Tương tự kết quả đánh giá về tài chính, phân tích về kinh tế xã hội như đã phân tích ở Chương II cũng cho ta kết quả không hiệu quả. Tuy nhiên, tác giả muốn bổ sung thêm nội dung phân tích bên cạnh các phân tích dịng ngân lưu như dự án mẫu đã thực hiện. Một sự đánh giá ở góc độ khác về mặt hiệu quả kinh tế.
Đó là kết quả về việc góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó có nhiệm vụ rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới trung áp xuống còn tối đa 35 ngày (đến năm 2020 chỉ còn dưới 30 ngày), số thủ tục giảm xng cịn 4 thủ tục và thứ hạng của Việt Nam là 70.
Chỉ số tiếp cận điện năng được Ngân hàng thế giới (WB) đưa vào đánh giá từ năm 2011 tại Báo cáo môi trường kinh doanh Doing Business 2012, tại giai đoạn 2011-2014 chỉ có 3 yếu tố được sử dụng để đánh giá chỉ số này là số lượng thủ tục, thời gian, chi phí để hồn thành một cơng trình cấp điện đấu nối lưới điện trung áp. Từ năm 2015 tại Báo cáo Doing Business 2016, WB đã bổ sung thêm yếu tố Độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch về giá, đưa số yếu tố đê đánh giá lên là 4 và mỗi
41
yếu tố có tỷ trọng là 25%.
Hình 4.1 chỉ số tiếp cận điện năng
Nguồn: báo cáo môi trường kinh doanh Doing Business 2012 ngân hàng thế giới
Tại Việt Nam, theo báo cáo báo cáo DB2014, chỉ số tiêp cận điện năng của Việt Nam ở vị trí 156. Thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 19 các năm 2014, 2015, 2016, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng như Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã thực hiện nhiều giải pháp liên quan đến chỉ số tiếp cận điện năng với 2 mục tiêu:
- Thực sự cải cách thủ tục hành chính, thời gian giải quyết để mang lại sự tiện lợi cho khách hàng sử dụng điện.
- Cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng để góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh của Việt Nam
Triển khai ngầm hóa lưới điện cũng là một trong những giải pháp góp phần cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng. Kết quả trong giai đoạn từ năm 2013-2017: Chỉ sổ tiếp cận điện năng của Việt Nam đã có các thay đổi đáng kê: Số ngày giảm từ 115 ngày xuống cịn 46 ngày, trong đó sơ ngày của Điện lực giảm 49 ngày (từ 60 ngày xuông 11 ngày), cải thiện nàv giúp vị trị của Việt Nam được thay đối từ 156 còn 64 vượt kế hoạch được giao (cải thiện 92 bậc):
42
Bảng 4.6 Chỉ Số Tiếp Cận Điện Năng
Yếu tố và kết quả đánh giá DB2014 DB2015 DB2016 DB2017 DB2018
Thủ tục 6 6 6 5 5
Thời gian (ngày) 115 115 59 46 46
Thời gian thực hiện của
ngành điện (ngày) 60 60 15 11 11
Thời gian thực hiện của cơ
quan nhà nước (ngày) 30 30 15 15 15
Chi phí (5 GDP đầu người) 1.726,4 1.432,8 1.322,6 1.261,3 1.191,8
Độ tin cậy cung cấp điện và
minh bạch giá 5 3 6
DTF (điểm %) 63,38 63,34 69,11 78,69
Vị trí 156 135 108 96 64
(Nguồn: Báo cáo các năm cua WB tại http:// www. doingbusiness.orz)
Chỉ số thời gian mất điện trung bình của hệ thống (SAIDI): Thời gian trung bình các lần mất điện kéo dài của một khách hàng trong một năm. SAIDI được tính bằng đơn vị thời gian (phút hoặc giờ).
SAIDI = Tổng thời gian mất điện trong năm/ Tổng số khách hàng tiêu dùng Chỉ số trung bình số lần mất điện của hệ thống (SAIFI): Trung bình số lần mất điện kéo dài của một khách hàng trong một năm.
SAIFI = Tổng số lần mất điện kéo dài trong một năm/ Tổng số khách hàng. Số liệu về số lần mất điện (SAIFI) và thời gian mất điện (SAIDI) qua các năm thay đổi đáng kể:
Bảng 4.7 Thống kế số liệu về số lần mất điện (SAIFI) và thời gian mất điện (SAIDI)
Chỉ số Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 (ước thực hiện) SAIFI (lần) 6,72 5,11 3,02 2 1,5 SAIDI (phút) 720 514 232 150 120 Nguồn: tác giả tự tổng hợp
43
Đối với khách hàng sử dụng điện, việc ngầm hóa lưới điện làm giảm tối đa các khả năng tai nạn về điện do lưới điện nổi hiện hữu gây ra như:
- Đứt dây điện rơi trúng người dân (VD: năm 2019 đã có tai nạn chết người do dây điện đứt rơi tại đường Nguyễn Trọng Tuyển Quận Tân Bình,…).
- Do mưa gió, sét đánh làm cháy nổ.
Đồng thời đáp ứng yêu cầu về mỹ quan đô thị của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh.