Thang đo khảo sát công chức thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh (Trang 53 - 58)

Bảng 3 .1 Các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu

Bảng 3.4 Thang đo khảo sát công chức thuế

Khía cạnh đạo đức Nguồn

Doanh nghiệp phóng đại chi phí kinh doanh để giảm bớt thuế thu nhập doanh nghiệp

Thảo luận chuyên gia Doanh nghiệp đưa ra những ràng buộc về tài chính phức tạp để giảm hoặc miễn thuế

Doanh nghiệp sử dụng, khai thác những lổ hổng của Luật để giảm hoặc miễn thuế Doanh nghiệp không khai báo đầy đủ thu nhập của doanh nghiệp để giảm bớt thuế

Động cơ thúc đẩy doanh nghiệp tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Doanh nghiệp lo sợ cơ quan thuế sẽ mời làm việc vấn đề thuế của doanh nghiệp

Thảo luận chuyên gia Doanh nghiệp lo sợ cơ quan thuế sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin

Doanh nghiệp lo sợ người khác sẽ báo cho cơ quan thuế biết

Doanh nghiệp lo sợ các doanh nghiệp khác khơng khai báo thuế chính xác nên doanh nghiệp mình bị ảnh hưởng

Biết rằng cơ quan thuế có khả năng biết được thơng tin chính xác từ cá nhân, cơ quan khác về những yêu cầu trong bảng khai báo thuế (chi phí, lợi nhuận…)

Doanh nghiệp lo sợ rằng doanh nghiệp sẽ bị khởi tố Doanh nghiệp lo sợ doanh nghiệp sẽ bị kiểm tốn

Doanh nghiệp khơng có cơ hội để né tránh thuế thu nhập

Hành vi chủ động né thuế

Doanh nghiệp né tránh thuế nghĩ rằng rủi ro bị cơ quan thuế phát hiện là thấp

Thảo luận chuyên gia Doanh nghiệp tại địa phương đã có thói quen né tránh thuế, do vậy người nào có cơ

hội né tránh cũng sẽ làm như vậy

Hậu quả của việc bị phát hiện (như tiền phạt, hình phạt, thơng báo, báo chí, khởi kiện,...) không đủ mạnh để làm cho doanh nghiệp khơng cịn né tránh thuế

Doanh nghiệp nghĩ họ đã trả quá nhiều tiền thuế so với thu nhập hiện kiếm được Những doanh nghiệp né tránh thuế nhiều lần phải bị khởi kiện triệt để

Hành vi né tránh thuế chỉ là một sự phạm tội nhỏ

Tình trạng tài chính

Khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính, tn thủ thuế giảm

Thảo luận chuyên gia Khi tình trạng tài chính dồi dào, người nộp thuế sẵn lịng thanh tốn nghĩa vụ thuế và

tuân thủ thuế sẽ tốt hơn

Nguồn: Thảo luận chuyên gia 2019

Quy mô mẫu: Nghiên cứu này bao gồm 37 biến quan sát, trong đó có 7 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), cho rằng số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố EFA. Hair, Black, Babin và Anderson (2010) cho rằng, kích thước mẫu phải bằng hoặc lớn hơn 100 và mẫu nhỏ nhất phải có tỷ lệ mong muốn là 5 quan sát cho mỗi biến. N>100 mẫu và n=5k (k là số lượng các biến). Kích thước mẫu tối thiểu là N= 5*37 = 185. Tabachick và Fidell (2013) cỡ mẫu dùng cho phân tích hồi quy được xác định: n >= 50+8m (m là số biến độc lập). Do đó, kích thước mẫu tối thiếu phải là 50+8*7= 106 quan sát.

Dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập thơng qua khảo sát bảng hỏi được xử lí trên phần mềm SPSS theo trình tự.

Thống kê mơ tả dữ liệu thu thập được.

Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Xác định mối liên hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập thơng quan phân tích hồi quy

Kiểm định mơ hình nghiên cứu và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Chương này, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, kích thước mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu.

Thông qua phương pháp thảo luận nhóm tác giả nhận thấy có 7 yếu ảnh hưởng đến hành vi TTT bao gồm: (1) Thuế suất (TS); (2) Tính đơn giản của thủ tục kê khai (DG); (3) Niềm tin vào sự liêm chính của chi cục thuế (NT); (4) Tổ chức hoạt động nghiệp vụ của chi cục thuế (NV); (5) Tổ chức hoạt động kiểm tra (KT); (6) Hình thức cưỡng chế và hình phạt (HT); (7) Kỹ năng của công chức thuế (KN). Có 37 biến quan sát thuộc 7 yếu tố tác động đến hành vi TTT (3 biến quan sát). Tác giả sử dụng thang đo sơ bộ (phụ lục 1) tiến hành thảo luận nhóm làm cơ sở xây dựng thang đo chính thức để tiến hành phỏng vấn trên 155 doanh nghiệp.

Sau khi thực hiện thảo ḷn nhóm thì giữ ngun 34 biến quan sát ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế. Phương pháp định lượng được thực hiện thông qua việc khảo sát 155 doanh nghiệp để thu thập dữ liệu cần thiết.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương này tác giả trình bày kết quả thực hiện nghiên cứu gồm: Thơng tin về mẫu khảo sát; tiến hành đánh giá độ tin cậy của từng thang đo; kiểm định sự phù hợp của mơ hình và kiểm định những giả thuyết của mơ hình nghiên cứu.

4.1. Tổng quan thành phố Cam Ranh và Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh 4.1.1. Tổng quan về thành phố Cam Ranh

Thành phố Cam Ranh nằm ở phía Nam tỉnh Khánh Hịa, phía Tây giáp huyện Khánh Sơn, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc giáp thành phố Nha Trang và Diên Khánh, phía Đơng của thành phố là Vịnh Cam Ranh. Đây được xem là vịnh biển tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á, khơng những vậy Cam Ranh cịn là nơi hết sức thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch cũng như dịch vụ cảng biển.

Kinh tế của thành phố Cam Ranh tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng. Đặc biệt, thế mạnh của thành phố Cam Ranh từng bước được phát huy. Cụ thể, theo niên giám thống kê thành phố Cam Ranh 2018, giai đoạn 2013-2018, giá trị những ngành kinh tế hàng năm tăng trung bình khoảng 15,12%. Giá trị sản xuất cơng nghiệp hàng năm tăng bình qn 20,9%. Giá trị sản xuất ngành thương mại-dịch vụ - du lịch hàng năm tăng bình quân 12,8%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 143,8 triệu USD, năm 2018 gấp 1,8 lần so với năm 2013.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã có các dự án đầu tư ngoài ngân sách đang triển khai như: Câu lạc bộ Du thuyền và nghỉ dưỡng Cam Ranh, Khu đô thị nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh, Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh, Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng, Nhà máy điện mặt trời Tuấn Ân, Nhà máy xi măng Công Thanh, Cảng thông quan nội địa…Những dự án này sau khi đầu tư và đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng năng lực sản xuất cho các ngành kinh tế của thành phố, phát huy được thế mạnh của thành phố và phát triển theo đúng định hướng cơ cấu kinh tế của thành phố. Kinh tế phát triển dẫn đến công tác thu thuế cho ngân sách sẽ tốt hơn.

4.1.2. Tổng quan về Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh

Chi cục Thuế TP Cam Ranh là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Khánh Hịa, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu

khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn TP Cam Ranh theo quy định của pháp luật.

Tại Chi cục Thuế có 07 Đội thuế văn phịng và 04 Đội thuế liên phường xã; các Đội thuế văn phịng có chức năng tham mưu gồm:

(1) Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán và Tuyên truyền Hỗ trợ NNT; (2) Đội Kê khai Kế toán thuế -Tin học;

(3) Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; (4) Đội Kiểm tra thuế số 1;

(5) Đội Kiểm tra thuế số 2; (6) Đội Trước bạ -Thu khác;

(7) Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ.

4.2. Thực trạng về hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế đối tại Chi cục Thuế thành phố Cam Ranh.

4.2.1. Tổng quan về người nộp thuế ở Cam Ranh giai đoạn 2015-2018.

Theo số liệu của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Cam Ranh, trong giai đoạn 2015 - 2018, đã có 343 doanh nghiệp đăng ký thành lập. Trong tổng số 343 doanh nghiệp đã được thành lập kể từ khi có Luật doanh nghiệp đến 31/12/2015, số doanh nghiệp còn hoạt động trong khoảng gần 199 doanh nghiệp (chiếm 58,02%), khoảng 144 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể (chiếm 41,98%). Trong năm 2018, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (gia nhập và gia nhập lại thị trường) của thành phố Cam Ranh là 127 doanh nghiệp, trong đó có 107 doanh nghiệp thành lập mới và 20 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Cũng trong năm 2018, số doanh nghiệp ngừng hoạt động là khoảng 28.

Như vậy, tính đến hết năm 2018, số DN đang hoạt động và có kê khai thuế tại Chi cục Thuế Cam Ranh là khoảng 788 doanh nghiệp. Đáng chú ý là sau khi tăng trưởng mạnh trong hai năm 2016 - 2017, số lượng DN đăng ký thành lập đã có xu hướng tăng nhẹ và ổn định trong giai đoạn 2015 - 2018, bình quân mỗi năm khoảng 86 doanh nghiệp. Tình hình thành lập, ngừng hoạt động của các DN ở Cam Ranh giai đoạn 2015 - 2018 được thể hiện qua Hình 4.1 dưới đây.

Hình 4.1. Số lượng doanh nghiệp thành lập và doanh nghiệp ngưng hoạt động

Nguồn: Báo cáo hoạt động kê khai thuế của CCT TPCR và tính tốn tác giả, 2019

Theo số liệu quản lý của Chi cục Thuế TP Cam Ranh (2018) tính đến 31/12 hàng năm trong giai đoạn 2015 - 2018, số lượng DN đang thuộc diện quản lý của ngành thuế cũng có sự thay đổi đáng kể qua các năm.

Hình 4.2. Tổng số doanh nghiệp Chi cục Thuế TP Cam Ranh đang quản lý

Nguồn: Báo cáo hoạt động kê khai thuế của CCT TPCR và tính tốn tác giả 2019.

Từ các số liệu phân tích trên cho thấy, tình hình thành lập và hoạt động của DN tại TP Cam Ranh đã có những bước tăng trưởng đáng kể trong 4 năm trở lại đây, sau những bước thăng trầm giai đoạn 2010 - 2014. Số lượng DN thành lập mới giai đoạn 2015- 2018 đã tăng gần 38% so với giai đoạn 2010-2014; số lượng NNT đang được quản lý là DN năm 2018 cũng tăng gần 54,51% so với năm 2015. Điều này một mặt thể hiện xã hội, người dân và cộng đồng DN ngày càng tin tưởng và

nhìn thấy nhiều cơ hội kinh doanh từ thị trường. Mặt khác, tình hình này cho thấy mơi trường đầu tư, môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã có những cải tiến đáng kể cho DN khởi nghiệp; Luật DN 2014 cũng đã lan tỏa, tạo luồng sinh khí mới cho môi trường kinh doanh tại TP Cam Ranh.

4.2.2. Thực trạng tuân thủ thuế của người nộp thuế thơng qua các tiêu chí đánh giá khảo sát của cơng chức thuế.

Đối với nhóm cơng chức thuế, cuộc khảo sát nhận được 32 phiếu trả lời. Các công chức thuế trả lời làm việc trong các bộ phận của Chi cục Thuế TP Cam Ranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh (Trang 53 - 58)