Phương pháp số liệu quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh (Trang 42)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Các phương pháp đo lường tính tuân thủ thuế của người nộp thuế

3.2.1. Phương pháp số liệu quản lý thuế

Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) chỉ ra rằng ‘‘phương pháp số liệu quản lý thuế là phương pháp phân tích thống kê trên cơ sở các số liệu về quản lý thuế của CQT“. Theo đó, CQT xây dựng các chỉ tiêu thống kê, đánh giá và phân tích số liệu thống kê đó trên cơ sở các số liệu báo cáo của CQT. Trên cơ sở số liệu về quản lý thuế, mức độ TTT thường được ước tính cho 3 giai đoạn chính hay cho những nội dung quản lý thuế chính (thu/nộp thuế, kê khai và tính thuế).

*Tuân thủ về kê khai thuế và thủ tục đăng ký thuế.

Mức độ tuân thủ về kê khai thuế và thủ tục đăng ký thuế thể hiện qua số liệu quản lý thuế chính là những chỉ tiêu định lượng đo lường mức độ TTT của NNT đã trình bày tại chỉ tiêu 2 đến chỉ tiêu 6.

Việc tuân thủ trong nộp tờ khai chỉ phản ánh một phần trong TTT mà chưa đo lường được chiều sâu về TTT.

*Tuân thủ về tính thuế

Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) cho thấy ‘‘nếu việc tuân thủ trong thủ tục kê khai về thuế chỉ là xem xét đến, số tờ khai nộp đúng hạn, số tờ khai đã được nộp cho cơ quan thuế thì tn thủ về tính thuế đề cập đến việc kê khai trung thực những căn cứ tính thuế“.

Số liệu quản lý thuế phản ánh mức độ tuân thủ về tính thuế được phân tích ở chỉ tiêu 7 và chỉ tiêu 8 đề cập phần trên. Tuân thủ trong kê khai được phát hiện trong quá trình quản lý kê khai và kiểm tra, thanh tra thuế.

Tuân thủ trong tính thuế là chỉ tiêu phản ánh mức độ TTT. Tuy nhiên, cách thức đo lường mức độ TTT có chính xác hay khơng cịn phụ thuộc nhiều vào những dữ liệu được sử dụng để ước tính doanh thu kê khai của NNT.

*Tuân thủ trong nộp thuế

Mức độ TTT phản ánh được việc nộp thuế đúng thời hạn theo quy định pháp luật. Những chỉ tiêu cụ thể sử dụng số liệu quản lý thuế để đo lường mức độ tuân thủ trong nộp thuế được trình bày tại chỉ tiêu 9, 10 và 11.

Cách tiếp cận dựa vào những số liệu về quản lý thuế khơng ước tính được hết mức độ thất thốt do thiếu thơng tin về diện chịu thuế tiềm năng hay khả năng tăng trưởng của diện chịu thuế. Tuy nhiên, cách này phản ánh được các ước tính thực tế tốt nhất mà CQT thực hiện. Do đó, nếu khơng dự báo số thu thường xun thì các số liệu về quản lý thuế sẽ là những thông tin duy nhất để xây dựng các kế hoạch về cưỡng chế tuân thủ.

Để xây dựng các chiến lược tuân thủ, các CQT ở các quốc gia phát triển thường áp dụng cả 2 phương thức tiếp cận trên để ước tính mức độ tuân thủ và không tuân thủ một số sắc thuế nhất định (như thuế GTGT và thuế TNDN).

Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện vì dựa trên cơ sở dữ liệu sẵn có của CQT. Trong khi đó, hạn chế của phương thức này là chỉ dựa trên dữ liệu sẵn có nên chưa phản ánh tổng thể và chính xác thực trạng tuân thủ của NNT.

3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát

CQT hay các nhà nghiên cứu về TTT có thể tự tiến hành hoặc phối hợp với các đơn vị, tổ chức khác thực hiện điều tra, khảo sát NNT về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

Ưu điểm của phương pháp này là tiếp cận được lượng lớn NNT và cho thấy trình độ hiểu biết, thái độ tuân thủ cũng như các vấn đề khó khăn của NNT để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, số liệu thu thập được cũng như độ tin cậy của những số liệu thu được qua điều tra, khảo sát phụ thuộc rất nhiều vào cách thức xây

dựng bảng hỏi và cách thức tổ chức khảo sát, phụ thuộc về mẫu được chọn để điều tra, khảo sát. Cụ thể như sau:

- Xây dựng bảng hỏi: Nhà nghiên cứu đặt ra những câu hỏi khảo sát. Bảng hỏi khảo sát có thể sử dụng câu hỏi đa lựa chọn hoặc dạng câu hỏi để người được khảo sát ghi ý kiến vào phiếu khảo sát. Tuy nhiên, dạng câu hỏi phù hợp nhất khi sử dụng bảng hỏi là câu hỏi đa lựa chọn .Thang điểm được lựa chọn nhiều là thang đo điểm 5 mức độ theo thang đo Likert. Các câu hỏi tập trung vào những chỉ tiêu đo lường mức độ TTT của NNT. Với bảng hỏi, nhà nghiên cứu có thể đánh giá ở mức độ nhất định cả các chỉ tiêu định lượng về TTT và tiêu chí định tính về TTT. Các câu hỏi có thể tìm hiểu thêm về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ TTT của NNT.

- Đối tượng được khảo sát là công chức thuế, các chuyên gia và chính NNT. Tuy nhiên, để đảm bảo phản ánh sát đúng thực tế, đối tượng được lựa chọn phải đảm bảo tính đại diện cho những nhóm khác nhau tùy theo những điều kiện nghiên cứu cụ thể.

- Mẫu khảo sát có số lượng càng lớn thì độ chính xác mang lại càng cao. Tuy nhiên tùy điều kiện cụ thể của nhà nghiên cứu mà xác định độ lớn mẫu cho phù hợp

- Cách thức tiến hành khảo sát: Tùy theo các đối tượng khảo sát và những điều kiện cụ thể mà bảng khảo sát có thể sử dụng là bản mềm gửi qua mail, phiếu in hoặc sử dụng công nghệ Survey Monkey để hỗ trợ.

- Tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả khảo sát: Tùy theo mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và các điều kiện cụ thể mà việc tổng hợp kết quả khảo sát được thực hiện bằng bảng tính excel, phần mềm SPSS hay tổng hợp trực tiếp trên công cụ hỗ trợ Survey Monkey. Trong trường hợp cần phân tích mối quan hệ giữa những biến khác nhau có mối liên hệ với các câu hỏi khảo sát thì phần mềm SPSS được lựa chọn nhiều nhất.

Để khảo sát thực tế, ngoài việc khảo sát bằng bảng hỏi, nhà nghiên cứu mức độ TTT của NNT có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Khi phỏng vấn trực tiếp, cần phải chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn và xây dựng kịch bản phỏng vấn cho những tình huống khác nhau có thể xảy ra khi phỏng vấn. Những câu hỏi

phỏng vấn cần tập trung vào đánh giá mức độ TTT của NNT và các yếu tố tác động đến mức độ TTT của NNT.

3.3. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3.3.1. Mơ hình nghiên cứu 3.3.1. Mơ hình nghiên cứu

Nhiều nhà nghiên cứu như Tadesse Engida & Goitom Abera., (2014); Bùi Ngọc Toản (2017), Lê Chí Cơng (2017)… đã chứng minh rằng các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT … khơng ổn định, nó có thể thay đổi theo bối cảnh và từng thị trường khác nhau thì khác nhau.

Hành vi TTT của NNT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể là: (i) thuế suất; (ii) tính đơn giản của việc kê khai thuế và (iii) cơng tác kiểm tra thuế có tác động thuận chiều đến hành vi TTT của doanh nghiệp (Lê Chí Cơng 2017), yếu tố đặc điểm của CQT, yếu tố pháp luật và chính sách về thuế, đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, đặc điểm ngành, yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội tác động đến hành vi TTT (Bùi Ngọc Toản 2017)... Do đó, để phù hợp với nội dung nghiên cứu đồng thời có ý nghĩa về mặt lý luận tác giả đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT được đề xuất dựa trên cơ sở các nghiên cứu của Schneider và Klinglmair (2004), Tadesse Engida & Goitom Abera., (2014); Bùi Ngọc Toản (2017), Lê Chí Cơng (2017)…gồm 7 yếu tố: (1) Thuế suất (TS); (2) Tính đơn giản của thủ tục kê khai (DG); (3) Niềm tin vào hoạt động của chi cục thuế (NT); (4) Tổ chức hoạt động nghiệp vụ của chi cục thuế (NV); (5) Tổ chức hoạt động kiểm tra (KT); (6) Hình thức cưỡng chế và hình phạt (HT); (7) Kỹ năng của công chức thuế (KN)

Trong nghiên cứu tác giả đưa thêm nhân tố mới đưa vào mơ hình được xây dựng mới là “Hình thức cưỡng chế và hình phạt” cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh. Mơ hình gồm các yếu tố

Bảng 3.1. Các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu

STT Yếu tố độc lập Mã Hóa Nguồn tham khảo

1 Thuế suất TS Thảo luận chuyên gia 2 Tính đơn giản của thủ tục

kê khai DG Tadesse Engida & Goitom Abera., (2014); Bùi Ngọc Toản (2017), Lê Chí Cơng (2017)

3 Niềm tin vào sự liêm chính

của Chi cục Thuế NT 4 Tổ chức hoạt động nghiệp

vụ của Chi cục Thuế NV

Schneider và Klinglmair (2004), Tadesse Engida & Goitom Abera., (2014); Bùi Ngọc Toản (2017), Lê Chí Cơng (2017)

5 Tổ chức hoạt động kiểm tra KT 6 Hình thức cưỡng chế và

hình phạt HT Thảo luận chuyên gia 7 Kỹ năng của công chức

thuế KN

Tadesse Engida & Goitom Abera., (2014); Bùi Ngọc Toản (2017), Lê Chí Cơng (2017)

STT Yếu tố phụ thuộc Mã hóa Nguồn tham khảo

1 Hành vi tuân thủ thuế TTT

Schneider và Klinglmair (2004), Tadesse Engida & Goitom Abera., (2014); Bùi Ngọc Toản (2017), Lê Chí Cơng (2017)

Nguồn: Tác giả tổng hơp, 2019. Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:

Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu lý thuyết về hành vi TTT của NNT tại CCT TPCR

Tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra

Hành vi tuân thủ thuế Thuế suất

Tổ chức hoạt động nghiệp vụ của CCT Tính đơn giản của thủ tục kê khai Niềm tin vào sự liêm chính của CCT

Hình thức cưỡng chế và hình phạt Kỹ năng của cơng chức thuế

Mơ hình nghiên cứu chưa chuẩn hóa

Y = β0 + β1X1+β2X2+ β3X3+ β4X4 +B5X5 + B6X6 + B7X7 + ε Trong đó: Y là hành vi TTT của NNT.

β0: Hằng số; β1, β2….β7: Hệ số của các biến độc lập; e: Sai số của mơ hình X1: Thuế suất (TS); X2: Sự tin Tính đơn giản của thủ tục kê khai (DG); X3: Niềm tin vào sự liêm chính của chi cục thuế (NT); X4: Tổ chức hoạt động nghiệp vụ của chi cục thuế (NV); X5: Tổ chức hoạt động kiểm tra (KT); X6: Hình thức cưỡng chế và hình phạt (HT); X7: Kỹ năng của công chức thuế (KN)

3.3.2. Khái niệm các yếu tố.

Thuế suất là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế (Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Hiệu 2015). Định mức thu thuế (tỉ lệ %) tính trên khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế.

Tính đơn giản của thủ tục kê khai là “một trong những yếu tố phi kinh tế ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế” (Clotfelter, 1983). Sự phức tạp của hệ thống thuế bao gồm kê khai và hoàn thuế làm giảm mức sẳn lòng chi trả tiền thuế của người nộp thuế. Trong bối cảnh của hành vi tuân thủ thuế, mức độ phức tạp có thể được thấy trên các khía cạnh như quá nhiều chi tiết trong luật thuế, quá nhiều loại thuế, nhiều cách tính tốn khác nhau, và cần q nhiều thời gian. Cách thức khai báo cần tạo điều kiện dễ dàng cho người nộp thuế có thể tự hiểu những quy tắc tính thuế để xác định chính xác tiền thuế phải nộp, tránh dẫn đến việc không khai báo thuế (Clotfelter, 1983). Tổ chức OECD (2001) cho rằng “pháp luật thuế ở nhiều nước cịn chưa chính xác và chưa rõ ràng, và đây chính là mãnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp tích cực lợi dụng để trốn hoặc tránh thuế”. Điều này đặc biệt đúng ở những nước đang phát triển với công tác quản lý và trách nhiệm giải trình cịn yếu kém, thiếu văn hóa thuế, và hệ thống thuế cịn khá phức tạp. Rất nhiều người nộp thuế cho rằng rất khó khăn để họ kê khai việc nộp thuế, hoàn thuế, và cũng cảm nhận rằng mức độ phức tạp, chưa rõ ràng của luật là nguyên nhân của việc không tuân thủ thuế (Erich và cộng sự, 2007).

Niềm tin vào sự liêm chính là sự tin tưởng của đối tượng nộp thuế đối với đạo đức của đối tượng thu thuế, họ tin rằng không xảy ra các vấn đề tiêu cực khi nộp thuế cho đối tượng thu thuế (OECD 2001). Tadesse Engida & Goitom Abera.,

(2014) chỉ ra rằng, đối tượng nộp thuế đánh giá cao tính liêm chính của cơ quan thếu thì hành vi tuân thủ thuế của họ sẽ cao. Kết quả này cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của Bùi Ngọc Toản (2017), Lê Chí Cơng (2017).

Tổ chức hoạt động nghiệp vụ của Chi cục thuế là việc cơ quan thuế tổ chức các hoạt động liên quan đến các kỹ năng, phương pháp thực hiện các công việc chun mơn thuế nhằm hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao (Schneider và Klinglmair 2004). Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) chỉ ra rằng việc tổ chức các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thuế chính xác sẽ thúc đẩy hành vi tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế. Kết quả này cũng được Bùi Ngọc Toản (2017), Lê Chí Cơng (2017) chỉ ra trong nghiên cứu của mình.

Tổ chức hoạt động kiểm tra là nội dung kiểm tra thuế là kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thơng tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thuế của người nộp thuế trong việc kê khai thuế (Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Hiệu 2015). Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội (Luật quản lý Thuế 2019). Kiểm tra thuế là cơng việc thường xun, mang tính nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan quản lý thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế, chỉ thực hiện khi họ không tự giác sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót mà cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu. Nội dung kiểm tra thuế là kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thơng tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thuế của người nộp thuế trong việc kê khai thuế.

Hình thức cưỡng chế và hình phạt: Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là việc áp dụng biện pháp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp ḷt có liên quan buộc người nộp thuế phải hồn thành nghĩa vụ nộp thuế (Luật quản lý Thuế 2019).

Kỹ năng của công chức thuế là khả năng của công chức thuế trong việc vận dụng kiến thức để thực hiện một nhiệm vụ thuế mang tính kỹ thuật, giải quyết vấn đề mà cơ quan thuế giao phó (Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014). Tadesse

Engida & Goitom Abera (2014) chi ra rằng kỹ năng của cơng chức thuế càng giỏi thì hạn chế được hành vi khơng tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế. Hay nói các khác, đối tượng nộp thuế sẽ khó có thể gian lận thuế khi gặp các cơng chức thuế có kỹ năng tốt. Điều đó sẽ làm họ có xu hướng tuân thủ thuế hơn.

Tuân thủ thuế đề cập đến sự sẵn lòng của người nộp thuế tuân theo pháp luật thuế bằng cách thực hiện các nghĩa vụ thuế (Peter và Dijke 2007). Theo Alm (1991), phạm vi tuân thủ thuế bao gồm: Báo cáo thu nhập và thanh toán các nghĩa vụ thuế theo quy định của luật pháp và các quyết định của toàn án. Tuân thủ thuế điển hình có nghĩa là kê khai đúng thu nhập tính thuế, làm đúng nghĩa vụ pháp lý (sự chính xác), kê khai thu nhập đúng hạn và thanh tốn số tiền khi tới hạn (tính chất kịp thời) (Franzoni 1999).

3.3.3. Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cùng kết quả thảo luận từ các chuyên gia tác giả đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau:

H1: Thuế suất có tác động tiêu cực đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh

H2: Tính đơn giản của thủ tục kê khai có tác động tích cực đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh

H3: Niềm tin vào sự liêm chính của Chi cục Thuế đối có tác động tích cực đến hành vi tn thủ thuế của người nộp thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh

H4: Tổ chức hoạt động nghiệp vụ của Chi cục Thuế có tác động tích cực đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế

H5: Tổ chức hoạt động kiểm tra có tác động tích cực đến hành vi tuân thủ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh

H6: Hình thức cưỡng chế và hình phạt có tác động tích cực với hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh (Trang 42)