Thành phần công chức thuế trả lời khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh (Trang 58)

STT Bộ phận làm việc Số lượng Tỷ lệ %

1 Lãnh đạo Chi cục Thuế 3 9,38

2 Nghiệp vụ Dự toán &Tuyên truyền-Hỗ trợ

NNT

4 12,50

3 Kê khai kế toán thuế - Tin học 7 21,88

4 Kiểm tra thuế 4 12,50

5 Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 3 9,38

6 Kiểm tra nội bộ 7 21,88

7 Bộ phận khác 4 12,48

Tổng 32 100

Nguồn: Báo cáo tình hình nhân sự của Chi cục thuế thành phố Cam Ranh 2018.

4.2.2.1. Đánh giá chỉ tiêu tổng quát về tính TTT của NNT

Theo quy định của Luật Quản lý thuế, NNT có những quyền và nghĩa vụ nhất định trong TTT. Các nghĩa vụ mà NNT phải tuân thủ được quy định tại Điều 7, Luật Quản lý thuế liên quan đến các nội dung cụ thể về đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, thực hiện chế độ kế toán để phản ánh các căn cứ tính thuế, chấp hành quyết định hành chính thuế... Như vậy, khi có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào với các nghĩa vụ thuế nói chung đều cho thấy NNT không TTT ở những mức độ khác nhau. Chỉ khi khơng có hành vi vi phạm tất cả các quy định của pháp luật thuế thì NNT mới được coi là hồn tồn tn thủ thuế.

Như đã phân tích tại phần chỉ tiêu đánh giá mức độ TTT của NNT tại chương 2, khi áp dụng phương pháp đo lường là dựa trên số liệu QLT thì chỉ tiêu 1

là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất mức độ TTT của NNT là “Tỷ lệ giữa số NNT có hành vi vi phạm pháp luật thuế với tổng số NNT đang quản lý hoặc được kiểm tra”. Để có cơ sở đánh giá ở CCT TPCR thì trong hệ thống báo cáo hàng năm phải có yêu cầu báo cáo chỉ tiêu này. Tuy nhiên, trong bộ tiêu chí và chỉ số đánh giá rủi ro mà Bộ Tài chính u cầu (Theo Thơng tư 204/2015/TT-BTC) và bộ chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế của CQT (theo Quyết định số 688/QĐ-TCT ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Tổng cục Thuế) khơng có chỉ tiêu này.

Trong nhóm chỉ số đánh giá cấp chiến lược của bộ chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế của CQT có 4 chỉ số đánh giá tính TTT của NNT, đó là: (i) Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp; (ii) Số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp; (iii) Số tờ khai thuế không có lỗi số học trên số tờ khai thuế đã nộp; (iv) Sự hài lịng của NNT. Vì lẽ đó, để đánh giá mức độ TTT của NNT ở CCT TPCR, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát công chức thuế bằng bảng hỏi.

Để khảo sát về mức độ TTT tổng quát nhất của NNT ở CCT CR, tác giả đã đưa ra giả định “Ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NTT ở CCT CR hiện nay không cao” và đề nghị cơng chức thuế cho biết ý kiến có đồng tình với nhận định đó hay khơng, bằng cách cho điểm theo thang điểm 5 với mức độ đồng tình cao nhất là 5 điểm và hồn tồn khơng đồng tình là 1 điểm.

Bảng 4.2. Đánh giá chỉ tiêu tổng quát về tính TTT của NNT Chỉ tiêu Độ lệch

chuẩn

Giá trị

trung bình Tỷ lệ (%)

Ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người

nộp thuế ở CCT CR hiện nay không cao 0,365 3,91 90,63

Chú thích: 1,00 – 1,80: Rất khơng đồng tình; 1,81 – 2,60: Khơng đồng tình; 2,61 – 3,40: Bình thường; 3,41 – 4,20: Đồng tình; 4,21 – 5,00: Rất đồng tình.

Nguồn: Kết quả khảo sát cơng chức thuế, 2019

Kết quả khảo sát cho thấy, điểm trung bình của 32 cơng chức thuế được khảo sát có giá trị là 3,90 tính theo thang điểm 5 với 90,63% đối tượng khảo sát chọn thang điểm 4, tức là đồng tình với nhận định đó. Điều này cho thấy, theo đánh giá của những công chức thuế được hỏi ý kiến, xét tổng thể, mức độ TTT của NNT ở Chi cục Thuế TP Cam Ranh hiện nay không cao.

Để thấy rõ hơn thực trạng TTT của NNT ở CCT TPCR, cần tìm hiểu mức độ TTT theo các nội dung tuân thủ sau đây: TTT trong việc đăng ký thuế; TTT trong việc kê khai tính thuế; TTT trong việc nộp thuế; tuân thủ các nội dung khác về thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT.

4.2.2.2. Tuân thủ về đăng ký thuế

Đăng ký thuế là bước đầu tiên để NNT thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. NNT thực hiện khai báo sự hiện diện của mình và nghĩa vụ phải nộp một (hoặc một số) loại thuế với cơ quan quản lý thuế. Khi đăng ký thuế, NNT kê khai các thơng tin của mình theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế.

CQT quản lý NNT thông qua mã số thuế. Mã số thuế được cấp cho tổ chức, cá nhân NNT sử dụng trong suốt quá trình hoạt động, từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt sự tồn tại. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế thì những DN thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình DN đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh và được cấp mã số DN. Mã số DN đồng thời cũng là mã số thuế của DN. Các đối tượng kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và cá nhân làm cơng ăn lương thì thực hiện đăng ký thuế với CQT và được CQT cấp mã số thuế.

Sự không TTT trong việc đăng ký thuế của NNT có thể xảy ra dưới các hình thức như việc NNT không thực hiện kê khai thay đổi thông tin đăng ký thuế hoặc kê khai thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế chậm so với thời hạn quy định. Một số cuộc điều tra cho thấy, có các doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh đã chuyển địa điểm, trụ sở và hoạt động ngồi vịng pháp ḷt; khơng ít doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số doanh nghiệp (đồng thời cũng là mã số thuế) nhưng không đi vào hoạt động hoặc bỏ trốn khỏi địa bàn mà CQT khơng kiểm sốt được. Theo báo cáo tình hình kê khai thuế của CCT TPCR, tính đến tháng 31/12/2017 lũy kế số doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh khơng làm thủ tục đóng mã số thuế đã là trên 57.

Theo phương pháp số liệu QLT thì để đo lường mức độ tuân thủ về đăng ký thuế, cần sử dụng 2 chỉ tiêu là: “Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ NNT vi phạm về thời gian đăng ký thuế so với tổng số đối tượng phải đăng ký thuế” và “Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ NNT khai đăng ký thuế có sai sót, nhầm lẫn so với tổng số NNT đã thực hiện đăng ký thuế”.

Tuy nhiên, tương tự như phần đánh giá tổng quát về mức độ TTT của NNT trong bộ chỉ số đánh giá hoạt động của CQT hiện hành chưa có quy định về chỉ số này nên hệ thống báo cáo của Tổng cục Thuế hiện khơng có số liệu để đánh giá. Vì vậy, để đánh giá mức độ tuân thủ về đăng ký thuế, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi đối với công chức thuế.

Tác giả đã thực hiện khảo sát các hành vi không tuân thủ trong đăng ký thuế theo 6 nội dung, bao gồm: (1) Không đăng ký thuế; (2) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế đúng thời hạn; (3) Hồ sơ đăng ký thuế không đầy đủ; (4) Khai sai, khai sót các chỉ tiêu trên hồ sơ đăng ký thuế; (5) Không khai bổ sung, thay đổi thông tin đăng ký thuế; (6) Khai bổ sung, thay đổi thông tin đăng ký thuế không kịp thời.

32 công chức thuế được khảo sát được đánh giá bằng cách cho điểm từ 1 đến 5 với mức độ thường xuyên vi phạm tăng dần. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả khảo sát về hành vi tuân thủ trong đăng ký thuế

Chỉ tiêu Độ lệch chuẩn Giá trung bình

(1) Khơng đăng ký thuế 0,82 4,00

(2) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế đúng thời hạn 0,76 4,10

(3) Hồ sơ đăng ký thuế không đầy đủ 0,82 3,80

(4) Khai sai, khai sót các chỉ tiêu trên hồ sơ đăng ký thuế 0,74 3,86

(5) Không khai bổ sung, thay đổi thông tin đăng ký thuế 0,86 3,92

(6) Khai bổ sung, thay đổi thông tin đăng ký thuế không kịp thời 0,83 4,16

Chú thích: 1,00 – 1,80: Rất không thường xuyên vi phạm; 1,81 – 2,60: Không thường xuyên vi phạm; 2,61 – 3,40: Trung dung; 3,41 – 4,20: Thường xuyên vi phạm; 4,21 – 5,00: Rất thường xuyên vi phạm.

Nguồn: Kết quả khảo sát công chức thuế, 2019

Kết quả nghiên cứu từ bảng trên cho thấy, các công chức thuế được khảo sát đều cho rằng, NNT vẫn cịn nhiều hành vi khơng tn thủ trong thực hiện đăng ký thuế với CQT với mức độ cao, với giá trị trung bình của các tiêu chí trong khảo sát dao động từ 3,80 đến 4,16.

Về mức độ tuân thủ đăng ký thuế theo loại hình DN, các cơng chức thuế được khảo sát đã đưa ra các đánh giá của mình theo số lượng và tỷ lệ thể hiện ở bảng 4.4 sau (điểm số được cho từ 1 đến 5 với mức độ tuân thủ tăng dần).

Bảng 4.4. Kết quả trả lời khảo sát về mức độ tuân thủ trong đăng ký thuế của các loại hình NNT

Tình hình tuân thủ trong đăng

ký thuế (điểm)

Đánh giá theo từng loại hình NNT Doanh nghiệp nhà nước DN có vốn NN DN FDI DN dân doanh HTX Hộ KD nhân 1 2 2 1 8 5 10 12 2 4 2 1 7 6 8 10 3 2 5 4 7 8 6 6 4 10 9 10 6 6 5 2 5 14 14 16 4 7 3 2 Giá trị trung bình 3,94 3,97 4,22 2,72 3,13 2,38 2,13

Chú thích: 1,00 – 1,80: Rất thấp; 1,81 – 2,60: Thấp; 2,61 – 3,40: Bình thường; 3,41 – 4,20: Cao; 4,21 – 5,00: Rất cao.

Nguồn: Kết quả khảo sát công chức thuế, 2019

Kết quả phân tích cho thấy, mức độ tuân thủ đăng ký thuế của DN FDI là cao nhất, tiếp đến là DN có vốn Nhà nước, thứ ba về mức độ TTT là doanh nghiệp nhà nước. Thấp nhất là cá nhân và hộ kinh doanh. Điều này cũng dễ hiểu vì yếu tố đặc điểm của DN (cơ cấu tổ chức, số lượng chủ sở hữu, quy mô hoạt động, thời gian hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh...) là một trong những yếu tố có tầm ảnh hưởng quan trọng đến mức độ tuân thủ thuế của NNT.

Như vậy, trong điều kiện hiện nay, với sự thơng thống của Ḷt doanh nghiệp và những cải cách trong thực hiện các thủ tục hành chính về thành lập và đăng ký doanh nghiệp cũng như những nỗ lực trong quản lý của CQT, việc tuân thủ thủ tục đăng ký thuế của NNT ở CCT TPCR đã có những bước tiến rõ rệt, số lượng NNT được quản lý không ngừng tăng lên qua các năm, góp phần tăng nguồn thu cho NSNN. Tuy nhiên, vẫn cịn có một số hiện tượng không tuân thủ, hiện tượng kinh doanh mà không đăng ký, không thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế mặc dù đã có chiều hướng ít đi nhưng vẫn cịn tồn tại.

4.2.2.3. Tuân thủ về kê khai, tính thuế, kế tốn thuế

Theo ḷt định, NNT phải tính số tiền thuế phải nộp (trừ trường hợp CQT ấn định thuế); phải kê khai chính xác, đầy đủ, trung thực các nội dung trong tờ khai thuế với CQT theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế; phải nộp hồ sơ khai thuế cho CQT theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế và trường hợp tạm ngừng kinh doanh.

Hình 4.3. Số tờ khai nộp trễ hạn và số tờ khai nộp đúng hạn giai đoạn 2015- 2018

Nguồn: Báo cáo hoạt động kê khai thuế của CCT TPCR và tính tốn tác giả 2019.

Từ kết quả trên, tác giả nhận thấy số tờ khai nộp đúng hạn của DN tăng dần qua các năm, từ 1.679 tờ khai năm 2015 lên 4.919 tờ khai năm 2018, với số tờ khai nộp đúng hạn trung bình trong giai đoạn này là 3.095 tờ khai. Từ đó có thể nhận thấy, hành vi TTT về kê khai thuế của các DN trong giai đoạn này là khá tốt. Bên cạnh những NNT thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các qui định về kê khai, tính thuế, vẫn cịn khơng ít các đối tượng ý thức tn thủ cịn thấp. Tình trạng NNT khơng nộp tờ khai, nộp chậm vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao. Những đối tượng nộp tờ khai đúng hạn nhưng chưa chủ động trong việc kê khai, tính thuế, nộp hồ sơ khai thuế tập trung chủ yếu vào các ngày cận hạn nộp hồ sơ khai thuế đã gây ra tình trạng quá tải cho cán bộ xử lý hồ sơ khai thuế vì khơng thể cập nhật kịp thời, đúng tiến độ để phản ánh sát thực tình hình nộp hồ sơ khai thuế của NNT. Điển hình là số tờ khai nộp trễ hạn mỗi năm có sự biến động nhiều với số tờ khai nộp trễ hạn trung bình

trong giai đoạn 2015-2018 là 137 tờ khai. Chính vì vẫn cịn trường hợp DN nộp tờ khai trễ hạn nên cần có giải pháp để khắc phục điều này trong thời gian tới.

Tình hình chấp hành về thủ tục nộp hồ sơ khai thuế của NNT theo các chỉ tiêu “Tỷ lệ số tờ khai đã nộp so với số tờ khai phải nộp”, “Tỷ lệ số tờ khai nộp đúng hạn so với số tờ khai đã nộp” và “Tỷ lệ số tờ khai không nộp so với số tờ khai phải nộp” ở CCT TPCR giai đoạn 2015 - 2018 được thể hiện qua biểu đồ sau đây.

Hình 4.4. Tình hình nộp tờ khai thuế giai đoạn 2015-2018

Nguồn: Báo cáo hoạt động kê khai thuế của CCT TPCR và tính tốn tác giả 2019.

Qua biểu đồ có thể thấy, tỷ lệ số hồ sơ khai thuế được nộp so với số hồ sơ khai thuế phải nộp đã có sự gia tăng giữa các năm trong giai đoạn 2015 - 2018, tỷ lệ số hồ sơ khai thuế khơng nộp có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, tỷ lệ số hồ sơ khai thuế được nộp đúng hạn so với số hồ sơ đã nộp có sự gia tăng trong giai đoạn 2015 - 2018, trong đó có xu hướng giảm xuống trong năm 2017 và đến 2018 lại được tăng lên. Cụ thể tình hình nộp hồ sơ khai thuế các năm như sau:

Bảng 4.5. Kết quả quản lý kê khai thuế

2015 2016 2017 2018

Số DN phải nộp tờ khai các loại 1.875 4.508 4.977 5.213 Số DN đã nộp tờ khai các loại 1.824 4.459 4.841 5.042 Số DN không nộp tờ khai thuế 51 49 136 171 Số lượt tờ khai đúng hạn 1.679 4.357 4.664 4.919 Số lượt doanh nghiệp bị phạt 7 87 162 122 Số tiền phạt hành chính (Ngàn VND) 15.662.500 116.942.500 200.375.000 132.940.000

Năm 2015, bình quân chung, tỷ lệ NNT đã nộp tờ khai đúng hạn trên số NNT phải nộp tờ khai đạt 91,29% và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, thuế GTGT đạt 88% và tăng 11% so với cùng kỳ, thuế TNDN đạt 41% so với số tờ khai phải nộp và tăng thêm 1% so với năm 2014, thuế TNDN tạm tính đạt 76% và tăng 12%. Năm 2016, tổng số tờ khai thuế phải nộp tăng 1,18% so với năm 2015, tổng số tờ khai đã nộp tăng 5,66% so cùng kỳ. Đặc biệt, thuế GTGT là loại thuế có số lượng tờ khai thuế lớn, việc khai và nộp tờ khai thuế GTGT đúng hạn, ít sai sót đảm bảo khả năng huy động nguồn thu lớn vào NSNN, cụ thể tổng số tờ khai thuế GTGT phải nộp tăng 5% so với năm 2015, tổng số tờ khai đã nộp tăng 8%. Đối với thuế TNDN, tổng số tờ khai tạm tính phải nộp tăng 13% và tổng số tờ khai đã nộp tăng 17% so với năm 2015. Năm 2017, tổng số tờ khai thuế đạt 94,37% trên tổng số tờ khai phải nộp, tỷ lệ tờ khai nộp đúng hạn/tờ khai đã nộp đạt 96,34%. Số tờ khai không nộp chiếm 2,58% tổng số tờ khai phải nộp và tăng 155,45% so với cùng kỳ năm 2016. Đến năm 2018, bình quân chung, tổng số tờ khai thuế đạt 94,82% trên tổng số tờ khai phải nộp, tỷ lệ tờ khai nộp đúng hạn/tờ khai đã nộp đạt 94,92%. Số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế nghiên cứu các doanh nghiệp tại thành phố cam ranh (Trang 58)