003); Seyal và Abdul Rahman (2003) cũng cho thấy mối quan hệ giữa cam kết của nhà quản lý và TTKT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cam kết của nhà quản lý được định nghĩa là việc tham gia và hỗ trợ người khác đạt mục tiêu (Cooper, 2006). Cam kết của các nhà quản lý là một hình thức tham gia vào HTTTKT trong việc cho ra các TTKT, để liên kết sử dụng TTKT trong việc đạt mục tiêu và chiến lược của tổ chức (Jarvenpaa và Ives, 1991). Điều quan trọng trong cam kết nhà quản lý với CLTTKT là các nhà quản lý có thẩm quyền bố trí, sắp xếp nguồn lực cho việc tạo ra các TTKT chất lượng (de Guinea và cộng sự, 2005). Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:
Giả thuyết H4: Cam kết của nhà quản lý có ảnh hưởng cùng chiều đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM.
2.4.5 Cơ chế tài chính áp dụng tại đơn vị
Nghị định 16/2015/ NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 quy định chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các ĐVSNCL, theo đó cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính nhà nước nhằm tạo điều kiện cho cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ. Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính.
Cơ chế tự chủ áp dụng cho đơn vị sự nghiệp nhằm trao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hồn thành công việc được giao, từ đó phát huy được tính
chủ động sáng tạo và tiết kiệm cho đơn vị sự nghiệp nói chung và các cơ sở y tế cơng lập tại TP.HCM nói riêng. Theo Trát Minh Tồn (2016) căn cứ trên cơ chế tài chính áp dụng tại đơn vị, đơn vị cần thiết phải sử dụng những TTKT chất lượng, phản ánh chính xác tình trạng tài chính của đơn vị để phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong tài chính của đơn vị để từ đó lập kế hoạch hoạt động cho phù hợp. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Hưng và cộng sự (2016) với đề tài “Tác động của các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp đến tính thích đáng của chất lượng thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính” cũng cho thấy cơ chế tài chính áp dụng tại đơn vị ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC. Giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:
Giả thuyết H5: Cơ chế tài chính áp dụng tại đơn vị có ảnh hưởng cùng chiều
đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM.
2.4.6 Chất lượng dữ liệu
Theo Huang và cộng sự (1999) định nghĩa chung về chất lượng dữ liệu đó là dữ liệu phù hợp với nhu cầu của người sử dụng dữ liệu đó. Cũng theo tác giả này, thì dữ liệu có chất lượng thể hiện ở những đặc tính như: Độ chính xác, xảy ra khi giá trị được ghi là phù hợp với giá trị thực tế; Kịp thời, xảy ra khi giá trị ghi lại không lỗi thời; Đầy đủ, xảy ra khi tất cả các giá trị cho một biến nhất định được ghi lại, và tính nhất quán, xảy ra khi biểu diễn các giá trị dữ liệu, giống nhau trong mọi trường hợp.
Tất cả quá trình sản xuất dữ liệu (thu thập dữ liệu, lưu trữ dữ liệu và sử dụng dữ liệu) phải hoạt động đúng từ đó mới có thể cho ra thơng tin chất lượng (Lee và Strong, 2003). (Xu, 2009) điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến CLTTKT cho thấy việc kiểm soát chất lượng đầu vào là quan trọng đối với CLTTKT. Dữ liệu không