CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.7. Phân tích ý nghĩa ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học
4.7.1. Kiểm định sự khác biệt về động lực làm việc đối với nhân tố Giới tính
Đối với nhân tố Giới tính, do chỉ có 2 giá trị là Nam và Nữ, do đó tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Independent Sample T-test trong SPSS.
Bảng 4.15: Kết quả thống kê động lực làm việc của nhân tố Giới tính Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn ĐL Nam 68 4.063726 .3831324 .0464616
Nữ 82 3.215447 .3115163 .0344012
Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả (N=150)
Bảng 4.16: Kiểm định Levene và t-test đối với nhân tố Giới tínhKiểm định Levene Kiểm định t-test Kiểm định Levene Kiểm định t-test
F Mức ý nghĩa – Sig t df Mức ý nghĩa – Sig ĐL Phương sai bằng nhau 2.040 .155 14.957 148 .000 Phương sai không bằng nhau 14.673 128.623 .000
Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả (N=150)
Trong bảng kết quả trên, chúng ta quan tâm giá trị Sig của kiểm định Levene là 0.155 lớn hớn 0.05 nên ta sẽ xét trị số Sig của kiểm định t tại dòng Equal variances assumed. Trị số Sig của kiểm định t là 0.00 nhỏ hơn 0.05 do đó trong nhân tố Giới tính có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ĐLLV giữa nam và nữ. Theo đó người cơng chức nam có ĐLLV cao hơn cơng chức nữ (giá trị trung bình của nam là 4.06 lớn hơn của nữ là 3.21).
Trong cuộc sống, phần lớn người phụ nữ tại Việt Nam vẫn được xem như là người chăm lo tổ ấm, dạy dỗ con cái và thường phải hy sinh cơng việc, sự nghiệp của mình. Chính lẽ đó mà ĐLLV của lao động nữ cũng sẽ bị ảnh hưởng so với nam giới, qua trò chuyện với một số đồng nghiệp nữ đang công tác tại UBND Quận 9 tác giả đa số đều nhận được ý kiến cho rằng họ sẵn sàng lựa chọn sự an tồn, duy trì cơng việc hiện tại hơn là nỗ lực để có thể có được cơ hội, sự thăng tiến cao hơn
trong công việc và chỉ một số đồng nghiệp nữ chưa lập gia đình mới lựa chọn nỗ lực, cố gắng làm việc để tìm kiếm cơ hội phát triển.
4.7.2. Kiểm định sự khác biệt về động lực làm việc đối với biến Độ tuổi:
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định Welch nhân tố Độ tuổi ảnh hưởng đến Động lực làm việc
Kiểm định df1 df2 Mức ý nghĩa - Sig Levene 3 146 .004
Welch 3 59.495 .000
Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả (N=150)
Bảng 4.18: Kết quả phân tích phương sai ANOVA nhân tố Độ tuổi đối với Động lực làm việc
Biến thiên Bậc tự do Trung bình
biến thiên F Mức ý nghĩa - Sig Giữa nhóm 7.923 3 2.641 10.558 .000 Trong nhóm 36.521 146 .250 Tổng 44.444 149
Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả (N=150)
Bảng 4.19: Kết quả thống kê động lực làm việc của nhân tố Độ tuổi N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số Dưới 30 tuổi 25 3.933333 .6309897 .1261979
30-40 tuổi 68 3.700981 .5282711 .0640623 40-50 tuổi 44 3.378788 .4288734 .0646551 Trên 50 tuổi 13 3.179487 .1729580 .0479699 Tổng 150 3.600000 .5461546 .0445933
Nguồn: Trích kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả (N=150)
Do nhân tố Độ tuổi trong bài tác giả chia thành 4 mức giá trị khác nhau nên để kiểm định biến này, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp One-way ANOVA để kiểm định. Kết quả cho thấy, giá trị Sig của kiểm định Levene là 0.004 nhỏ hơn
0.05 nên có thể nói phương sai của các nhóm tuổi là khơng bằng nhau, do đó chúng ta sẽ thực hiện thêm kiểm định Welch. Sig của kiểm định Welch nhỏ hơn 0.05 nên kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về động lực làm việc cùng các công chức theo từng nhóm tuổi. Cụ thể trong bảng mơ tả có thể thấy ĐLLV giảm dần theo độ tuổi của người lao động.
Đây cũng là một xu thế có thể dễ dàng nhận thấy và tương đồng với người lao động tại các khu vực tư nhân, khi đến một độ tuổi nhất định người lao động có nhiều sự quan tâm như gia đình, con cái, tính ổn định… thì sẽ mất dần ĐLLV, sự cố gắng cũng như việc đón nhận các cơ hội, thách thức mới.