Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng tại thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 88)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Căn cứ xây dựng mơ hình: Dựa vào các nghiên cứu trước và thảo luận chuyên gia cụ thể, đối với các nhân tố Quy mô công ty căn cứ vào nghiên cứu của Tuan Tuan Mat (2010); đối với các nhân tố Mức độ cạnh tranh của thị trường căn cứ vào nghiên cứu của Tuan Tuan Mat (2010); đối với các nhân tố Cam kết của chủ sở hữu / giám đốc công ty căn cứ vào nghiên cứu của Tuan Tuan Mat (2010); đối với các nhân tố Công nghệ sản xuất tiên tiến căn cứ vào nghiên cứu của Tuan Tuan Mat (2010); đối với các nhân tố Chiến lược của công ty căn cứ vào nghiên cứu của Tuan Tuan Mat (2010); đối với các nhân tố Thiết kế tổ chức căn cứ vào nghiên cứu của Tuan Tuan Mat (2010).

Tiếp đó, tác giả đề xuất thang đo nghiên cứu cho các biến trong mơ hình nghiên cứu trong mơ hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp xây dựng tại TP. HCM.

Cụ thể căn cứ xây dựng thang đo nháp, và thang đo nháp được trình bày như dưới đây:

Tác giả xây dựng thang đo nháp cho nhân tố “Quy mô công ty” dựa theo nghiên cứu của Tuan Tuan Mat (2010), Kamilah Ahmad Shafie Mohamed Zabri (2015), theo đó, thang đo nháp cho biến này được đề xuất như sau:

 Doanh thu;

 Tổng tài sản;

Tác giả xây dựng thang đo nháp cho nhân tố “Mức độ cạnh tranh của thị

trường” dựa theo nghiên cứu của Tuan Tuan Mat (2010), Kamilah Ahmad Shafie

Mohamed Zabri (2015), theo đó, thang đo nháp cho biến này được đề xuất như sau:

 Cạnh tranh về giá;

 Cạnh tranh về phát triển dự án mới;

 Cạnh tranh về tiếp thị hình ảnh doanh nghiệp;

 Cạnh tranh thị trường xây dựng;

 Cạnh tranh với các hoạt động của các công ty xây dựng cùng ngành;

 Số đối thủ cạnh tranh trong phân khúc thị trường của doanh nghiệp. Tác giả xây dựng thang đo nháp cho nhân tố “Cam kết của chủ sở hữu/ người

quản lý công ty” dựa theo nghiên cứu của Tuan Tuan Mat (2010), Kamilah Ahmad

Shafie Mohamed Zabri (2015), theo đó, thang đo nháp cho biến này được đề xuất như sau:

 Chủ sở hữu/ người quản lý đánh giá cao về tính hữu ích của cơng cụ kỹ thuật kế toán quản trị;

 Chủ sở hữu/ người quản lý có nhu cầu cao về việc vận dụng kế toán quản trị;

 Chủ sở hữu/ người quản lý chấp nhận chi phí trong việc đầu tư vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

Tác giả xây dựng thang đo nháp cho nhân tố “Công nghệ sản xuất tiên tiến” dựa theo nghiên cứu của Tuan Tuan Mat (2010), Kamilah Ahmad Shafie Mohamed Zabri (2015), theo đó, thang đo nháp cho biến này được đề xuất như sau:

 Tự động hóa thiết bị;

 Hệ thống thi cơng linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi của mơi trường;

 Hệ thống thi cơng có sự hỗ trợ của máy tính;

 Thiết kế thi cơng cơng trình có sự hỗ trợ của máy tính;

 Kỹ thuật thi cơng có sự hỗ trợ của máy tính.

Tác giả xây dựng thang đo nháp cho nhân tố “Chiến lược của công ty” dựa theo nghiên cứu của Tuan Tuan Mat (2010), theo đó, thang đo nháp cho biến này được đề xuất như sau:

 Thực hiện các cam kết bàn giao cơng trình đáng tin cậy;

 Cung cấp sản phẩm chất lượng cao;

 Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ sau bán hàng hiệu quả;

 Cập nhật các thiết kế mới và giới thiệu nhanh chóng đến khách hàng;

 Tùy chỉnh theo nhu cầu của khách hàng.

Tác giả xây dựng thang đo nháp cho nhân tố “Thiết kế tổ chức” dựa theo nghiên cứu của Tuan Tuan Mat (2010), theo đó, thang đo nháp cho biến này được đề xuất như sau:

 Lực lượng lao động có nhiều kỹ năng;

 Thiết lập văn hóa doanh nghiệp có sự tham gia của người lao động;

 Xây dựng các nhóm làm việc;

 Phân quyền cho nhân viên.

Tác giả xây dựng thang đo nháp cho nhân tố “Việc vận dụng KTQT tại các

doanh nghiệp xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh” dựa theo nghiên cứu của Tuan Tuan

Mat (2010), Kamilah Ahmad Shafie Mohamed Zabri (2015), theo đó, thang đo nháp cho biến này được đề xuất như sau:

 Vận dụng hệ thống kế tốn chi phí;

 Vận dụng hệ thống dự toán ngân sách;

 Vận dụng hệ thống đánh giá thành quả hoạt động;

 Vận dụng hệ thống cung cấp thông tin hỗ trợ việc ra quyết định;

 Vận dụng hệ thống kế toán quản trị chiến lược.

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Qua thảo luận và trao đổi trực tiếp với 5 chuyên gia là những người có kinh nghiệm trong việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp xây dựng tại TP. HCM như giám đốc tài chính, kế tốn trưởng, giám đốc điều hành và những người tham gia giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực KTQT. Kết quả nghiên cứu định tính như sau:

+ Thứ nhất, về mơ hình nghiên cứu: Các chun gia đồng thuận với mơ hình nghiên cứu đề xuất mà tác giả đặt ra. Theo đó mơ hình nghiên cứu chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong doanh nghiệp xây dựng tại TP. HCM cũng bao gồm 6 nhân tố gồm: Quy mô công ty; Mức độ cạnh tranh của thị

trường; Cam kết của chủ sở hữu / nhà quản lý công ty; Công nghệ sản xuất tiên tiến; Chiến lược của công ty; Thiết kế tổ chức.

+ Thứ hai, về thang đo nghiên cứu: Các chuyên gia hỗ trợ tác giả trong việc hình thành thang đo nghiên cứu chính thức cho đề tài này, cụ thể các chuyên gia thảo luận về việc bổ sung hay loại bỏ biến quan sát trong thang đo các biến nghiên cứu của mơ hình do tác giả đề xuất, bên cạnh đó, điều chỉnh các diễn đạt, ngơn ngữ, cấu trúc ngữ pháp trong các thang đo sao cho phù hợp, dễ hiểu.

Bảng 3.3: Thang đo nghiên cứu chính thức

STT Thang đo Căn cứ xây dựng thang

đo I- Quy mô công ty

1 Doanh thu càng lớn thì nhu cầu vận dụng KTQT của doanh nghiệp càng cao.

- Tuan Tuan Mat (2010) -Kamilah Ahmad Shafie Mohamed Zabri (2015) - Thảo luận chuyên gia 2 Tổng tài sản càng lớn thì nhu cầu vận dụng

KTQT của doanh nghiệp càng cao.

3 Số lượng nhân viên càng nhiều thì nhu cầu vận dụng KTQT của doanh nghiệp càng cao.

II- Mức độ cạnh tranh của thị trường

4

Cạnh tranh về giá thầu xây dựng - Tuan Tuan Mat (2010) -Kamilah Ahmad Shafie Mohamed Zabri (2015) - Thảo luận chuyên gia 5

Cạnh tranh về phát triển dự án mới

6 Cạnh tranh về tiếp thị hình ảnh doanh nghiệp

7 Cạnh tranh thị trường xây dựng

8 Cạnh tranh với các hoạt động của các công ty xây dựng cùng ngành

9 Số đối thủ cạnh tranh trong phân khúc thị trường của doanh nghiệp

III- Cam kết của chủ sở hữu/ người quản lý công ty

10 Chủ sở hữu/ người quản lý đánh giá cao về tính hữu ích của cơng cụ kỹ thuật kế tốn quản trị

- Tuan Tuan Mat (2010) -Kamilah Ahmad Shafie Mohamed Zabri (2015) - Thảo luận chuyên gia 11 Chủ sở hữu/ người quản lý có nhu cầu cao về

việc vận dụng kế toán quản trị

12 Chủ sở hữu/ người quản lý chấp nhận chi phí trong việc đầu tư vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp

13 Chủ sở hữu/ người quản lý có hiểu biết về các công cụ kỹ thuật kế tốn quản trị

IV- Cơng nghệ sản xuất tiên tiến

14 Tự động hóa thiết bị thi cơng - Tuan Tuan Mat (2010)

-Kamilah Ahmad Shafie Mohamed Zabri (2015) - Thảo luận chuyên gia 15 Hệ thống thi cơng linh hoạt, thích ứng với sự

thay đổi của môi trường

16 Hệ thống thi cơng có sự hỗ trợ của máy tính

17 Thiết kế thi cơng cơng trình có sự hỗ trợ của máy tính

18 Kỹ thuật thi cơng có sự hỗ trợ của máy tính

19 Lập kế hoạch thi cơng có sự hỗ trợ của máy tính

V- Chiến lược của cơng ty

20

Tiến độ thi công đúng kế hoạch - Tuan Tuan Mat (2010)

- Thảo luận chuyên gia 21 Thực hiện các cam kết bàn giao cơng trình đáng

22 Cung cấp sản phẩm chất lượng cao

23 Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ sau bán hàng hiệu quả

24 Cập nhật các thiết kế mới và giới thiệu nhanh chóng đến khách hàng

25 Tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng

VI- Thiết kế tổ chức

26

Lực lượng lao động có nhiều kỹ năng

- Tuan Tuan Mat (2010) - Thảo luận chuyên gia 27 Thiết lập văn hóa doanh nghiệp có sự tham gia

của người lao động

28 Xây dựng các nhóm làm việc 29 Phân quyền cho nhân viên

VII – Việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh

30 Vận dụng hệ thống kế tốn chi phí - Tuan Tuan Mat (2010) - Thảo luận chuyên gia 31 Vận dụng hệ thống dự toán ngân sách

32 Vận dụng hệ thống đánh giá thành quả hoạt động 33 Vận dụng hệ thống cung cấp thông tin hỗ trợ

việc ra quyết định

34 Vận dụng hệ thống kế toán quản trị chiến lược

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

3.3 Nghiên cứu định lượng

Nội dung bảng câu hỏi khảo sát chính thức được xây dựng bao gồm 2 phần: Phần 1: Các thông tin thống kê liên quan đến đối tượng khảo sát.

Phần 2: Nội dung khảo sát. Bao gồm các nhận định liên quan đến các biến nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất TP. Hồ Chí Minh.

3.3.2 Chọn mẫu nghiên cứu

Phạm vi khảo sát được tiến hành tại các doanh nghiệp xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh. Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập bằng cách gửi các bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến các doanh nghiệp xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh. Nhà quản lý, kế tốn trưởng, nhân viên kế toán của các doanh nghiệp xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh chính là các đối tượng trả lời khảo sát.

Về kích thước mẫu, để sử dụng EFA, theo Hair (2010), mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ giữa quan sát trên biến đo lường là 5:1, tốt nhất là 10:1. Trong khi đó, theo Tabachnick và Fidell (2007) khi dùng MLR (hồi quy bội), kích thước mẫu n được tính: n >= 50 + 8p (p: số lượng biến độc lập). Trong bảng câu hỏi liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh, tác giả có 34 biến quan sát, trong đó có 29 biến quan sát cho biến độc lập và 5 biến quan sát cho biến phụ thuộc nên kích thước mẫu hợp lý là trên 170 quan sát. Trong nghiên cứu này, mẫu nghiên cứu chính thức là n = 187 (hồn tồn phù hợp với các cơng thức chọn mẫu vừa nêu).

3.3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện phương pháp chọn mẫu phi xác suất, cụ thể chọn mẫu bằng phương pháp thuận tiện để thực hiện nghiên cứu.

3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 3.3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả mẫu 3.3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả mẫu

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để tổng kết và mô tả dữ liệu đã thu thập được, phân tích liên quan đến việc kiểm tra đặc tính của đối tượng tham gia khảo sát. Nội dung thống kê mô tả liên quan đến các đặc tính như giới tính, độ tuổi, chức vụ,… của đối tượng trả lời khảo sát.

Trong nghiên cứu này, kiểm định chất lượng thang đo được thực hiện thông qua đo lường độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Đối với thang đo trực tiếp, để đo lường độ tin cậy thì chỉ số độ thống nhất nội tại thường được sử dụng chính là hệ số Cronbach’s Alpha (nhằm xem xét liệu các câu hỏi trong thang đo có cùng cấu trúc hay khơng). Hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ nhất quán nội tại càng cao. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến khơng phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay khơng nhưng không cho biết các biến nào cần phải loại bỏ và biến nào cần được giữ lại. Do đó, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến – tổng để loại ra những biến khơng đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Các tiêu chí sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo gồm:

+ Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: lớn hơn 0.8 là thang đo lường tốt; từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được; từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong hoàn cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1998; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn thang đo có độ tin cậy là từ 0.6 trở lên.

Hệ số tương quan biến – tổng: các biến quan sát có tương quan biến – tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu.

3.3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố được dùng để tóm tắt dữ liệu và rút gọn tập hợp các yếu tố quan sát thành những yếu tố chính (gọi là các nhân tố) dùng trong phân tích, kiểm định tiếp theo. Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Phân tích nhân tố khám phá được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo. Cách thực hiện và tiêu chí đánh giá trong phân tích nhân tố khám phá EFA:

- Phương pháp: đối với thang đo đa hướng, sử dụng phương pháp trích yếu tố là Principal Axis Factoring với phép quay Promax và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigen Values lớn hơn hoặc bằng 1. Phương pháp này được cho rằng sẽ phản ánh dữ liệu tốt hơn khi dùng Principal Components với phép quay Varimax (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Đối với thang đo đơn hướng thì sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal Components. Thang đo chấp nhận được khi tổng phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50% (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).

- Tiêu chuẩn: Hệ số tải nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố: lớn hơn 0.3 là mức tối thiểu chấp nhận được; lớn hơn 0.4 là quan trọng; lớn hơn 0.5 là có ý nghĩa thực tiễn. Tiêu chuẩn chọn mức giá trị hệ số tải nhân tố: cỡ mẫu ít nhất là 350 thì có thể chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.3; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0.75.

Từ cơ sở lý thuyết trên, mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh sử dụng các biến quan sát cho phâịn tích nhân tố EFA và việc thực hiện tiến hành theo các bước sau:

+ Đối với các biến quan sát đo lường các khái niệm thành phần và khái niệm vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh đều là các thang đo đơn hướng nên sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal Components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigen Values lớn hơn 1.

+ Sau đó tiến hành thực hiện kiểm định các yêu cầu liên quan gồm:

Kiểm định Barlett: các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.  Xem xét trị số KMO: nếu KMO trong khoảng từ 0.5 –1 thì phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng tại thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)