Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực làm việc của đội ngũ công chức tại ủy ban nhân dân quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 41)

Tóm tắt Chương 2:

Trong chương này, tác giả trình bày về cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trong đó bao gồm các học thuyết về ĐLLV là xương sống cho những nghiên cứu sau này và một số đề tài nghiên cứu áp dụng các học thuyết đó vào các nhóm đối tượng cụ thể tại các tổ chức khác nhau tại Việt Nam và các quốc gia khác. Dựa trên nền tảng kiến thức từ các học thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả đã tổng hợp, chọn lọc các yếu tố được nhiều nghiên cứu đánh giá có ảnh hưởng đến ĐLLV của nhân viên để đề xuất mơ hình nghiên cứu, gồm 6 yếu tố: Tiền lương – thưởng; Đặc điểm công việc; Sự cơng nhận kết quả đóng góp; Cơ hội thăng tiến; Đồng nghiệp; Mối quan hệ với cấp trên.

Tiền lương – thưởng

Đặc điểm công việc Sự cơng nhận kết quả đóng góp

Cơ hội thăng tiến Mối quan hệ với đồng nghiệp

Mối quan hệ với cấp trên

Động lực làm việc của công chức Tuổi tác, giới tính, thâm niên

cơng tác, trình độ học vấn H1 H2 H3 H4 H5 H6

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu:

3.1.1. Nghiên cứu định tính:

Thơng qua tham khảo các cơ sở lý thuyết về ĐLLV và các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước, tác giả chọn lọc và xác định các yếu tố tác động đến ĐLLV của cơng chức như đã được trình bày tại Chương 2.

Từ các yếu tố tác động đã được xác định theo mơ hình nghiên cứu đề xuất, tác giả vận dụng các thang đo từ những nghiên cứu trước và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế môi trường làm việc tại UBND Quận 9 để đưa ra bảng câu hỏi sơ bộ.

Áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, chuyên sâu với 10 cá nhân gồm các lãnh đạo và nhân viên đang công tác trên 10 năm tại UBND Quận 9 để lấy ý kiến về các yếu tố trong mơ hình đề xuất cũng như các thang đo cho từng yếu tố. Dựa trên sự đóng góp ý kiến từ cuộc phỏng vấn chuyên sâu để kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp các yếu tố và điều chỉnh thang đo. Trong trường hợp phát hiện yếu tố mới được nhiều ý kiến đề xuất khác biệt với mơ hình ban đầu sẽ tiến hành điều chỉnh mơ hình nghiên cứu.

Thơng qua bước nghiên cứu định tính, tác giả sẽ đưa ra kết quả là bảng câu hỏi chính thức để tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng.

3.1.2. Nghiên cứu định lượng:

Dựa trên bảng câu hỏi khảo sát chính thức của quá trình nghiên cứu định tính, tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu thơng qua hình thức phát bảng câu hỏi đến các công chức đang làm việc tại UBND Quận 9 theo phương pháp lấy mẫu phi xác suất.

Để đảm bảo mức độ tin cậy cao cho kết quả nghiên cứu cũng như dữ liệu đáp ứng được tiêu chí để phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả sẽ tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu với mục tiêu 150 bảng khảo sát đạt tiêu chuẩn.

Kết quả từ các phiếu khảo sát sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, kiểm định mơ hình nghiên

cứu bằng phân tích nhân tố khám phá EFA cũng như các phân tích thống kê khác. Từ nghiên cứu định lượng, tác giả xác định được các yếu tố có tác động mạnh đến ĐLLV của cơng chức tại UBND Quận 9, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy nâng cao ĐLLV của người công chức.

Từ hai phương pháp nghiên cứu được áp dụng cho luận văn được trình bày trên, quy trình nghiên cứu của luận văn được tóm tắt như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực làm việc của đội ngũ công chức tại ủy ban nhân dân quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)